1.3. Nội dung công tác phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập
1.3.4. Kiểm tra và đánh giá nguồn nhân lực
Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Nhƣ vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá ngƣời lao động.Kiểm tra, đánh giá ngƣời lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý phát triển nguồn nhân lực. Đánh giá kết quả của ngƣời lao động là cơ sở để phân loại, thực hiện các chế độ chính sách nhƣ khen thƣởng hay kỷ luật nhằm kích thích ngƣời lao động làm tốt nhiệm vụ của mình và từ đó tổ chức có cơ sở để thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng hoặc luân chuyển ngƣời lao động nhằm sử dụng tối đa hóa nguồn nhân lực.
Đánh giá kết quả của ngƣời lao động hay mức độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động, so sánh với những tiêu chuẩn mà tổ chức đã xây dựng. Các tiêu chí xây dựng để đánh giá phải có căn cứ khoa học, công khai rõ ràng, để ngƣời đánh giá và đƣợc đánh giá dễ thực hiện
Đánh giá ngƣời lao động bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ: ngƣời lao động tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá các nhà quản lý, lãnh đạo Công ty. Trong quá trình đánh giá cần đƣợc phối hợp các phƣơng pháp trên một cách khoa học để có đƣợc kết quả chính xác, khách quan, công bằng khi đánh giá, trên cơ sở đó thấy đƣợc ƣu điểm,. nhƣợc điểm của ngƣời lao động và kết luận cuối cùng phải mang tính khách quan, để ngƣời lao động tiếp nhận ý kiến của lãnh đạo một cách thoải mái có hƣớng khắc phục những khuyết điểm của mình, mặt khác việc đánh giá chính xác, nghiêm túc còn là đòn bẩy, động lực thúc đẩy phát triển ngƣời lao động khuyến khích nhân tố tích cực, khích lệ đổi mới, đánh giá vì sự phát triển của ngƣời lao động.