2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam và Chi nhánh Ngân
2.1.2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Hải Dƣơng hiện nay
2.1.2.1. Mạng lƣới hoạt động
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hải Dương là một chi nhánh hoạt động của VCB tại Hải Dương, đây là một doanh nghiệp cổ phần có chức năng hoạt động như một ngân hàng thương mại. Sau 12 năm hoạt động, đến nay Chi nhánh Hải Dương đã có 15 phòng giao dịch, trong đó có 4 phòng giao dịch trong thành phố và 11 phòng giao dịch tại các huyện. So với mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại hoạt động trong tỉnh, Chi nhánh Hải Dương có lợi thế về mạng lưới hoạt động sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hải Dương.
2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn
Với số lượng 20 Chi nhánh các ngân hàng trên địa bàn hiện nay và sẽ còn tăng trong thời gian tới nên công tác huy động vốn ngày càng khó khăn. Tuy nhiên với nhiều hình thức huy động mới được thống nhất từ VCB và bằng sự tâm huyết của cán bộ trong Chi nhánh Hải Dương nên lượng huy động vốn tại Chi nhánh Hải
30
Dương đều hoàn thành kế hoạch trung ương giao và tăng trưởng mạnh qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Bảng 2.1: Tình hình số dƣ huy động vốn của Chi nhánh Hải Dƣơng qua các năm 2012-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số dƣ huy động Số dƣ huy động % tăng so với năm trƣớc Số dƣ huy động % tăng so với năm trƣớc
Số dư nguồn vốn huy
động 4.100 5.112 19% 5.301 11.32%
1.Nguồn vốn huy động
từ dân cư 2.200 2.552 4% 3.648 42.95% 2.Nguồn vốn huy động
từ tổ chức 1.900 2.560 37% 1.653 -25.20%
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hải Dương hàng năm.
Hình 2.2: Thị phần Huy động vốn của các TCTD năm 2014 trên địa bàn Hải Dƣơng Hải Dƣơng
Nguồn: tác giả sưu tầm
31
Năm 2014, kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định, Trung Quốc tăng trưởng chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, kinh tế Nhật chưa ra khỏi tình trạng suy giảm, các nước châu Âu tiếp tục bị nguy cơ khủng hoảng đeo bám.
Kinh tế trong nước có dấu hiệu chuyển sáng tích cực và rõ rệt, lòng tin được củng cố, lạm phát thấp nhất so với 4 năm qua: 4,09%; GDP tăng 5,98%; kim ngạch xuất khẩu tăng 13,6%; kim ngạch nhập khẩu tăng 12,1%.
Trong hoạt động ngân hàng, chỉ tiêu tín dụng đạt định hướng đề ra, mặt bằng lãi suất giảm, dự trữ ngoại hối nhà nước tăng cao, thị trường ngoại hối thông suốt góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất. Hoạt động xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các ngân hàng thương mại đang được đẩy mạnh.
Vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, hoạt động của Vietcombank Hải Dương trong năm 2014 đã có sự tăng trưởng khả quan và hoàn thành kế hoạch đề ra Chỉ tiêu kế hoạch TW giao là 5,490 tỷ đồng, tăng 300 tỷ đồng so với con số đạt được cuối năm 2013. Trong bối cảnh nền kinh tế có quá nhiều biến động về các yếu tố kinh tế vĩ mô như: tỷ giá, lãi suất huy động, giá vàng, USD, đặc biệt tháng cuối năm 2014 các NHTMCP đồng loạt đưa ra lãi suất thấp 5,5%/năm thì việc lãi suất huy động như của VCBHD công bố 4,5% không đủ để hút nguồn huy động từ dân cư, thậm chí việc giữ khách hàng thôi cũng là bài toán nan giải, đau đầu với Ban giám đốc, các Phòng. Nhận thức được điều đó, Đảng bộ đã chỉ đạo chuyên môn phối hợp Công đoàn, Đoàn thanh niên động viên cán bộ thực hiện Cuộc vận động “Cán bộ và người thân sử dụng dịch vụ Vietcombank”, gửi tiết kiệm tháng lương thứ 13, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ, từng Phòng ban, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ về khó khăn chung của Chi nhánh, chấp nhận đồng lòng, chia sẻ cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Với sự chỉ đạo quyết liệt đó, sau 2 tháng ra công văn khẩn, đến cuối năm 2014 huy động vốn của Chi nhánh đã tăng trưởng con số tuyệt đối hơn 700 tỷ đồng, đạt 5.301 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cuối năm 2013, cao hơn tốc độ tăng chung trên địa bàn, vượt chỉ tiêu kế hoạch.
32
Nhìn từ bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư luôn đóng vai trò chủ đạo và nền tảng trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Nguồn vốn từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng từ 69% trở nên trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Bên cạnh nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng góp phần đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Hải Dương, luôn chiếm tỷ trọng từ 30-34% trên tổng nguồn vốn.
Qua phân tích huy động vốn theo thành phần kinh tế của Chi nhánh Hải Dương thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 cho thấy tỷ trọng huy động vốn của Chi nhánh tập trung ở tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là đối tượng khách hàng thuộc chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với dịch vụ huy động vốn. Điều này thể hiện tiềm năng phát triển dịch vụ huy động vốn ở Chi nhánh Hải Dương.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn luôn tăng trưởng mạnh qua các năm, đáp ứng được 100% nhu cầu vốn vay của Chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành trên địa bàn.
Có được những kết quả như trên Chi nhánh Hải Dương đã áp dụng những biện pháp chính sách cụ thể như: lãi suất nhạy bén, chính sách khách hàng, phong cách phục vụ...bên cạnh đó Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện chương trình huy động vốn theo chỉ đạo của VCB. Chi nhánh luôn quán triệt tư tưởng của cán bộ công nhân viên ngân hàng xem trọng công tác huy động vốn, đồng thời đa dạng hoá các công cụ và hình thức huy động vốn mới nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng thêm nguồn vốn huy động để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng năm Chi nhánh luôn tổ chức Hội nghị khách hàng, lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng thông qua hội nghị hoặc lập phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình kinh doanh làm cho khách hàng gắn bó với chi nhánh hơn.
2.1.2.3. Hoạt động tín dụng
Về hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hải Dương: Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng mang lại khoảng 80% lợi nhuận cho Chi nhánh Hải
33
Dương hàng năm. Bên cạnh việc mở rộng các đối tượng vay thì phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn…Doanh số cho vay không ngừng gia tăng trong khi có sự cạnh tranh khác trên địa bàn ngày càng gay gắt. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh Hải Dương đạt 4.413 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Tình hình dƣ nợ cho vay của Chi nhánh Hải Dƣơng qua các năm ( 2012-2014)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số dƣ Nợ cho vay Số dƣ Nợ cho vay % tăng so với năm trƣớc Số dƣ Nợ cho vay % tăng so với năm trƣớc
Tổng dư nợ cho vay 3.665 3.937 4,5% 4.413 12%
Dư nợ cho vay cá nhân 257 491 72% 665 38%
Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
245 300 12% 370 23%
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hải Dương hàng năm.
Hình 2.3: Thị phần dƣ nợ của các TCTD trên địa bàn năm 2014
34 Số liệu cụ thể đến 31.12.2014 như sau:
Dư nợ cho vay đạt 4.413 tỷ quy VND, tăng 12,1% so với 31/12/2013, bằng 100% kế hoạch TW giao, chiếm thị phần 11,34% địa bàn.
Trong đó:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn: 3.472 tỷ quy VND, dư nợ cho vay trung dài hạn: 941 tỷ quy VND.
+ Dư nợ thể nhân đạt 677 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2013, bằng 92,7% kế hoạch giao.
+ Dư nợ SME đạt 370 tỷ đồng, tăng 49,8% kế hoạch TW giao, bằng 103,5% kế hoạch giao.
Dư nợ bình quân đạt 3.864 tỷ đồng, bằng 92,3% kế hoạch giao, tăng 20,8% so với năm 2013.
Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0.04% tổng dư nợ, thấp hơn so với tỷ lệ bình quân chung của toàn địa bàn và hệ thống (tỷ lệ nợ xấu địa bàn 1,44%, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống là 2,62%). Công tác thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý từ dự phòng được triển khai tích cực, đạt 150% chỉ tiêu TW giao.
Số dư bảo lãnh đạt 200 tỷ đồng, tăng 5,47% so với năm 2013, đạt 104,38% kế hoạch được giao.
Vietcombank Hải Dương luôn duy trì chính sách lãi suất linh hoạt, duy trì lãi suất cạnh tranh so với các NH trên địa bàn, chủ động miễn/giảm lãi cho các khách hàng đang gặp khó khăn trong kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, ổn định sản xuất.
2.1.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trong năm 2014, tỷ giá mặc dù có thời điểm biến động nhưng với chính sách linh hoạt của NHNN, tỷ giá được điều chỉnh tăng phù hợp với cung cầu của thị trường, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh tăng trưởng cao so với năm 2013: doanh số mua trong năm đạt 614,1 triệu USD, bán ra 614,1 triệu USD, tăng 49% so với doanh số trong năm 2013.
35
Hình 2.4: Biểu đồ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Nguồn:tác giả sưu tầm
2.1.2.5. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Năm 2014 là năm hoạt động xuất nhập khẩu trong nước có tăng trưởng khá so với năm 2013, tận dụng uy tín vốn có và chủ động tìm kiếm khách hàng, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 809 triệu USD, tăng 40% so với năm 2013, bằng 119,3% kế hoạch TW giao.
Hình 2.5: Biểu đồ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu năm 2013 và năm 2014 năm 2014
Nguồn: tác giả sưu tầm
2.1.2.6. Hoạt động thẻ
* Phát hành thẻ
Trong năm Vietcombank Hải Dương tiếp tục phát triển mạnh các sản phẩm thẻ, đặc biệt là các loại thẻ quốc tế. Tổng số thẻ phát hành đạt 52.693 thẻ các loại, trong đó:
36
- Thẻ connect 24, phát hành được 47.706 thẻ, tăng 12,98% so với năm 2013, vượt 57,6% kế hoạch được giao.
- Thẻ ghi nợ quốc tế phát hành được 2.370 thẻ, tăng 15,5% so với năm 2013, vượt 32,33% kế hoạch giao.
Thẻ tín dụng đạt 2.617 thẻ, tăng 47,8% so với năm 2013, vượt 1,2% kế hoạch được giao.
Hình 3.6: Biểu đồ hoạt động phát hành thẻ
Nguồn: tác giả sưu tầm * Thanh toán thẻ:
+ Doanh số thanh toán thẻ quốc tế: doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt 255.930 triệu đồng, bằng 92,5% kế hoạch được giao; tăng 21,53% so với năm 2013.
+ Doanh số thanh toán thẻ nội địa đạt 14.870 triệu đồng, bằng 115,3% kế hoạch được giao, tăng 70,12% so với năm 2013;
+ Doanh số sử dụng thẻ tín dụng đạt 106.267 triệu đồng, bằng 126% kế hoạch được giao, tăng 57,26% so với năm 2013.
+ Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế đạt 272.749 triệu đồng, bằng 100,54% kế hoạch giao, tăng 21,72% so với năm 2013.
37
Hình 2.7: Biểu đồ thanh toán thẻ năm 2014
* ATM và POS
+ Lắp đặt thêm 7 máy ATM nâng tổng số máy ATM trên địa bàn 56 máy, chiếm thị phần 21% trên địa bàn.
Hình 2.8: Thị phần máy ATM trên địa bàn năm 2014
Nguồn: tác giả sưu tầm + Triển khai, lắp đặt thêm 66 điểm POS, nâng tổng số máy đang hoạt động lên 172 đơn vị (số đã ký hợp đồng tích luỹ là 272).
Năm 2014, các TCTD trên địa bàn đã đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ, các ĐVCNT của VCB gặp sự cạnh tranh gay gắt, cộng với tình hình chính trị có biến động
38
khiến cho lượng khách du lịch quốc tế giảm đi, doanh số thanh toán thẻ quốc tế mới đạt 92,51% so với kế hoạch.
Hình 2.9: Thị phần điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên địa bàn
Nguồn: tác giả sưu tầm
2.1.2.7. Hoạt động bán lẻ
Số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking 8.372 bằng 119,6% kế hoạch TW giao, tăng 20,74% so với năm 2013;
Số khách hàng đăng ký SMS Banking: 28,654, bằng 130,25% kế hoạch TW giao, tăng 11,55% so với năm 2013;
Số khách hàng đăng ký sử dụng Mobile banking: 3.521 khách hàng, bằng 160% kế hoạch TW giao, tăng 67,83% so với năm 2013;
Doanh số chuyển tiền đến cá nhân quốc tế đạt 23,2 triệu USD bằng 104,8% kế hoạch TW giao, tăng 20,08% so với năm 2013;
Dư nợ bảo an tín dụng đạt 93 tỷ đồng, bằng 66,43% kế hoạch, giảm 21,85% so với năm 2013;
Ký mới được 98 hợp đồng bảo an thành tài, bằng 85,22% kế hoạch TW giao;
39
Phát triển khách hàng mới đạt 40.063 khách hàng, bằng 113,13% kế hoạch, tăng 12,73% so với năm 2013.
Hình 2.10: Biểu đồ chỉ tiêu bán lẻ năm 2014
Nguồn: tác giả sưu tầm