Tổng quan về quản lý dựán công nghệ thông tin tại ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các dự án về công nghệ thông tin ở ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 65 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý dựán công nghệ thông tin tại ngân hàng TMCP

3.2.1. Tổng quan về quản lý dựán công nghệ thông tin tại ngân hàng TMCP

TMCP Công Thương Việt Nam

3.2.1.1. Mô hình quản lý dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Tại Vietinbank, Khối Công Nghệ Thông Tin(Trung tâm CNTT) Vietinbank là đơn vị đầu mối thực hiện xây dựng, triển khai các dự án CNTT.

Khối CNTT được thành lập vào tháng 07/2014 trên cơ sở tái cơ cấu lại Trung tâm Công Nghệ Thông Tin và Ban Quản Lý Dự Án Công Nghệ Thông Tin.

Hình 3.3. Mô hình khối Công Nghệ Thông Tin Vietinbank.

(Nguồn: Thông báo thành lập khối CNTT - 2014 )

Trung tâm CNTT có chức năng tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban điều hành trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển CNTT phục vụ cho chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ và công tác quản trị điều hành của Vietinbank. Là đơn vị đầu mối nghiên cứu, đề xuất, thiết kế, triển khai và quản lý các dự án CNTT của Vietinbank theo uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo, đảm bảo thống nhất về kiến trúc hệ thống và các tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT trong Vietinbank phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ hiện đại trong thời kỳ mới.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm CNTT Vietinbank bao gồm 12 phòng kỹ thuật và 2 ban chuyên môn với chức năng nhiệm vụ như sau:

- PhòngQuản lý ứng dụng sản phẩm: Chịu trách nhiệm quản lý, phát triển, chỉnh sửa các sản phẩm trong hệ thống ngân hàng lõi.

- Phòng Quản lý ứng dụng kênh dịch vụ và thanh toán: Chịu trách nhiệm quản lý, phát triển, chỉnh sửa các kênh dịch vụ và thanh toán.

- Phòng Quản lý dữ liệu và báo cáo quản trị: Chịu trách nhiệm quản lý, phát triển, chỉnh sửa các phần mềm liên quan đến kho dữ liệu, sổ cái, báo cáo quản trị, báo cáo tuân thủ.

Khối CNTT (Trung tâm CNTT) Phòng QLUD Kênh dịch vụ và thanh toán Phòng QL Dữ Liệu & Báo cáo quản trị Phòng QLUD Sản Phẩm (Core) Phòng Kế toán tổng hợp Phòng Kiến trúc và Tích hợp Phòng An ninh & Quản lý rủi ro CNTT Phòng Bảo trì và Hỗ trợ ứng dung Phòng Quản lý dự án CNTT Phòng Quản lý hạ tầng CNTT Phòng CNTT miền trung Phòng CNTT miền nam Trung tâm dữ liệu

và Trang thiết bị

Ban dự án Ciputra Data Centre Ban dự án Chuẩn hóa qui

- Phòng Kiến trúc và Tích hợp: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất, thiết kế, triển khai và quản lý các giải pháp, kiến trúc và tích hợp hệ thống CNTT.

- Phòng Quản lý dự án CNTT: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình triển khai các dự án CNTT.

- Phòng An ninh và Quản lý rủi ro CNTT: Chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn bảo mật, an toàn thông tin cho các hệ thống CNTT.

- Phòng Quản lý hạ tầng CNTT: Chịu trách nhiệm các vấn đề về hạ tầng CNTT.

- Phòng Quản lý trang thiết bị và trung tâm dữ liệu: Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động trung tâm dữ liệu, cung cấp dịch vụ phần cứng.

- Phòng Bảo trì và Hỗ trợ ứng dụng: Chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống ứng dụng CNTT và hỗ trợ tương tác với người dùng cuối.

- Phòng CNTT miền Trung và phòng CNTT miền Nam: Hỗ trợ các vấn đề về CNTT khu vực miền Trung và miền Nam.

- Phòng Kế toán Tổng Hợp: Phụ trách các vấn đề về kế toán, hành chính. - Ban chuẩn hoá quy trình CMMI: Chuẩn hoá quy trình CNTT tại Vietinbank theo chuẩn CMMI.

- Ban dự án Trung tâm dữ liệu Ciputra: Xây dựng Trung tâm dữ liệu mới cho Vietinbank.

Để thực hiện được các dự án CNTT tại Vietinbank, mỗi dự án sẽ thành lập một ban dự án riêng với cơ cấu tổ chức bao gồm Bảo trợ dự án (Thông thường do thành viên HĐQT hoặc Ban điều hành đại diện), Giám đốc dự án (Trưởng phòng ban nghiệp vụ, Ban giám đốc khối CNTT hoặc thậm chí là thành viên Ban điều hành) cùng các nhóm chuyên môn bao gồm:

- Nhóm kỹ thuật: Trưng tập nhân sự của các phòng ban kỹ thuật Trung tâm CNTT, phụ trách các vấn đề về kỹ thuật của dự án như kiến trúc kỹ thuật, hạ tầng phần cứng, phần mềm ...

- Nhóm nghiệp vụ: Trưng tập nhân sự của các phòng, ban, khối nghiệp vụ phụ trách các vấn đề về yêu cầu, đặc tả nghiệp vụ ...

- Nhóm quản lý dự án: Trưng tập nhân sự của phòng Quản lý dự án Trung tâm CNTT gồm các cán bộ Quản Lý Dự Án (PM), hỗ trợ dự án (PC) phụ trách các vấn đề liên quan đến quản lý dự án.

Hình 3.4. Mô hình quản lý dự án tại Vietinbank.

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Nhân sự được trưng tập lên dự án sẽ vừa chịu trách nhiệm với dự án, vừa chịu sự quản lý của phòng ban chuyên môn trực thuộc. Một nhân sự cũng có thể cùng một lúc tham gia vào nhiều dự án khác nhau. Ví dụ như cán bộ kỹ thuật quản lý hạ tầng, máy chủ cùng một lúc quản lý hạ tầng cho nhiều dự án khác nhau.

3.2.1.2. Khái quát về các Dự Án Công Nghệ Thông Tin tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

Nhằm xây dựng Vietinbank trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, trên cơ sở tư vấn của Công ty IBM, Trung tâm CNTT Vietinbank đã xây dựng kế hoạch triển khai dự án thuộc chiến lược CNTT và được HĐQT thông qua. Kế hoạch gồm 16 dự án CNTT được phân thành các nhóm: nhóm dự án Ngân hàng lõi, nhóm dự án Dịch vụ khách hàng, nhóm dự

án nâng cao quản trị điều hành và nhóm dự án công nghệ. Trung tâm CNTT đã lập kế hoạch chi tiết lịch trình triển khai và xây dựng kế hoạch nhân sự cho từng dự án.

Trong năm 2011 các dự án được tiến hành triển khai song song các bước xây dựng yêu cầu, lập báo nghiên cứu khả thi, lập kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu. Vietinbank đã thành lập Ban giám sát tuân thủ kiến trúc doanh nghiệp nhằm đảm bảo các dự án CNTT được triển khai đúng theo lộ trình kế hoạch, tuân thủ tiêu chuẩn kiến trúc chung và đảm bảo tính thống nhất cao.

Năm 2012, Trung tâm tích cực tham gia các dự án về mặt kỹ thuật, hỗ trợ kịp thời mặt nghiệp vụ đồng thời phát triển các giao diện, chương trình, góp phần hoàn thành dự án đạt tiến độ, chất lượng tốt như: Phần mềm lớp giữa, Khởi tạo khoản vay, Module Ngân quỹ mới. Hoàn thành các dự án về hạ tầng công nghệ tăng cường an toàn bảo mật hệ thống thông tin, cung cấp nền tảng công nghệ triển khai sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Trung tâm CNTT với vai trò là đầu mối kỹ thuật triển khai dự án cùng với sự phối hợp triển khai của các phòng ban nghiệp vụ đã triển khai chiến lược CNTT đạt được kết quả như sau.

* Nhóm dự án ngân hàng lõi.

Dự án thay thế hệ thống ngân hàng lõi nhằm cung cấp giải pháp ngân hàng lõi tiên tiến hiện đại, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói đồng thời dễ dàng tích hợp mở rộng module nghiệp vụ cũng như mở rộng đơn vị hoạt động kinh doanh. Dự án được triển khai với quyết tâm cao ngay từ giai đoạn đầu, hiện đang bám sát kế hoạchhoàn thành triển khai giai đoạn II hệ thống Ngân hàng lõi VietinBank. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn kiểm thử nghiệp vụ để chuẩn bị triển khai vào đầu năm 2016. Hạ tầng trang thiết bị phần cứng cho hệ thống Ngân hàng lõi đã tiến hành đấu thầu mua sắm nhằm kịp thời triển khai tích hợp hệ thống phần mềm.

Thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới tại nước ngoài, TTCNTT đã lập kế hoạch triển khai hệ thống hạ tầng CNTT gồm mạng truyền thông, trang thiết bị và kế hoạch triển khai chương trình phần mềm. Hệ thống phần mềm giao dịch Ngân hàng lõi Chi nhánh Đức được triển khai hoàn thành đúng kế hoạch khai trương hoạt động tại FrankFurt ngày 6/9/2011. Ngày 28/05/2012, chi nhánh thứ hai mở tại thủ đô Berlin - Đức sau 8 tháng khai trương chi nhánh Frankfurt, ghi nhận nỗ lực mở rộng mạng lưới của VietinBank trong một môi trường kinh doanh ngân hàng đầy khắt khe và nhiều khác biệt. Vượt qua nhiều khó khăn, dự án triển khai chi nhánh Vietinbank tại Đức đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, cùng đối tác Oracle hoàn thành xây dựng hệ thống Ngân hàng lõi cho chi nhánh Đức, vận hành theo yêu cầu nghiệp vụ và mở rộng hệ thống Ngân hàng lõi tại Chi nhánh Berlin.

Theo kế hoạch phát triển mạng lưới, Trung tâm CNTT đã chuẩn bị hạ tầng và phần mềm cho Chi nhánh VietinBank tại Lào. Bằng việc chỉnh sửa phần mềm giao dịch SAMIS/ MISAC của Ngân hàng Công thương thành Ngân hàng lõi mới cho Chi nhánh Lào triển khai đúng tiến độ khai trương hoạt động Chi nhánh Lào tháng 2/2012, tiết kiệm chi phí đầu tư mua sắm hệ thống phần mềm giao dịch mới. Chương trình giao dịch ngân hàng tại Chi nhánh Lào do cán bộ VietinBank triển khai đáp ứng được yêu cầu tại thị trường Lào, góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2012, nâng cao hình ảnh vị thế của VietinBank tại Lào. Tháng 4/2013, Trung tâm CNTT phối hợp phòng ban nghiệp vụ và Chi nhánh Lào triển khai hệ thống Ngân hàng lõi mới tự phát . Hệ thống này có nhiều tính năng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới kinh doanh tại Lào và các nước trong khu vực. Triển khai thành công hệ thống Ngân hàng lõi tại Chi nhánh Lào là tiền đề phát triển mạng lưới kinh doanh của VietinBank trong khu vực.

* Nhóm dự án nâng cao quản trị điều hành.

Năm 2011 Ngân hàng Công thương triển khai dự án Hoạch định Nguồn lực Doanh Nghiệp (ERP) tối ưu hoá công tác quản trị nguồn lực ngân hàng. ERP được định nghĩa là một “hệ thống ứng dụng đa phân hệ” giúp quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp. ERP liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, do máy tính hỗ trợ và thực hiện các quy trình xử lý một cách tự động hoá. Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp như nguồn vốn, nhân lực, máy móc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Tại VietinBank, hệ thống ERP được triển khai theo 4 module, xây dựng trên nền tảng ERP của Oracle: module Hệ thống thông tin quản lý/báo cáo (MIS), module Quản lý Tài chính nội bộ (Triển khai Oracle EBS), module Quản lý nguồn nhân lực/bảng lương (Triển khai Oracle PeopleSoft) và module Quản lý tài chính ngân hàng (gồm 3 tiểu cấu phần OFSAA, Reveleus, Hyperion).

Dự án ERP mang lại cho VietinBank một hệ thống quản lý thông tin thống nhất từ trung ương đến chi nhánh, hoàn thiện công tác quản lý tổ chức nội bộ, nâng cao năng lực quản trị điều hành và nâng cao năng suất lao động của cán bộ ngân hàng. Đồng thời, hệ thống cũng cung cấp những hạng mục phần mềm phục vụ mục tiêu tối ưu hóa nguồn lực tài chính và con người, giúp VietinBank tiếp cận nhanh hơn với các quy trình quản lý tiên tiến trên thế giới. Việc triển khai ERP rộng rãi trên toàn hệ thống và hướng dẫn thao tác thực hiện đến người sử dụng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Ngân hàng, không chỉ dễ dàng cho việc quản lý, theo dõi mà còn cung cấp được số liệu tổng hợp cho việc phân tích chỉ tiêu và lên các báo cáo tài chính. Từ đó, cán bộ quản lý có thể theo dõi được số liệu tổng hợp và có các báo cáo nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời nhất. Trong năm 2012 dự án ERP triển khai hoàn thành tại các chi nhánh toàn hệ thống hệ thống Quản lý tài chính nội bộ,

Quản lý nguồn nhân lực. Hệ thống được khai thác hiệu quả, cung cấp tính năng đánh giá hoạch định nguồn lực kinh doanh tại các đơn vị.

Để nâng cao chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng (QLRRTD), kiểm soát chất lượng tín dụng, VietinBank đã tiến hành triển khai Dự án xây dựng hệ thống QLRRTD theo Basel II từ ngày 14/03/2012. Đây là dự án dài hạn mang tính chiến lược, nhằm cải tổ toàn bộ hệ thống QLRRTD của VietinBank theo Basel II từ cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, các chính sách, quy định, quy trình cấp tín dụng và QLRRTD đến xây dựng một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng. VietinBank hướng tới xây dựng một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp thống kê, cải thiện tính chính xác và hiệu lực của mô hình đo lường rủi ro cho khách hàng và hệ thống chấm điểm tín dụng cho định chế tài chính theo phương pháp tiếp cận nội bộ. Đồng thời tăng cường hiệu quả công tác quản lý danh mục tín dụng trên cơ sở quản lý giới hạn tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm, chính sách thu hồi và quản lý nợ xấu; Hỗ trợ theo dõi và kiểm soát chất lượng tín dụng thông qua các tiêu chí, dấu hiệu cảnh báo sớm đối với những trường hợp suy giảm chất lượng tín dụng.

* Nhóm dự án cung cấp sản phẩm dịch vụ khách hàng

Sau hơn 12 tháng triển khai, Dự án triển khai hệ thống Ngân quỹ đã hoàn thành đúng tiến độ. Hệ thống Ngân quỹ mới (Treasury MX.3) được triển khai vận hành chính thức từ tháng 2/2013. Đây là một giải pháp tích hợp, cho phép quản lý toàn diện hoạt động giao dịch kinh doanh ngoại tệ và đầu tư thông suốt từ Bộ phận kinh doanh trực tiếp (Front Office), qua bộ phận Quản lý rủi ro (Middle Office) cho đến bộ phận hỗ trợ (Back Office) theo luồng công việc tự động được xây dựng phù hợp với nhu cầu của VietinBank. Việc áp dụng giải pháp công nghệ tiên tiến này sẽ giúp VietinBank nâng cao năng lực phân tích, phát triển sản phẩm mới; nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả xử lý và hỗ trợ giao dịch; góp phần tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và đầu tư.

Chính thức khởi động từ 14/06/2012, dự án Khởi tạo khoản vay (LOS) có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa CNTT ứng dụng vào chuẩn hóa các nghiệp vụ của ngân hàng. Dự án triển khai hệ thống Khởi tạo khoản vay đang được Ban QLDA, cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ triển khai theo kế hoạch đến tháng 7/2013. Việc triển khai LOS góp phần tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động tín dụng, tăng hiệu quả và chất lượng xử lý khoản vay, chuyên nghiệp hóa các quy trình tác nghiệp phục vụ khách hàng. Qua đó nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí, nhân công hoạt động; quản lý hiệu quả rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng; nâng cao tính minh bạch và an toàn hệ thống. Đến tháng 12/2013 hệ thống LOS đã vận hành chính thức tại 46 chi nhánh, và đến nay đã hoạt động tại toàn hàng.

* Nhóm dự án cung cấp hạ tầng thông tin, công nghệ

Chính thức khởi động ngày 26/03/2012 và hoàn thành ngày 26/09/2012, dự án triển khai hệ thống phần mềm lớp giữa (SOA) tạo một nền tảng công nghệ hiện đại hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh hướng đến khách hàng của VietinBank. Kiến trúc SOA giúp thời gian đưa các sản phẩm dịch vụ mới đến khách hàng nhanh hơn nhiều so với trước đây do khả năng tái sử dụng dịch vụ và quy trình nghiệp vụ. Đồng thời, là nền tảng hỗ trợ cho việc triển khai, tích hợp các ứng dụng mới như LOS, Ngân hàng lõi một cách thuận lợi, giúp nâng cao khả năng nhận biết khách hàng, hỗ trợ đa kênh, bán chéo, bán thêm sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và hiệu quả bán hàng. Chiến lược SOA tiếp tục với kế hoạch phát triển SOA giai đoạn 2, tập trung vào việc tích hợp hệ thống LOS với hệ thống Ngân hàng lõi và dịch vụngân hàng điện tử. Hiện nay Ban dự án SOA mở rộng đang tiến hành tích hợp các dịch vụ đã có lên nền tảng SOA nhằm chuẩn hoá dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Theo kế hoạch

đến tháng 6/2013 hoàn thành công tác tích hợp hệ thống ngân hàng điện tử VietinBank iPay lên nền tảng SOA.

Bên cạnh triển khai sản phẩm dịch vụ mới, dự án Kho dữ liệu tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các dự án về công nghệ thông tin ở ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)