1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trƣớc tại Việt Nam nhƣ: Nguyễn Thế Khoa (2013) cho rằng chuyển giá có 2 mặt khác nhau hoàn toàn. Thứ nhất, các doanh nghiệp liên kết, có mối quan hệ công ty gia đình, làm việc theo phƣơng thức xác nhận giá chuyển giao theo giá thị trƣờng, theo kiểu thuận mua vừa bán. Thứ hai, các doanh nghiệp liên kết, có mối quan hệ công ty gia đình, tổ chức giao dịch vẫn theo giá trị thị trƣờng, nhƣng thực chất giá đó không hình thành trên thị trƣờng. Về bản chất hình thức này là giá liên kết, giá chuyển nhƣợng để che dấu hành vi chuyển giá, chứ không hề đƣợc hình thành trên giá trị thực của thị trƣờng một cách độc lập. Nói cách khác, giá đó đƣợc tạo ra qua
nhiều hình thức khác nhau, nhƣng phổ biến nhất là trong mô hình độc quyền. Về cơ sở của hành vi chuyển giá, Lê Xuân Trƣờng (2011) cho rằng: cơ sở cho việc chuyển giá xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch kinh tế. Do vậy, họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Quyền này đƣợc pháp luật về kinh doanh của mọi quốc gia thừa nhận, nó chỉ bị hạn chế bởi các quy định pháp luật có liên quan, chẳng hạn nhƣ pháp luật về cạnh tranh, về thƣơng mại hoặc chính bởi những điều luật về định giá chuyển giao hay quy định chống chuyển giá của các chính phủ.
Về động cơ của hành vi chuyển giá, Lê Xuân Trƣờng (2011) đã khẳng định: động cơ của hành vi chuyển giá, không gì khác, chính là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh xét trên phƣơng diện tổng thể. Việc xác định giá giao dịch giữa các thành viên của các bên liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhƣng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc chuyển giá, nghĩa vụ thuế đƣợc chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngƣợc lại. Nguyễn Xuân Sơn (2012) nhận định trong giai đoạn này các hoạt động chuyển giá của các Công ty FDI không vì tối đa hoá lợi nhuận vẫn diễn ra với các mục đích sau: Xác định giá chuyển giao nhằm thôn tính bên liên doanh; Chuyển giá nhằm tránh thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài; Chuyển giá nhằm thu hồi vốn đầu tƣ về nƣớc để tránh rủi ro trong một thị trƣờng phát triển không ổn định....
Nghiên cứu về phạm vi của hoạt động chuyển giá quốc tế, Phan Thị Thành Dƣơng (2006) bình luận: trên thực tế, chuyển giá thƣờng đƣợc quan tâm đánh giá đối với các giao dịch quốc tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia đƣợc thể hiện rõ hơn. Trong khi đó, do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia nên các nghĩa vụ thuế hình thành từ các giao dịch trong nƣớc ít có sự cách biệt. Vì thế, phần lớn các quốc gia hiện nay thƣờng
chỉ quy định về chuyển giá đối với giao dịch quốc tế. Theo đó, giao dịch quốc tế đƣợc xác định là giao dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên kết mà trong số đó có đối tƣợng tham gia là chủ thể không cƣ trú (non-residents). Sự khác biệt chính yếu nằm ở sự cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia. Một giá trị lợi nhuận chuyển qua giá từ doanh nghiệp liên kết cƣ trú tại quốc gia có thuế suất cao sang doanh nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp. Ngƣợc lại một lƣợng chi phí tăng lên qua giá mua sẽ làm giảm thu nhập cục bộ ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập cao. Trong hai trƣờng hợp đều cho ra những kết quả tƣơng tự là làm tổng thu nhập sau thuế của toàn bộ nhóm liên kết tăng lên.
Về tác động của hành vi chuyển giá, Lê Xuân Trƣờng (2012) cho rằng có hai tác động cơ bản, đó là: làm thất thu ngân sách nhà nƣớc và tạo ra môi trƣờng cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Đồng tình với quan điểm trên, Nguyễn Minh Phong (2012) khẳng định: Chuyển giá không chỉ gây thất thu thuế cho ngân sách các cấp nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn gây méo mó thị trƣờng và gia tăng sự cạnh tranh không lành mạnh, làm thiệt hại đến quyền lợi, môi trƣờng kinh doanh của quốc gia và cả lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp khác… Chuyển giá còn đƣợc doanh nghiệp và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài dùng làm tăng lợi nhuận để đƣợc quyền niêm yết và có giá trị cổ phiếu cao, thu lợi nhuận bổ sung trên sàn giao dịch chứng khoán, thu hồi và rút vốn nhanh ra khỏi Việt Nam, làm ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán, đặc biệt là dòng vốn FDI thực vào và chuyển ra khỏi Việt Nam.