CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nợ thuế ở Cục thuế Hà Nội
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự dễ dàng trong việc thành lập doanh nghiệp là một trong những
nguyên nhân của tình trạng nợ đọng thuế kéo dài ở các địa phƣơng. Bởi những quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp khá thông thoáng khi tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập thị trƣờng (nhƣ pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, không quy định về tiến độ góp vốn, tài sản thế chấp hay ký cƣợc nếu chẳng may phá sản...) nhƣng lại không quy định cơ chế thẩm định, giám sát phù hợp sau khi thành lập. Chƣa kể đến việc do những quy định dễ dàng đó nên không phân loại đƣợc doanh nghiệp tiềm năng, không thanh lọc đƣợc những doanh nghiệp yếu kém không có đủ khả năng chịu đựng thử thách, sóng gió thị trƣờng. Do đó, doanh nghiệp thích thì thành lập, và khi thấy không thể hoạt động đƣợc, không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc thì bỏ trốn. Và CQT do không tìm đƣợc doanh nghiệp để đòi nợ nên số tiền
thuế nợ đành phân loại về nợ khó thu, kéo theo tổng nợ hàng năm của ngành thuế càng ngày càng tăng.
Thứ hai, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hƣởng nhất định đến công tác quản lý
nợ thuế. Những ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, tăng trƣởng thấp hơn so với dự báo đã khiến một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp trên địa bàn lâm vào tình trạng khó khăn về tình hình tài chính, SXKD thua lỗ nhiều năm, buộc phải giải thể hay ngừng hoạt động. Hay khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, Chính phủ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng, kéo theo chi phí SXKD tại các doanh nghiệp tăng, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn. Việc này không chỉ ảnh hƣởng đến việc làm và thu nhập của ngƣời lao động mà còn kéo theo đó là tình hình nợ thuế có chiều hƣớng gia tăng kéo dài, đặc biệt là nợ tiền chậm nộp bởi doanh nghiệp không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía CQT. Nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc yếu kém ngay từ khi thành lập (do điều kiện thành lập doanh nghiệp dễ dàng) là những đối tƣợng chịu tác động khá lớn của suy thoái kinh tế. Mặc dù các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng song tình hình SXKD vẫn chƣa thể duy trì và ổn định trở lại. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì khả năng phát triển và năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế nên nhìn chung sự tăng trƣởng chƣa thật sự đáp ứng nhu cầu tăng thu. Nhiều doanh nghiệp tập trung toàn bộ nguồn tài chính vào sản xuất, chính vì thế đã không kịp nộp vào NSNN các khoản nợ cũ và nợ mới phát sinh. Còn các doanh nghiệp đầu tƣ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng nhƣ sắt, thép, xi măng, nhân công không ngừng tăng cao, thời gian xây dựng thƣờng kéo dài vài năm, trong khi các hợp đồng xây dựng giữa bên thi công và bên giao thầu thƣờng đƣợc ký kết với mức giá đấu thầu theo dự toán cũ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thƣờng gặp khó khăn trong thanh toán tiền thuế với NSNN, chƣa kể nếu các doanh nghiệp xây dựng các công trình thuộc vốn ngân sách thì còn gặp khó khăn hơn nhiều, do việc thẩm định dự án để giải ngân còn qua nhiều khâu, nhiều ban
ngành thẩm định nên tiến độ thanh toán sau khi doanh nghiệp xuất hoá đơn tài chính còn chậm, kéo dài. Việc khó thu hồi đƣợc vốn dẫn tới doanh nghiệp không hoặc chậm nộp tiền thuế kèm theo đó là bị tính phạt nộp chậm.
Thứ ba, lãi suất Ngân hàng tuy giảm nhƣng vẫn còn cao hơn mức phạt nộp
chậm và điều kiện cho vay chặt chẽ của các Ngân hàng cũng đã tác động rất lớn tới khả năng tiếp cận vốn cũng nhƣ khả năng tài chính của các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp gặp khó khăn về vay vốn sẽ hạn chế mở rộng đầu tƣ SXKD, và số doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế không nộp NSNN có xu hƣớng tăng thêm. Trong khi hàng tồn kho nhiều do chƣa thể vực dậy hoàn toàn trƣớc những khó khăn về thị trƣờng (các ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ sắt, thép, xi măng tồn kho lớn); nhập khẩu vật tƣ, nguyên liệu, trang thiết bị giảm mạnh, ảnh hƣởng đến SXKD và xuất khẩu nên hầu hết các thành phần kinh tế trên địa bàn vẫn chƣa ổn định tình hình hoạt động do đó tiến độ thu nộp ngân sách cũng sụt giảm lớn. Nợ xấu của các TCTD trên địa bàn có xu hƣớng gia tăng dễ tạo sự bất ổn định của hệ thống tài chính tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thứ tư, chính sách pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản
lý nợ thuế. Chính sách pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Trong trƣờng hợp NNT không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhƣng CQT vẫn tính phạt nộp chậm càng làm cho số nợ đọng tăng lên, càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế lại càng không chính xác.
Tuy hiện nay nền kinh tế trong nƣớc có khởi sắc nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, Nhà nƣớc áp dụng các chính sách kìm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng và quản lý chi tiêu công dẫn đến NNT gặp nhiều khó khăn về huy động vốn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng gặp nhiều khó khăn do việc giải ngân đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách còn chậm, khiến số tiền nợ thuế của những doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số nợ thuế. Thị trƣờng bất động sản tuy có dấu hiệu ấm lên nhƣng vẫn còn trầm lắng, không thực sự bền vững và còn tiềm ẩn
nhiều rủi ro, nhiều doanh nghiệp không ký đƣợc hợp đồng, sức tiêu thu chậm. Nhìn chung việc đôn đốc nợ thuế đối với các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn, công tác quản lý nợ thuế hiệu quả không cao.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Ngoài nguyên nhân khách quan là do tác động nặng nề, phức tạp của suy thoái kinh tế thế giới và những yếu kém nội tại của nền kinh tế. Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do trong lãnh đạo, quản lý, điều hành ở một số cấp, ngành, lĩnh vực trong giải quyết công việc còn chƣa thực sự quyết liệt, thiếu năng động sáng tạo; công tác giao và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở một số quận, huyện còn chậm và chƣa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, sự phối kết hợp của các cấp, ngành trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức hay giữa các cơ quan hữu quan với CQT trong công tác quản lý nợ thuế cũng rất quan trọng. Việc thu nợ thuế sẽ không hiệu quả nếu thiếu sự vào cuộc của chính quyền địa phƣơng và các ban ngành liên quan nhƣng trong một số công việc còn chƣa chặt chẽ, thiếu hiệu quả; kỷ cƣơng hành chính chƣa nghiêm. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp cung cấp số dƣ tài khoản tiền gửi ngân hàng: một số TCTD, NHTM chƣa phối hợp với CQT trong việc cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của CQT... Lãnh đạo Cục thuế cũng chƣa sâu sát, ráo riết quyết liệt trong đôn đốc nợ thuế nên thiếu kiên quyết chỉ đạo áp dụng các biện pháp thu hồi nợ đọng kịp thời. Ủy ban nhân dân các cấp nếu không quan tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp với CQT để đôn đốc nợ thì cũng làm cho công tác thu hồi nợ đọng gặp nhiều khó khăn. Và tình hình này một phần xuất phát từ việc quá chú trọng đến hoàn thành dự toán thu, hơn là các chỉ tiêu có liên quan đến hiệu quả của công tác QLN & CCN thuế.
Thứ ba, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế. Con ngƣời luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành bại của quản lý. Quản lý nợ thuế cũng không nằm ngoài quy luật này. Yếu tố con ngƣời là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức nào, và trong các CQT cũng vậy. Khâu đào tạo và bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực tốt sẽ giúp hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tốt hơn và ngƣợc lại.
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nợ chƣa đƣợc bố trí đầy đủ, năng lực còn hạn chế, ý thức trách nhiệm chƣa cao. Hiện tại, Cục thuế Hà Nội chỉ có khoảng 27 cán bộ, công chức (chiếm khoảng 6,7% tổng số biên chế của Cục thuế) làm công tác QLN & CCN thuế, nhƣng phải quản lý số nợ thuế, phí lớn hàng nghìn tỷ đồng. Công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ, phát triển nhân lực quản lý nợ thuế chƣa đƣợc chú trọng, và vấn đề hiện đại hóa công tác quản lý thuế chƣa đƣợc quan tâm đúng mức tại Cục thuế. Vì vậy, yếu tố trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế ảnh hƣởng lên hiệu quả công tác theo cách đó.
Các phòng quản lý nợ và quản lý thuế tại Cục thuế vẫn tập trung chủ yếu vào công việc đối chiếu, xác định số nợ thực tế, chƣa có những triển khai mạnh các biện pháp nhằm thu hồi nợ thuế. Công tác phối hợp giữa các bộ phận để đối chiếu, đôn đốc còn hạn chế, chƣa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời tình hình nợ mới phát sinh. Trong quá trình quản lý nợ chƣa xác định rõ các tiêu chí phân loại nợ đáp ứng yêu cầu quản lý đôn đốc thu nợ hiệu quả, kịp thời. Công tác theo dõi nợ chƣa sát sao, chƣa theo dõi đƣợc chi tiết tình trạng nợ của ĐTNT, tuổi nợ và mức nợ của từng lần phát sinh, nguyên nhân theo từng loại nợ, thời gian dự kiến có thể thu hồi nợ; mà chỉ theo dõi đƣợc số nợ lũy kế ở từng thời điểm. Vì vậy, không thể biết đƣợc thời gian nợ đọng của từng khoản thuế. Đồng thời, chƣa xác định rõ các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế; công tác kiểm tra, xử lý còn chƣa tích cực từ việc phân loại nợ đến việc xác định các đơn vị trọng điểm để có biện pháp xử lý và đôn đốc thu kịp thời nên hiệu quả đôn đốc thu nợ còn thấp.
Do đối tƣợng nợ thuế rất lớn, số nợ thuế lâu ngày, hay nhầm lẫn không thể theo dõi thủ công đƣợc, nếu không có sự hỗ trợ của ứng dụng Công nghệ thông tin thì công tác quản lý nợ thuế không có hiệu quả. Tuy nhiên, phần mềm ứng dụng quản lý nợ thuế của ngành thuế còn gặp rất nhiều lỗi, hay bị treo, bị nhầm lẫn gây khó khăn cho các cán bộ, công chức trong việc theo dõi, xác định các khoản nợ thuế, vì thế số liệu nợ trên phần mềm có thể còn chƣa chính xác, gây ảnh hƣởng một phần đến kết quả quản lý và thu nợ.
là một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Hiện nay ý thức chấp hành chính sách pháp luật của một bộ phận ĐTNT chƣa tốt, chƣa chấp hành nộp thuế theo Thông báo nợ và chậm nộp tiền thuế của CQT, cố tình dây dƣa chây ỳ không nộp thuế, hoặc trƣờng hợp do chính sách quy định chƣa rõ thì ĐTNT sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi CQT phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp. Chƣa kể một số doanh nghiệp còn lợi dụng những kẽ hở của luật pháp, nhất là những chính sách ƣu đãi hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để trục lợi. Nhiều doanh nghiệp tự ý chấm dứt hoạt động, bỏ địa điểm kinh doanh mà không hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản. Lý do đƣa ra là doanh nghiệp không muốn thông qua thủ tục phá sản, một mặt vì thủ tục nhiêu khê, thiếu thực tiễn, mặt khác còn do nguyên nhân bị các chủ nợ (chủ yếu ngân hàng) gây sức ép hoặc tâm lý ngại ngùng. Bản thân chủ doanh nghiệp cũng sợ làm thủ tục phá sản xong sẽ mất quyền kinh doanh, bởi Luật Phá sản quy định, chủ doanh nghiệp sau khi bị tuyên bố phá sản sẽ không đƣợc thành lập, giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp khác trong vòng 1-3 năm. Những trƣờng hợp nhƣ vậy đa số lại không xác định đƣợc địa chỉ chủ doanh nghiệp bỏ trốn nên CQT không thể tiến hành thu hồi nợ đọng thuế. Tình trạng doanh nghiệp vắng chủ đã xuất hiện từ nhiều năm nay và ngày càng phổ biến, thế nhƣng việc giải quyết trách nhiệm nợ thuế và nhiều vấn đề liên quan khác, đặc biệt là quyền lợi ngƣời lao động, thƣờng rơi vào ngõ cụt.
Hay khi thực hiện áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế thì cũng đã gặp không ít khó khăn ngay từ biện pháp đầu tiên là “Trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng chế tại KBNN, TCTD; yêu cầu phong tỏa tài khoản” với bƣớc đầu tiên là lấy thông tin của NNT. Việc xác minh thông tin nhƣ hiện nay làm ảnh hƣởng đến quá trình triển khai cƣỡng chế nợ thuế. Một số doanh nghiệp không chấp hành cung cấp thông tin về tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng cho CQT để tiến hành biện pháp cƣỡng chế. Do NNT khó khăn, chây ỳ có ý thức nộp thuế kém thƣờng không muốn khai báo hết các tài khoản của mình hoặc có khai báo nhƣng tài khoản của doanh nghiệp tại các Ngân hàng không còn tiền hoặc còn rất ít để giữ tài khoản (có đối tƣợng nợ thuế để lại số dƣ trong tài khoản chỉ vài trăm nghìn đồng hoặc vài
nghìn đồng). Thông tin tài khoản của doanh nghiệp nợ thuế chủ yếu do Ngân hàng cung cấp. Có những doanh nghiệp nợ thuế khai 4 tài khoản nhƣng khi xác minh thông tin có đến 9 tài khoản nên CQT gặp khó khăn. Tuy bên cạnh những Ngân hàng tích cực cung cấp thông tin, vẫn còn những Ngân hàng chƣa thực sự phối hợp, chƣa chủ động thông báo bằng văn bản cho CQT, kèm theo Bảng kê chi tiết số dƣ và các giao dịch qua tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp bị cƣỡng chế trong thời gian Quyết định cƣỡng chế có hiệu lực... Tại khoản 1 và 2 - điều 13 - Nghị định số 129/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định
rõ: “Tổ chức không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan
đến tài khoản của NNT tại TCTD, KBNN theo quy định của Luật Quản lý thuế thì bị
phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng” nhƣng trên thực tế lại chƣa có Ngân
hàng nào bị xử phạt, do đó việc khai thác thông tin từ các Ngân hàng vẫn chƣa thực sự hiệu quả và kịp thời.
Trong khi đó, các NHTM băn khoăn một số vấn đề nhƣ: CQT phải cân nhắc khi nào tiến hành phong tỏa tài khoản toàn bộ, khi nào phong tỏa từng phần. Bởi nếu phong tỏa toàn bộ mà số tiền thuế doanh nghiệp nợ ít thì khó thực hiện. Ngoài ra, thời gian cung cấp thông tin và thời gian nhận đƣợc Quyết định cƣỡng chế khá dài cũng là nguyên nhân khiến tài khoản của doanh nghiệp không còn số dƣ (tại điểm b - khoản 4 - điều 11 - Thông tƣ số 215/2013/TT-BTC quy định: “Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền, KBNN, TCTD có trách nhiệm làm thủ tục trích chuyển tiền của đối tượng bị
cưỡng chế vào tài khoản thu NSNN”).
Vƣớng mắc nhiều nhất là khâu cung cấp thông tin nêu trên đã dẫn đến các