Tăng cƣờng công tác nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ thuế tại Cục thuế Hà Nội (Trang 99 - 101)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế tại Cục thuế Hà Nội

4.2.3. Tăng cƣờng công tác nhân sự

Để công tác QLN & CCN thuế đạt hiệu quả cao, ngoài việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung, cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế nói riêng cũng cần sắp xếp lại, tổ chức bộ máy hợp lý, đảm bảo hệ thống quản lý nợ thực hiện đầy đủ chức năng. Các giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Phân công cán bộ QLN & CCN thuế một cách rõ ràng trên cơ sở nhu cầu công việc và trình độ cán bộ. Có thể phân công cán bộ quản lý khép kín từ quản lý nợ đến cƣỡng chế nợ thuế hoặc phân công quản lý trên cơ sở phát sinh công việc. Mỗi

khoản nợ, đối tƣợng nộp thuế cụ thể phải có cán bộ quản lý chịu trách nhiệm. Đảm bảo mỗi cán bộ quản lý nợ đƣợc giao quản lý một số đối tƣợng nợ thuế, khoản nợ thuế phù hợp, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế tình trạng quá tải của cán bộ ảnh hƣởng đến hiệu quả của công tác quản lý nợ. Song song với việc đó là đƣa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, bình bầu công chức nếu cán bộ thuế phụ trách quản lý nợ, đôn đốc thu nộp không hoàn thành chỉ tiêu đôn đốc thu nộp, để nợ thuế của các đối tƣợng mình phụ trách vƣợt quá chỉ số quy định. Trƣờng hợp việc không hoàn thành nhiệm vụ đôn đốc thu nộp và thu hồi nợ đọng mà có nguyên nhân khách quan, thì cần xem xét thỏa đáng những nguyên nhân khách quan này để có phƣơng án xử lý phù hợp. Cần xử lý nghiêm cán bộ có vi phạm, thông đồng hoặc bao che cho NNT để phát sinh nợ thuế, không thu hồi nợ đọng.

Xác định những vấn đề nguồn nhân lực còn yếu hoặc vấn đề ƣu tiên đào tạo, trong đó chia ra các nhóm nội dung đào tạo để từ đó có những chiến lƣợc đào tạo hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nội bộ theo hƣớng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến, hiện đại nhƣ: tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế hoặc thực hiện các phƣơng thức đào tạo trực tuyến về các kỹ năng mềm liên quan đến công tác quản lý thuế. Bên cạnh đó cần chú trọng việc xây dựng lộ trình đào tạo có gắn với các khóa huấn luyện và hội thảo chuyên đề, những chƣơng trình đào tạo cụ thể về nghiệp vụ QLN & CCN thuế.

Lập danh sách NNT phải cƣỡng chế nợ thuế trong kỳ. Tăng cƣờng lực lƣợng cho bộ phận cƣỡng chế để triển khai quyết liệt các trƣờng hợp phải cƣỡng chế nợ thuế theo quy định. Trƣớc mắt bố trí công chức quản lý theo hƣớng tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, thƣờng xuyên phát sinh số nợ đọng tiền thuế lớn hoặc thời gian nợ thuế kéo dài, phối hợp thực hiện tốt việc xác minh, thu thập thông tin ngƣời nợ thuế sẽ áp dụng biện pháp cƣỡng chế nợ thuế, đảm bảo mục tiêu huy động nguồn thu cho NSNN.

Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ để tránh chồng chéo với cán bộ ở các bộ phận khác; phân công cụ thể cho họ thực hiện kế

hoạch thu nợ theo từng giai đoạn, đồng thời trong quá trình thực hiện có kiểm tra và giám sát chặt chẽ.

Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý nợ thông qua việc ban hành và triển khai áp dụng Bản mô tả công việc trong toàn ngành. Đồng thời có các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đề ra chế độ lƣơng, thƣởng và kỷ luật phù hợp, từ đó khuyến khích công chức nói chung và công chức quản lý nói riêng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhƣng quan trọng nhất là cần đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo của Thủ trƣởng CQT các cấp, đánh giá không chỉ trên chỉ tiêu hoàn thành dự toán thu, mà còn phải hoàn thành các chỉ tiêu khác về quản lý, trong đó có chỉ tiêu về QLN & CCN thuế… Quy định nhƣ vậy, sẽ buộc Thủ trƣởng CQT các cấp phải quan tâm toàn diện đến các mặt của quản lý, chứ không thể sử dụng các thủ thuật khai thác số thu để che lấp những mặt yếu kém khác của quản lý theo kiểu tƣ duy “dễ làm, khó bỏ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ thuế tại Cục thuế Hà Nội (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)