Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan tình hình áp dụng tiêu chuẩn Basel 2tại các ngân hàng
Việt Nam
3.1.1. hính sách của Việt Nam liên quan đến tiêu chuẩn asel II
Giai đoạn trước năm 2005, Quyết định 297/199/QĐ-NHNN đã đưa ra cách tính toán tài sản có rủi ro tương đối gần với các quy định của Basel I. Theo quyết định đình này các NHTM phải đảm bảo vốn tự có tối thiểu phải bằng 8% giá trị tài sản rủi ro. Tuy nhiên, tài sản rủi ro mới chỉ tính đến rủi ro tín dụng.
Thời kỳ này, khối NHTM Nhà nước không đảm bảo được mức an toàn vốn tối thiểu. Trong khi các NHTM Nhà nước gặp khó khăn trong việc đạt chuẩn an toàn vốn thì các NHTM cổ phần thời điểm này lại đảm bảo được mức an toàn vốn. Mặc dù, các NHTM Việt Nam đã nỗ lực và hầu hết các NHTM cổ phần đều đạt được hệ số an toàn vốn trên 8%, song nếu so sánh với cách tính hệ số an toàn của Basel 2 thì mẫu số phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nữa, như vậy thì rất ít các NHTM Việt Nam đạt được tỷ lệ an toàn vốn ở mức trên 8% trong giai đoạn này.
Từ năm 2006-2010, các ngân hàng thực hiện yêu cầu về vốn tối thiểu theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN. Về cơ bản, quyết định đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I tuy nhiên trong cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nếu so sánh với cách tính hệ số an toàn của Basel như đã nêu ở phần cơ sở lý thuyết thì mẫu số chưa tính đến vốn dành cho rủi ro thị trường.
Giai đoạn sau 2010, các ngân hàng thực hiện yêu cầu vốn theo quy định của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và các thông tư sửa đổi bổ sung quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM: Trước
những bất cập của các quy định đi trước và tính cấp thiết của công tác quản trị rủi ro, ngày 25/5/2010, NHNN đã ban hành thông tư 13 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM. Thông tư 13 có ít nhất 3 điểm mấu chốt: nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% cùng với quy định về vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng; hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM và tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM.
Kế thừa quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Trong đó hệ số rủi ro của tài sản có được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Thông tư 36 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% đối với 3 nhóm tài sản có là: các khoản cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng. Ngoài ra theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ TCTD giai đoạn 2011-2015” được phê duyệt tại Quyết định 254/QĐ- TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh việc tái cơ cấu các TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu thì việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro, khả năng tài chính, sức cạnh tranh cho các TCTD để phát triển hệ thống ngân hàng lành mạnh, bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế càng sâu rộng là nhiệm vụ trọng tâm đối với Ngân hàng Nhà nước và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ năm 2015, có 10 ngân hàng thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn của Basel 2(gồm Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, Đầu Tư và Phát Triển, Công Thương, Sài Gòn Thương Tín,
Việt Nam Thịnh Vượng, Kỹ Thương, Quốc Tế, Hàng Hải, Á Châu). Theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến năm 2018, đây là các ngân hàng được NHNN giao thí điểm áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo phương pháp cơ bản của Basel II. Đến năm 2020, 10 ngân hàng được lựa chọn sẽ thực hiện từ phương pháp tiêu chuẩn trở lên theo Basel 2 và nhóm ngân hàng còn lại sẽ thực hiện từ phương pháp cơ bản của Basel II.
Ngày 30/12/1016 NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, một trong những thay đổi lớn là tỷ lệ CAR giảm từ 9% xuống 8% với các công thức tính cũng thay đổi. Trước đây, theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, công thức tính là vốn tự có chia tổng tài sản “Có” rủi ro. Theo Thông tư số 41 phần mẫu số sẽ tính cả Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường... Việc điều chỉnh thời hạn tuân thủ chung cho tất cả các ngân hàng thương mại tới năm 2020 thay vì giới hạn trong nhóm 10 ngân hàng ban đầu nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định và bền vững của toàn hệ thống. Ngoài ra, NHNN đang nghiên cứu, xây dựng Thông tư thay thế Thông tư 44/2011/TT- NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó có quy định nội dung về Trụ cột 2 – ICAAP về quy trình đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ. Việc hoàn thành dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 44/2011/TT-NHNN này cùng với Thông tư số 41/2016/TT-NHNN sẽ cung cấp bức tranh đầy đủ về yêu cầu tuân thủ Basel 2 cả về mặt định lượng và định tính.
3.1.2. Tình hình triển khai áp dụng asel 2 tại các ngân hàng ở Việt Nam
Sau khi được NHNN lựa chọn để áp dụng tiêu chuẩn Basel II, một số ngân hàng trong nhóm 10 ngân hàng đã có các hoạt động hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel 2 từ khá sớm. Nhiều ngân hàng đã thành lập Ban dự án
chuyên trách triển khai Basel 2 do thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban điều hành đứng đầu. Đến nay, 10 ngân hàng Basel 2 về cơ bản đều đã hoàn thành phân tích khoảng cách và xây dựng lộ trình tuân thủ, đang trong quá trình triển khai các giải pháp cụ thể. Trong khi đó, một số ngân hàng (không nằm trong nhóm 10 ngân hàng Basel II) trước nhu cầu tăng cường năng lực quản trị nội bộ cũng đã chủ động ứng dụng Basel 2 trong các hoạt động của mình. Về khung chính sách: Một số ngân hàng đã bước đầu thiết lập các chính sách trọng yếu như khẩu vị rủi ro, các chính sách, quy định, quy trình về quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng. Về cơ cấu quản trị (Governance): Mô hình 3 vòng bảo vệ (hay 3 tuyến phòng thủ, 3 vòng kiểm soát,…) đã từng bước được các ngân hàng ứng dụng trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân/đơn vị trong ngân hàng, xây dựng các quy trình nghiệp vụ. Về mô hình, công cụ đo lường rủi ro: Một số ngân hàng đã bắt tay và hoàn thành việc xây dựng các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, ứng dụng vào công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng; triển khai các công cụ rủi ro hoạt động như LDC (Loss Data Collection – thu thập dữ liệu tổn thất), RCSA (Risk Control Self Assessment – Tự đánh giá kiểm soát và rủi ro), KRIs (Key Risk Indicators – Các chỉ số rủi ro chính); hay sử dụng các dữ liệu từ thị trường để xây dựng các mô hình tính toán VaR (Value-at-Risk: giá trị chịu rủi ro), các mô hình định giá theo giá thị trường (Mark-to-market) và định giá theo mô hình (mark-to-model),… Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro: Một số ngân hàng đã đầu tư cho việc mua, xây dựng các phần mềm thực hiện các chức năng Khởi tạo khoản vay (LOS – Loan Origination System), quản lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, tính toán tài sản có rủi ro (RWA – Risk Weighted Asset), quản lý tài sản nợ – tài sản có (ALM - Asset Liability Management),… Về dữ liệu: Một số ngân hàng thực hiện xây dựng
Kho dữ liệu tập trung (data warehouse) cùng với thiết lập Khung quản trị dữ liệu (Data governance) nhằm quản lý dữ liệu, phục vụ cho việc xây dựng các mô hình lượng hóa rủi ro, hỗ trợ quá trình ra các quyết định kinh doanh. Như vậy, đến nay đã có một số ngân hàng trên thị trường đã tạo được nền tảng cơ bản hướng tới tuân thủ chuẩn SA vào năm 2020 và đang chủ động thực hiện các bước đi hướng tới tuân thủ chuẩn mực cao hơn là IRB. Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước đi quan trọng trong hành trình tuân thủ Basel II, nhưng phải xác định rằng hành trình đó không hề đơn giản, gắn với nó là những khó khăn, thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt.
Mặc dù, các NHTM Việt Nam đã nỗ lực và hầu hết các NHTM cổ phần đều đạt được hệ số an toàn vốn trên 8%, song nếu so sánh với cách tính hệ số an toàn của Basel 2 thì mẫu số phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nữa, như vậy thì rất ít các NHTM Việt Nam đạt được tỷ lệ an toàn vốn ở mức trên 8% trong giai đoạn này.
Tình hình triển khai Basel 2 tại ngân hàng VietinBank:
Ngân hàng Vietinbank thành lập Văn phòng Quản lý dự án triển khai Basel 2(BMO) để quản lý và giám sát Chương trình Basel 2 từ đầu năm 2015. Trải qua hơn 3 năm, nhiều dự án quan trọng về QTRR đã được hoàn thành và đạt được kết quả ấn tượng. Đến thời điểm đầu năm 2018, VietinBank đã sẵn sàng đáp ứng phương pháp luận tính vốn cho các rủi ro trọng yếu bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Bên cạnh đó là sự hoàn thiện phương pháp đo lường và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với hướng dẫn của NHNN. Trọng tâm về QTRR trong giai đoạn tiếp theo của VietinBank là hoàn thành chương trình Basel 2 theo kế hoạch ngân hàng đã đề ra và ứng dụng vào công tác quản trị điều hành. Trong đó, mục tiêu quan trọng là hoàn thành các hạng mục nhằm tuân thủ Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn
vốn (CAR) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, VietinBank tiếp tục ứng dụng ICAAP nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động có điều chỉnh rủi ro. Có thể nói, công tác QTRR tại VietinBank đang dần được hoàn thiện và tiệm cận các yêu cầu theo thông lệ quốc tế. Năm 2018, VietinBank sẵn sàng đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 theo định hướng của NHNN. Đồng thời, VietinBank đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, trở thành ngân hàng nhóm đầu khu vực, hội nhập cùng nền tài chính quốc tế.
Tình hình triển khai Basel 2 tại ngân hàng Phương Đông (OCB)
Ngày 6/12/2017, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã chính thức công bố hoàn thành dự án Basel 2 sau 2 năm nỗ lực triển khai. Đây là ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn tất việc triển khai dự án Basel 2 với các nền tảng cho một ngân hàng hiện đại, an toàn với các yêu cầu về vốn, rà soát và giám sát, minh bạch thông tin. Cụ thể, OCB đã hoàn thành các hạng mục dự án Quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, triển khai 10 công cụ lớn nhỏ hỗ trợ tích cực cho công tác tín dụng và quản trị rủi ro. Nghiên cứu soạn thảo, điều chỉnh bổ sung, cải tiến gần 30 quy trình/quy định liên quan đến công tác tín dụng, dữ liệu và quản trị rủi ro. OCB cũng tổ chức hàng loạt chương trình truyền thông, đào tạo được thực hiện đều cho cả Ban dự án Basel và các CBNV trên toàn hệ thống.
3.1.3 Giới thiệu về dự án asel 2 ngân hàng VP ank
Từ khi có yêu cầu của ngân hàng Nhà nước về việc thí điểm triển khai áp dụng chuẩn Basel 2 trong quản trị rủi ro, HĐQT ngân hàng VPBank đã khẳng định việc thực hiện chuẩn Basel 2 không đơn thuần nhằm đáp ứng các yêu cầu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước, mà nhằm xây dựng nền móng quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp vững mạnh cho ngân hàng, qua đó khẳng định năng lực và vị thế của VPBank trên thị trường.
Dự án Basel 2 được ngân hàng VPBank thành lập giữa năm 2015 với mục tiêu áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp ước Basel 2 tại VPBank. Các mục tiêu cụ thể của dự án:
● Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu theo yêu cầu của Basel II.
● Xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn phục vụ việc tính toán các thông số rủi ro. ● Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro toàn diện bao gồm chính sách rủi ro, hệ thống kiểm thử trạng thái, kế hoạch xử lý và phục hồi.
● Xây dựng cơ cấu tổ chức bền vững để thực hiện quản lý tỷ lệ an toàn vốn một cách hiệu quả
Ban chỉ đạo dự án:
Bảo trợ chương trình
Ông Bùi Hải Quân - Phó chủ tịch HĐQT
Ban chỉ đạo
Trưởng ban - Ông Nguyễn Đức Vinh - CEO Phó Trưởng ban - Ông Dmytro – CRO
Lộ trình triển khai cụ thể được ngân hàng VPBank lên kế hoạch như sau: ● Đối với trụ cột 1: Hoàn thành việc tính toán vốn theo cách tiếp cận tiêu chuẩn vào cuối năm 2016, hoàn thành phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ vào cuối năm 2018
● Đối với trụ cột 2: Hoàn thành quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ vào cuối năm 2018
● Đối với trụ cột 3: Hoàn thành hệ thống tính toán và báo cáo RWA vào năm 2018
Về mặt nhân sự, toàn bộ việc áp dụng các yêu cầu của NHNN theo chuẩn Basel 2 sẽ do một đội ngũ chuyên môn tại dự án Basel 2 đảm nhận và chịu trách nhiệm. Trong tương lai, đội ngũ này sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản trị vốn và quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP).
Từ khi triển khai dự án Basel II, VPBank đã thuê 3 chuyên gia quốc tế và một số chuyên gia của Việt Nam, đồng thời tuyển chọn các sinh viên chuyên ngành toán học tại các trường hàng đầu để được các chuyên gia đào tạo huấn luyện chuyên sâu. Các chuyên gia quốc tế sau đó sẽ dời đi và chuyển giao toàn bộ công việc cho nhân sự nội bộ vận hành. Tính đến cuối năm 2017, ban dự án Basel 2 có khoảng 60 cán bộ nhân viên
3.2 Thực trạng tính toán vốn theo phƣơng pháp IRB Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Bảng 3.1 Hệ số CAR ngân hàng VPBank
2016 2017 CAR 9.47 8.27 13.51 12.78 Tổng vốn 20.304 14.877 31.171 23.371 RWA 214.385 179.808 230.704 182.892 RWA rủi ro tín dụng 186.320 161.743 193.699 163.053 RWA rủi ro thị trƣờng 2.351 2.541 1.663 1.507
RWA rủi ro hoạt động 25.714 15.524 35.342 18.332
Nguồn: báo cáo nội bộ VPBank
Số liệu được ngân hàng tính toán theo quy định tại thông tư 41/2016/TT-NHNN
Bảng 3.2 Hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam
2016 2017
BIDV 9.5% >9%
Vietcombank 11.13% 11.63
Vietinbank 10.4% >9%
Techcombank Không có thông tin 12.7%
Nguồn: website của các ngân hàng
Để tăng tỷ lệ an toàn vốn một cách hiệu quả, VPBank đang thực hiện đồng thời cả hai phương án là tăng vốn tự có và giảm tài sản có rủi ro. Gần
đây nhất, ngày 31/08/2017, VPBank được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ