Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 102 - 103)

CHƢƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU

4.2. Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Để ngăn ngừa nợ xấu thì việc đầu tiên là phải ngăn ngừa nợ xấu phát sinh trong hệ thống NHTM bằng các biện pháp cụ thể sau:

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay: Hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập của Ngân hàng nhằm đảm bảo nâng cao chất lƣợng tín dụng, mặt khác tài sản đảm bảo nợ vay đƣợc thực hiện đầy đủ tính pháp lý và phù hợp với qui định của ngân hàng. Các khoản nợ gốc, lãi, phí tiền vay phải đƣợc tính và hạch toán đầy đủ, nợ khó đòi/nợ xấu đƣợc phân loại và dự phòng đầy đủ theo qui định của pháp luật. Các ngân hàng cần phân cấp thực hiện kiểm tra và qui trách nhiệm cụ thể cho từng cấp. Mỗi cấp cần có một bộ phận kiểm tra và giám sát độc lập, nhằm kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng tại chi nhánh của mình, sau đó báo cáo lên cấp trên. Ngoài ra, bộ phận này cũng có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động của cấp dƣới. Qui chế này đảm bảo trong hệ thống ngân hàng luôn có sự kiểm tra trong nội bộ, cũng nhƣ kiểm tra giữa các cấp lẫn nhau. Mặt khác, tại trung tâm điều hành của ngân hàng mẹ cũng cần một bộ phận giám sát trung tâm, làm nhiệm vụ kiểm tra định kì hoặc đột xuất các chi nhánh trong toàn hệ thống cũng nhƣ xây dựng hệ thống qui trình chuẩn cho toàn bộ các chi nhánh của ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tín dụng: Quản lý tín dụng tốt là một biện pháp nhằm đánh giá lại các khoản nợ, khoản vay, bổ xung thông tin khách hàng cũng nhƣ thay đổi hạn mức tín dụng. Quản lý tín dụng hiệu quả giúp ngân hàng có đƣợc chiến lƣợc quản lý rủi ro tốt hơn, giúp ngăn chặn sớm nguy cơ nợ xấu. Quản lý tín dụng bao gồm quản lý hồ sơ tín dụng; đánh giá lại các khoản nợ định kì và giữa kì hoặc đột xuất khi cần; quản lý đối với từng khoản vay và toàn bộ danh mục cho vay; thu thập thông tin bổ sung về khách hàng và khoản vay: thƣờng xuyên kiểm tra vốn vay; thay đổi hạn mức tín dụng và phê duyệt.

Nâng cao đạo đức của cán bộ tín dụng

nghiệp cao. Do đó đòi hỏi các NHTM NN cần chú trọng vào công tác tuyển dụng và đạo tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao - giáo dục về đạo đức nghề nghiệp - vì nguồn lực yếu kém không những ảnh hƣởng đến hiệu quả, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Các NHTM NN cần giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình, thấy rõ việc họ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ thế nào đến hoạt động của ngân hàng để họ xác định đƣợc ý thức làm việc vì “lợi ích của ngân hàng” là trên hết thay vì “lợi ích cá nhân”. Những vụ việc đã xảy ra trong thực tế cho thấy, cán bộ ngân hàng phải luôn có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng nhƣ tài sản của mình, không vì “lợi ích cá nhân” mà quyết định cho một khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc thấy khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tình hình tài chính có vấn đề không trả đƣợc nợ vay nhƣng vì sợ hậu quả nên vội vàng bỏ ngân hàng đi tìm việc ở một ngân hàng khác.

Trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực, ngân hàng có chế độ đãi ngộ thoả đáng thông qua việc đánh giá chính xác giá trị khác biệt của cán bộ ngân hàng và kết quả phấn đấu để từ đó giúp họ có động lực để phát huy hết tiềm năng của mình.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi trong hoạt động của ngân hàng và để cho hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả thực sự.

Có nhƣ vậy thì mới ngăn chặn đƣợc các rủi ro đến từ đạo đức của các bộ ngân hàng, đây là biện pháp phòng ngừa nợ xấu một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)