Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh quảng bình (Trang 46 - 50)

2.2.1. Thu thập và xử lý thông tin

Nguồn số liệu là nguồn số liệu thứ cấp đã đƣợc tính toán, công bố từ các cơ quan thống kê, Kế hoạch cấp Tỉnh. Ngoài ra, số liệu còn đƣợc tập hợp, tính toán, tổng hợp từ các báo cáo sản xuất hàng năm của ngành nông nghiệp tỉnh dùng cho mục đích tính toán, phân tích, đánh giá và dự báo cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đây là nguồn thông tin cơ bản dựa trên số liệu điều tra toàn diện của cơ quan Thống kê và các bộ phận có liên quan và đƣợc sử dụng nhất quán xuyên suốt đề tài nhằm thực thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra của Luận văn .

- Phƣơng pháp thống kê kinh tế, dùng để tính toán các chỉ tiêu bình quân, các tốc độ tăng, các chỉ tiêu cơ cấu và phân tổ các số liệu theo một số tiêu thức nghiên cứu .

- Phƣơng pháp so sánh, đƣợc dùng để đánh giá tăng trƣởng kinh tế chung, tăng trƣởng kinh tế nông, lâm, ngƣ và các bộ phận của nó và phân tích chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Phƣơng pháp này còn đƣợc dùng để xem xét mức độ đạt đƣợc của Quảng Bình so với các địa phƣơng khác và so với chung cả nƣớc.

- Phƣơng pháp chuyên gia: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong nghiên cứu có hiệu quả qua ý kiến và sự tham gia của của lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh qua đó biết đƣợc những yêu cầu khi chuyển sang một cơ cấu tiến bộ. Trong quá trình thực hiện luận văn bản thân đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Hữu Hoài Chủ tịch UBND tỉnh về định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong đó có định hƣớng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Phỏng vấn đồng chí Phan Xuân Khoa Giám đốc Sở Nông nghiệp và nông thôn tỉnh về đánh giá kết quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và định hƣớng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh trong thời gian tới. Phỏng vấn đồng chí Hoàng Văn Mịn Phó giám đốc Sở NN&PTNT về chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi. Phỏng vấn đồng chí Trần Đình Du Phó Giám đốc Sở NN&PTNT về định hƣớng chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành thủy sản. Phỏng vấn đồng chí Trần Vĩnh Đức Phó Giám đốc Sở NN&PTNT về định hƣớng phát triển ngành lâm nghiệp. Phỏng vấn đồng chí Mai Văn Buôi chủ tịch UBND xã Hải Ninh huyện Quảng Ninh, một xã biển bãi ngang về định hƣớng phát triển kinh tế của xã.

- Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo một trình tự liên tục. Yêu cầu đối với phƣơng pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm

sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các điều kiện, sự việc xung quanh. Phƣơng pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra chúng, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các hiện tƣợng xã hội này. Đồng thời đặt quá trình phát triển của hiện tƣợng trong mối quan hệ nhiều hiện tƣợng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng. Bằng phƣơng pháp lịch sử, có thể cho phép chúng ta dựng lại bức tranh khoa học của các hiện tƣợng, các sự kiện lịch sử đã xảy ra.

- Phƣơng pháp lôgích là phƣơng pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dƣới dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Khác với phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgích không đi vào toàn bộ diễn biến, những bƣớc quanh co, thụt lùi của lịch sử; nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra trong lịch sử mà nắm lấy bƣớc phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Nhƣ vậy, phƣơng pháp lôgích cũng phản ánh quá trình lịch sử nhƣng phản ánh dƣới hình thức trìu tƣợng và khái quát bằng lý luận. Có nghĩa là, phƣơng pháp lôgích trình bày các sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình.

2.2.3. Các chỉ tiêu phân tích

- Đánh giá phân tích cơ cấu kinh tế là việc tính các chỉ tiêu và đƣa ra nhận xét các quan hệ tỷ lệ của một nền kinh tế, một ngành kinh tế, một vùng hay một địa phƣơng tại một thời điểm nhất định.

- Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu kinh tế của một địa phƣơng, Tỉnh, Huyện, vùng có những điểm giống và khác với cơ cấu kinh tế của một quốc gia.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình nên việc đánh giá chuyển đổi cơ cấu kinh tế là xem xét sự thay đổi hay chuyển đổi cơ cấu kinh tế qua các năm hoặc các thời kỳ khác nhau. Các chỉ tiêu đƣợc biểu hiện dƣới dạng bảng.

Qua lý giải cho thấy phân tích cơ cấu kinh tế và phân tích chuyển đổi cơ cấu kinh tế có khác nhau. Phân tích cơ cấu kinh tế là phân tích tĩnh, phân tích dọc để đánh giá quan hệ giữa các thành phần trong nền kinh tế, trong một ngành, một vùng, một doanh nghiệp trong một thời gian nào đó. Còn phân tích chuyển đổi, là phân tích động, phân tích ngang để đánh giá diễn biến của cơ cấu các thành phần đó qua các thời gian, để thấy sự chuyển biến của một hiện tƣợng kinh tế. Tuy là hai vấn đề nhƣng trên thực tế hai loại phân tích này thƣờng tiến hành đồng thời cùng một lúc và cũng cùng một hệ thống chỉ tiêu. Khi có hệ thống chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế sau đó đặt các chỉ tiêu này vào dãy thời gian sẽ cho hình ảnh về chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hiện nay nƣớc ta đã chuyển sang sử dụng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) để đo lƣờng đánh giá kết quả sản xuất xã hội ở cả phạm vi vĩ mô lẫn vi mô.

Trong đề tài tập trung nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất (GO và VA) phân theo ngành kinh tế.

Các chỉ tiêu chính:

+ Giá trị sản xuất (GO) và cơ cấu của nó phân theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo địa phƣơng và theo vùng, từng thành phần kinh tế;

+ Giá trị gia tăng (VA) và cơ cấu giá trị gia tăng cùng tiếp cận dƣới các góc độ nhƣ đã nêu đối với GO;

+ Đất đai, cơ cấu đất đai và cây trồng, vật nuôi;

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh quảng bình (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)