CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho người lao động ở các huyện ngoại thành hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 120 - 134)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NGOẠ

3.2.4 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

3.2.4.1 Mở mang ngành nghề mới và những ngành sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm tại chỗ.

Đây là một yêu cầu mới trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh tế khi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống còn cơ cấu kinh tế và lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Chính vì thế, cần giải quyết số lao động dôi dƣ do sự chuyển đổi cơ cấu này; trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề làm sao tạo việc làm một cách hiệu quả và ổn định cho số lao động này theo phƣơng châm “ ly nông bất ly hƣơng” để tránh sức ép cho khu vực thành thị.

Yêu cầu này đòi hỏi các cấp chính quyền của Thành phố cũng nhƣ bản thân ngƣời lao động phải tìm những hƣớng phát triển ngành nghề phù hợp để

ngƣời lao động ở khu vực ngoại thành yên tâm sản xuất kinh doanh mà không di chuyển vào khu vực thành thị, nhƣ việc phát triển các hoạt động dịch vụ gắn với phục vụ sản xuất nông nghiệp: cung cấp cây, con giống; cung cấp phân bón; cung cấp thông tin thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hình thành và phát triển một số làng nghề mới để cung cấp một số sản phẩm dịch vụ, phục vụ cuộc sống cho ngƣời dân hay khôi phục và phát triển mạnh mẽ những làng nghề thủ công truyền thống trên cơ sở có áp dụng khoa học, kỹ thuật trong một số công đoạn để nâng cao năng suất lao động, làm ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng tốt…

Nếu thành phố làm đƣợc những điều này thì sẽ góp phần to lớn tạo ra một sự ổn định về kinh tế- xã hội của khu vực ngoại thành nói riêng cũng nhƣ tạo ra sự phát triển bền vững cho cả thành phố nói chung

Do yêu cầu tạo việc làm mới trong những năm trƣớc mắt và đặc biệt là tạo việc làm mới cho lao động ngoại thành do bị tác động của quá trình đô thị hoá vì vậy chúng ta cần phải phát triển, mở rộng những ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ may mặc, da giày, các ngành dịch vụ - thƣơng mại… đồng thời đẩy mạnh sự phát triển những làng nghề thủ công truyền thống để thu hút thêm nhiều lao động, đặc biệt là lao động giản đơn. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, chúng ta phải thấy đƣợc rằng do đặc thù của lao động ngoại thành là lao động chƣa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn cũng nhƣ những kỹ năng trong sản xuất vì vậy họ chỉ có thể đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của những công việc giản đơn, hơn nữa lực lƣợng lao động ở đây rất đông vì vậy, để đáp ứng nhu cầu giải quyết lao động dƣ thừa và tạo thêm việc làm đòi hỏi chúng ta bên cạnh việc phát triển những ngành công nghệ cao thì cũng phải phát triển những ngành ở trình độ kỹ thuật trung bình.

3.2.4.2 Phát triển mạnh các trung tâm dịch vụ việc làm theo hướng nâng cao chất lượng để thu hút người lao động

Hình thành hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm đủ mạnh để thực hiện môi giới công ăn việc làm, tạo cơ hội để ngƣời tìm kiếm việc làm và ngƣời sử dụng lao động gặp nhau, nhằm thiết lập những mối quan hệ việc làm, lƣu ý đến tình hình những chỗ làm việc trống, sự thích hợp của ngƣời làm việc, mong muốn thay đổi công việc của ngƣời lao động. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp trên địa bàn tìm đƣợc lao động thích hợp.

Trung tâm giới thiệu việc làm còn thực hiện chức năng tƣ vấn nghề nghiệp, giúp ngƣời lao động nhận thức đƣợc về những nhân tố quyết định quá trình lựa chọn nghề nghiệp, cung cấp thông tin và các trợ giúp để ngƣời lao động lựa chọn đƣợc nghề nghiệp thích hợp, đem lai hiệu quả công việc và thu nhập cao cho từng ngƣời lao động.

Với phƣơng châm giải quyết việc làm là trách nhiệm của tất cả mọi ngƣời, của các cấp, các ngành. Chính vì vậy, Thành phố đã cung cấp những cơ sở pháp lý để tồn tại song song hai hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm: trung tâm dịch vụ việc làm của nhà nƣớc, các đoàn thể, hội và của tƣ nhân. Nhờ vậy, các trung tâm này đã thu hút một lƣợng không nhỏ lao động vào đây học nghề, trang bị về trình độ chuyên môn kỹ thuật; đảm bảo hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và cung cấp thông tin cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về những yêu cầu của nhau nhƣ yêu cầu về chất lƣợng, độ tuổi, số lƣợng và mức lƣơng đối với bên cầu về việc làm còn yêu cầu của bên cung về lao động là điều kiện làm việc, mức lƣơng, công việc, làm công việc gì... nếu khi họ thống nhất đƣợc thì có nghĩa là việc làm đã xuất hiện. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì các TTDVVL vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong tạo việc làm cho ngƣời lao động, trong đó có khu vực ngoại thành. Những hạn chế đó là:

- Tuy đã đƣợc củng cố và tăng cƣờng các biện pháp quản lý về mặt nhà nƣớc, đối với các trung tâm dịch vụ, nhƣng ngoài những trung tâm đã đƣợc thành lập với những chức năng, nhiệm vụ quy định thì hiện nay vẫn còn nhiều TTDVVL do tƣ nhân thành lập, với mục đích hoạt động này nhƣng lại hoạt động trong các lĩnh vực khác hoặc không hoạt động. Do đó, rất khó khăn cho công tác quản lý và kiểm tra. Theo báo cáo nhanh của Sở LĐTB - XH Hà Nội, trong cuộc kiểm tra đầu năm 2006, trong số doanh nghiệp đƣợc kiểm tra thì mới chỉ có khoảng 11 doanh nghiệp hoạt động theo đúng đăng ký trên tổng số khoảng 600 doanh nghiệp. Đây chính là khoảng trống về quản lý do số doanh nghiệp này là của các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc, tự ý đặt ra mức thu lệ phí giới thiệu việc làm nhƣng hiệu qủa giới thiệu việc làm rất thấp, cá biệt ở một số nơi có hiện tƣợng lừa gạt ngƣời lao động, thu phí cao nhƣng không giới thiệu việc làm, gây bất bình trong dƣ luận xã hội.

- Cơ sở vật chất của nhiều trung tâm còn nhỏ bé, trang thiết bị chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác DVVL. Hệ thống dịch vụ việc làm, chƣa có những trung tâm mạnh, chƣa tạo đƣợc sự liên kết để khai thác thế mạnh của từng trung tâm dịch vụ việc làm.

- Trong các hoạt động chính của TTDVVL là: dạy nghề, cung cấp lao động cho những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và tƣ vấn cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động về pháp luật lao động, về chế độ chính sách... thì hiện nay, hoạt động chủ yếu của các trung tâm này chủ yếu vẫn là dạy nghề ngắn hạn, còn số ngƣời đƣợc trung tâm DVVL giới thiệu việc làm còn thấp so với nhu cầu xã hội.

- Đội ngũ cán bộ của các trung tâm còn thiếu về kiến thức tƣ vấn, hƣớng nghiệp cho ngƣời lao động, kinh nghiệm về quản lý lao động, quản lý hoạt động DVVL chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Theo số liệu thì hiện nay, trong 11 TTDVVL có dạy nghề đóng trên địa bàn thành phố có 345 ngƣời, trong đó số

giáo viên là 241 ngƣời trong đó mới đa phần là trình độ đại học và cao đẳng còn lại là trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật.

- Số TTDVVL này vẫn tập trung chủ yếu ở những quận nội thành. Do đó, chƣa thật sự nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động của khu vực ngoại thành. Đặc biệt, số lao động ở khu vực ngoại thành muốn tìm việc, học nghề hay đƣợc tƣ vấn về những nội dung có liên quan đến lao động, việc làm vẫn chƣa tìm đến các TTDVVL nhiều. Vì thế, đối với khu vực này các trung tâm vẫn chƣa thực sự trở thành một phần của thị trƣờng lao động.

Vì vậy, mục tiêu trong giai đoạn 2006 -2010, hệ thống TTDVVL sẽ tƣ vấn cho khoảng 60.000 đến 70.000 ngƣời/năm, đảm bảo giới thiệu và cung ứng việc làm cho khoảng 18000 - 20.000 lao động/năm, trong đó lao động của khu vực ngoại thành chiếm khoảng 45%.

Để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm hỗ trợ ngƣời nghèo, trong thời gian tới thành phố cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó cần tập trung những trọng tâm sau:

- Tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng và trình độ chuyên nghiệp hoá của các trung tâm dịch vụ việc làm. Trƣớc mắt cần tăng từ 13 lên 20 trung tâm dịch vụ việc làm trong diện quy hoạch. Đặc biệt thành phố cần chọn lọc một trung tâm làm thƣờng trực giúp Sở LĐTBXH theo dõi, hƣớng dẫn, đôn đốc các trung tâm còn lại hoạt động đúng theo pháp luật, thống nhất với chủ trƣơng của Thành phố, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu tƣ vấn giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phát triển mạng lƣới các trụng tâm dịch vụ việc làm ở các huyện ngoại thành, nơi thị trƣờng sức lao động phát triển nhanh, và ngày càng mạnh. Đồng thời nối mạng thông tin giữa các trung tâm. Chính điều này làm giảm chi phí trực tiếp (chi phí đi lại) và chi phí cơ hội (thời gian lao động) của ngƣời nghèo, phá bỏ một trong những rào cản cơ hội tiếp xúc dịch vụ việc làm của ngƣời nghèo.

- Sở LĐTBXH chủ trì việc thiết lập trang thông tin chính thức về dịch vụ việc làm của Thành phố trên mạng internet nối với cổng giao tiếp điện tử Thành phố, tạo thuận lợi cho mọi ngƣời có khả năng tiếp cận với thông tin một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Ngoài ra cần coi trọng các hội chợ lao động việc làm thƣờng xuyên và định kỳ, với quy mô lớn, mở rộng đến các địa phƣơng lân cận.

3.2.4.3 Tạo việc làm thông qua chương trình Mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động.

Thông qua chƣơng trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm mà trong đó là nguồn vốn vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, với mục tiêu trong giai đoạn 2000- 2010, quỹ sẽ hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu ngƣời, với doanh số cho vay cả thời kỳ đạt 9.800 tỷ đồng, nâng mức vay bình quân cho mỗi một chỗ làm hiện nay từ 3 triệu đồng lên 6- 9 triệu đồng chƣa kể nguồn vốn sẵn có của ngƣời có nhu cầu vay phụ thêm vào.

Nhƣ vậy, đây là một giải pháp cần thiết để tạo việc làm cho lao động ngoại thành trong quá trình đô thị hoá do ngƣời lao động ở đây thiếu về vốn, trang thiết bị kỹ thuật nên có nguồn vốn này hỗ trợ, ngƣời lao động có thể phát triển sản xuất, tự tạo việc làm cho mình bằng nhiều hình thức khác nhau: chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở hàng kinh doanh nhỏ về thƣơng mại hoặc dịch vụ... Hoặc thông qua nguồn vốn vay này mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất tƣ nhân gia đình có thể đầu tƣ sản xuất hay phát triển một ngành nghề mới, sản phẩm mới qua đó đảm bảo tạo thêm việc làm.Trong giai đoạn, 2001 - 2005, với nguồn vốn của TW đầu tƣ là 54,743 tỷ đồng thì đến năm 2002 thành phố cũng đầu từ thêm khoảng 10- 20 tỷ đồng làm tăng nguồn vốn vay của quỹ lên vào khoảng 80 - 100 tỷ đồng với mục đích giải quyết việc làm cho khoảng 20.000- 30.000 trong trong giai đoạn 2003 -2005. Nhƣ vậy, với mục tiêu trong giai đoạn 2006 - 2010, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 90.000 lao động, trong đó

khu vực ngoại thành chiếm 45% thì việc tham gia của nguồn vốn này vào quá trình tạo việc làm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn thấp so với yêu cầu, chính vì vậy theo hàng năm quỹ cần đƣợc bổ xung thêm khoảng 15- 20 tỷ đồng và số tiền cho vay trung bình tăng lên khoảng 30 triệu đồng với thời hạn 2 năm cho một đối tuợng đƣợc vay vốn.

Bên cạnh việc hỗ trợ tiền, Thành phố cần hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề truyền thống (làng nghề, kinh tế trang trại…) từ nguồn hỗ trợ dạy nghề của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và vay vốn tín dụng ƣu đãi để tạo việc làm cho ngƣời lao động; Đồng thời tăng nguồn lực đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn vùng chuyển đổi đất để hỗ trợ tái định cƣ, dạy nghề và hỗ trợ ngƣời lao động di chuyển tham gia vào thị trƣờng lao động. Nghiên cứu hình thành quỹ hỗ trợ việc làm, dạy nghề, tạo việc làm cho đối tƣợng bị thu hồi đất ở các huyện trong quỹ hỗ trợ dạy nghề quốc gia. Tăng cƣờng vốn cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm. Ƣu tiên cho lao động vùng bị thu hồi đất tham gia các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của Thành phố và chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm thời kỳ 2006-2010, tập trung hỗ trợ ngƣời lao động trong đào tạo nghề, vay vốn với lãi suất ƣu đãi, ƣu tiên và hỗ trợ lao động thanh niên ở khu vực này đƣợc đào tạo nghề để đi xuất khẩu lao động.

Đối với các địa phƣơng, cần căn cứ vào diện tích đất thu hồi hỗ trợ một khoản tiền đào tạo nghề cho ngƣời có đất bị thu hồi. Cần nghiên cứu để sử dụng nhƣng khoản tiền này một cách có hiệu quả để ngƣời lao động có đƣợc nghề nghiệp chuyên môn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, có cơ hội để đƣợc tuyển dụng làm việc lâu dài. …; Hình thành quỹ hỗ trợ việc làm, dạy nghề ở mỗi huyện và xã để có điều kiện tập trung hỗ trợ đủ cho những ngƣời lao động có nhu cầu tìm việc.

Đối với các tổ chức dạy nghề, để thực hiện công tác đào tạo có kết quả tốt,

cần khảo sát, nghiên cứu xây dựng chƣơng trình đào tạo, dạy nghề gắn với nhu cầu của sự phát triển của các doanh nghiệp tại địa phƣơng; đồng thời cần tăng cƣờng lực lƣợng nòng cốt để mở rộng mạng lƣới dạy nghề, hƣớng dẫn dạy nghề cho các cơ sở tại huyện, xã.

Về phía ngƣời lao động đƣợc hƣởng lợi từ nguồn vốn này phải thấy rằng đây là vốn cho vay chứ không phải là chia cho mọi ngƣời vì thế phải đảm bảo dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả vì đây chỉ là cơ sở để cho họ tự vƣơn lên, phát triển kinh tế tạo việc làm cho mình đồng thời có thể hỗ trợ cho ngƣời khác cùng phát triển kinh tế.

3.2.4.4 Thực hiện liên kết kinh tế.

Liên kết kinh tế là tất yếu khách quan trong sản xuất hàng hoá. Trong nông nghiệp ở nƣớc ta trong những năm gần đây xuất hiện một số mô hình liên kết kinh tế có hiệu quả giữa công ty, doanh nghiệp với nông dân trong qua trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, chúng ta thƣờng nói đến liến kết 4 nhà "Nhà nƣớc, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp". Có ý kiến thêm Ngân hàng, tƣ thƣơng... Sự liên kết này cho phép thống nhất phối hợp giữa lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp và kinh tế nông thôn với các ngành sản xuất khác có năng suất lao động, công nghệ cao hơn thuộc các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ để khai thác các nguồn lực về nguyên liệu, lao động nhờ đó mà những việc làm mới đƣợc tạo ra.

Liên kết kinh tế - thực chất là "phƣơng thức hợp đồng" cho phép thoả mãn đƣợc ba yêu cầu về cung cấp vốn, công nghệ, và tạo thị trƣờng cho hộ nông dân sản xuất nhỏ, nhờ đó tạo ra và duy trì đƣợc khả năng tái sản xuất mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho người lao động ở các huyện ngoại thành hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 120 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)