Hài hoà thủ tục giữa phía Việt Nam và nhà tài trợ Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA nhật bản trong lĩnh vực giáo dục ở việt nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 120)

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng khả năng thu hút và hiệu quả sử dụng ODA

3.3.2.1. Hài hoà thủ tục giữa phía Việt Nam và nhà tài trợ Nhật Bản

Bản:

Hài hoà thủ tục trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án cũng như hài hoà trong quy chế đấu thầu dự án từ cả hai phía Chính phủ và nhà tài trợ là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản. Hàng trăm nhà tài trợ song phương, đa phương, cũng như các tổ chức, thì mỗi nhà tài trợ đều có những quy chế, thủ tục riêng. Vì thế, Chính phủ Việt Nam cũng như các bộ ngành phải nghiên cứu kỹ các quy chế, thủ tục riêng của phía Nhật để hiểu rõ và từ đó có thể áp dụng một cách có hiệu quả. Hơn nữa, cả phía Việt Nam và phía Nhật Bản một khi đã bắt tay cùng hợp tác thì phải cùng đứng ra chia sẻ, giải quyết những khó khăn.

Vừa qua tại Hội nghị cấp cao Rome về thủ tục tổ chức vào ngày 24-25/2/2003, Việt Nam đã được xem là một trong những lá cờ đầu về hài hòa thủ tục dự án. Đồng thời, Hội nghị cũng đưa ra một số hướng để Việt Nam có thể phối hợp với các nhà tài trợ tốt hơn:

Với nhóm các nhà tài trợ đồng tư tưởng (LMDG)

- Hoàn thành cuốn từ điển thuật ngữ về hợp tác phát triển để đào tạo thí điểm cho các dự án nhóm LMDG tài trợ.

- Thực hiện chương trình nâng cao năng lực để đưa ra các thủ tục về hài hòa và nâng cao năng lực quản lý dự án thông qua các hoạt động đào tạo với việc thành lập quỹ ủy thác.

Với JICA và JBIC : Triển khai ma trận hài hòa thủ tục với các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn.

- Đấu thầu: Ban hành Pháp lệnh đấu thầu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và ban hành các quy định chung về đấu thầu cạnh tranh trong nước.

- Quản lý dự án: Tổ chức Hội nghị chung, kiểm điểm tình hình thực hiện dự án.

Với các nhà tài trợ song phương khác: Tiếp tục chuẩn bị sổ tay hướng dẫn chung.

3.3.2.2. Tăng cƣờng hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch giải ngân:

Đây là một khâu rất quan trọng trong tiến trình thực hiện các dự án ODA của Nhật vì nó quyết định đến hiệu quả của việc thực hiện dự án đầu tư. Vì vậy, khi lập kế hoạch cho dự án, Chính phủ và BKH&ĐT, BGD&ĐT phải xác định rõ mức vốn đối ứng, hình thức đóng góp và nguồn đóng góp (từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hay ngân sách bộ, ngành thực hiện dự án). Khi xây dựng các kế hoạch năm về giải ngân, thì phải căn cứ vào các điều ước quốc tế về ODA Nhật Bản đối với chương trình dự án, và phải chấp hành sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng kế hoạch. Đồng thời cũng phải chú ý đến khả năng thực thi của dự án và dự báo các tác động khách quan có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án: điều kiện nhân lực, thời gian, vật chất tối thiểu cho các hoạt động như thủ tục xét thầu, trình duyệt, rút vốn...

Việc bố trí danh mục, chương trình dự án ODA của Nhật trong năm cần phải tuân thủ các nguyên tắc bố trí như: chỉ đưa vào danh mục chương trình, dự án đã được ký kết hiệp định hay chắc chắn có khả năng rút vốn trong năm kế hoạch, giá trị rút vốn được tính trên cơ sở khả năng thanh toán cho các hoạt động của dự án trong năm kế hoạch.

Đồng thời, trong khi tiến hành phải bồi dưỡng đào tạo cán bộ trong công tác lập kế hoạch, để cán bộ có thể tích luỹ thêm kinh nghiệm, lập kế hoạch tốt hơn, phù hợp với yêu cầu của phía Việt Nam và phía nhà tài trợ cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

3.3.2.3. Giải quyết tốt vấn đề vốn đối ứng:

Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA Nhật là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía Nhật trong các hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các dự án vay vốn của Chính phủ Nhật Bản thường yêu cầu vốn trong nước chiếm từ 15% - 30% tổng giá trị dự án, các dự án viện trợ của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc thường cũng đòi hỏi trong nước khoảng 20% giá trị dự án.

Vì vậy, đối với các dự án vốn vay, cơ quan tiếp nhận dự án phải chú trọng đến việc lập kế hoạch vốn đối ứng sớm, có như vậy mới có thể giải ngân được nguồn vốn vay và không làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Phải chăng Nhà nước cũng như các lãnh đạo các ngành, các địa phương mới hầu như chỉ dựa vào nguồn vốn đối ứng rút từ ngân sách nhà nước mà còn thiếu những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy nội lực tiềm tàng trong dân. Bởi chính nguồn vốn trong dân là biện pháp bổ sung vốn đối ứng mà Nhà nước cũng như các ngành, các địa phương cần xem xét và cân nhắc, nhất là trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Mặt khác, Bộ tài chính cũng cần có những quy định cụ thể hơn về cơ chế vốn đối ứng để đảm bảo vốn đối ứng được cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án, thống nhất cơ chế vốn đối ứng đối với những dự án cùng loại. Đồng thời cũng cần tăng cường quản lý và sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA Nhật Bản phù hợp với quy định của Chính phủ và không được sử dụng vốn đối ứng ngoài các mục đích, nội dung của dự án.

3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong giáo dục Việt Nam thời gian tới:

3.3.3.1. Xác định rõ trách nhiệm từng đối tƣợng tham gia dự án ODA:

Trong việc tham gia dự án ODA dành cho phát triển giáo dục, các bộ, ngành cùng các cơ quan liên quan thực hiện các chức năng khác nhau trong việc khuyến

khích các nhà tài trợ đưa ra các dự án khả thi về phát triển giáo dục, cũng như vận động các nhà tài trợ thực hiện các dự án đó và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật trong giáo dục sao cho có hiệu quả. Chẳng hạn như BGD & ĐT cần nghiên cứu, quy hoạch các dự án ODA dành cho giáo dục khả thi; Bộ Tài chính mở rộng quan hệ với các đối tác, thúc đẩy tiến độ giải ngân của các dự án; các đơn vị, địa phương có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện dự án, hiệu quả sử dụng vốn; Ban quản lý dự án cần có các biện pháp thực thi để vốn ODA dành cho giáo dục không bị thất thoát mà được sử dụng sao cho có hiệu quả, đặc biệt là đối tượng được trực tiếp thụ hưởng những kết quả do dự án mang lại. Vì vậy, tất cả các đối tượng tham gia dự án phải nỗ lực trong khả năng của mình để hoàn thành trách nhiệm của mình giúp cho từng khâu, từng công việc của dự án, được hoàn thành đúng thời hạn, sao cho dự án đạt hiệu quả cao nhất.

3.3.3.2. Cải thiện và chia sẻ thông tin:

Trong thời đại cách mạng về khoa học công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, thì việc cải thiện và chia sẻ thông tin là một trong những giải pháp quan trọng giúp giải quyết được nhanh, và hiệu quả hơn công việc cần làm. Vì vậy, cần tăng cường trao đổi thông tin giữa phía Việt Nam và Nhật Bản để giúp hai bên hiểu biết lẫn nhau hơn, sự phối hợp nhờ đó có hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Có nghĩa là hai bên cùng phân tích, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung cũng như đặc điểm, thực trạng và tình hình nền giáo dục ở Việt Nam nói riêng, dựa trên một số nội dung cụ thể như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường phổ thông, đại học, trường dạy nghề; nội dung chương trình đào tạo, quy mô, chất lượng hiệu quả giáo dục ở từng cấp, từng loại hình, địa phương…. Nhà tài trợ cũng cần cải thiện quá trình chia sẻ thông tin và số liệu về kế hoạch và hoạt động hiện tại của họ ở Việt Nam. Đồng thời, nên tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị, các cuộc thảo luận để tăng thêm nhiều cơ hội đối thoại giữa Chính phủ và các tổ chức tài trợ. Vì chính thông qua đối thoại mà hai bên sẽ hiểu nhau hơn và thúc đẩy quá trình phát triển mối quan hệ đối tác, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

cơ quan quản lý vĩ mô như: Bộ Tài chính, BKH & ĐT, BGD & ĐT để cùng khai thác và chia sẻ thông tin quản lý. Trong bộ ngành quản lý ODA chi cho phát triển giáo dục cũng cần thiết lưu ý hệ thống thông tin nội ngành. Đặc biệt, nên thành lập một thư viện hay một ngân hàng dữ liệu điện tử để lưu trữ được số lượng lớn các kết quả nghiên cứu đã thu được để các nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn, các cơ quan và các cán bộ quan tâm đến vấn đề này có thể tiếp cận được dễ dàng. Có như vậy thì hiệu quả công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA mới được nâng cao.

3.3.3.3. Phát huy vai trò chủ động và tham gia tích cực của phía Việt Nam: Việt Nam:

Trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện các chương trình, dự án ODA, tính chủ động của bên nhận hỗ trợ có vai trò quyết định đảm bảo thực hiện thành công dự án và sự phát triển bền vững sau dự án. Các nhà tài trợ thường nhấn mạnh vai trò làm chủ của nước tiếp nhận viện trợ, coi đó như là “người cầm lái con thuyền phát triển”. Vai trò chủ động của bên nhận viện trợ cần phải được đề cao ngay cả từ khâu đề xuất nhu cầu viện trợ, hình thành và thiết kế dự án, tổ chức thực hiện và theo dõi đánh giá kết quả. Nhìn chung, các nhà tài trợ phải căn cứ vào các nghiên cứu đánh giá ngành của chuyên gia tư vấn để xác định các lĩnh vực tài trợ. Vì vậy, các nghiên cứu ngành của các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực giáo dục hay các cơ quan nghiên cứu độc lập thực hiện vai trò quan trọng trong việc định hướng các khoản đầu tư tương lai của các nhà tài trợ. Xuất phát từ nhận định này, các cơ quan chủ quan phải có quan điểm chủ động trong điều hành và định hướng chuyên gia để họ tập trung vào những dự án cần được ưu tiên đầu tư thực sự.

3.3.3.4. Nâng cao năng lực quản lý dự án ODA của Nhật Bản

Năng lực của các ban quản lý dự án phụ thuộc phần lớn vào năng lực cá nhân của những cán bộ phụ trách dự án, từ cán bộ quản lý cấp địa phương đến các cán bộ quản lý cấp trung ương. Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý này là yếu tố sống còn quyết định sự thành công của dự án. Nhưng theo đánh giá của các cơ quan quản lý và một số nhà tài trợ nước ngoài thì năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ

của những cán bộ tham gia quản lý, thực hiện các dự án ODA còn hạn chế, nên ảnh hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả thực hiện dự án. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả sử dụng của các dự án ODA trong ngành giáo dục thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý bằng các nguồn vốn này là rất quan trọng. Trong thời gian tới, Chính phủ cũng như các bộ ngành cần tập trung nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ bằng các biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược cán bộ chuyên trách quản lý, kết hợp đào tạo tại chỗ cán bộ hiện có với đào tạo lâu dài đội ngũ cán bộ kế cận.

- Khuyến khích các cán bộ quản lý tự nghiên cứu nâng cao năng lực về chuyên môn và ngoại ngữ trong việc mình phụ trách.

- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý dự án ODA, các chương trình đào tạo cần được thiết kế cho từng chức danh khác nhau của ban quản lý dự án, và cần có đánh giá sau đào tạo và cấp chứng chỉ.

- Áp dụng những biện pháp nhằm thu hút các cán bộ có năng lực và trình độ từ các nơi khác tham gia vào việc thực hiện các dự án vay vốn và tài trợ.

- Tổ chức các khoá đào tạo mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, kể cả chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy; cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo do các cơ quan trung ương, viện nghiên cứu trường đại học tổ chức và các khoá đào tạo về quản lý ở nước ngoài.

- Vận động các nhà tài trợ nước ngoài tài trợ cho các khoá học nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý

3.3.3.5. Đẩy mạnh công tác theo dõi và đánh giá dự án:

Công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA Nhật Bản là một công việc rất quan trọng và cũng rất khó khăn, nhất là việc đánh giá các dự án về giáo dục và đào tạo. Thông thường công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các dự án ODA bao gồm những bước sau :

- Xác định và cập nhật các thông tin về tiến độ thực hiện như là việc giải ngân thực tế vốn ODA, khối lượng công việc đã đạt được.

- Phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị với các cơ quan liên quan biện pháp để giải quyết.

- Lập báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án ODA Nhật.

Công tác theo dõi và đánh giá các dự án ODA Nhật Bản thực hiện trong ngành giáo dục càng quan trọng và đòi hỏi nhiều phức tạp hơn vì mục tiêu của các dự án này là hướng về con người, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy cần chú trọng đến việc theo dõi hiệu quả lâu dài cũng như tính bền vững, các tác động của việc thực hiện dự án tới toàn xã hội, chứ không thể chỉ đánh giá trên bề mặt những con số thu được. Có thể áp dụng các biện pháp sau để đẩy mạnh công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA trong ngành giáo dục:

Thiết lập một bộ phận chuyên trách theo dõi và quản lý các dự án ODA với nhiệm vụ chính :

- Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án ODA Nhật Bản.

- Cung cấp các thông tin liên quan cho các bên liên quan để kịp thời bố trí vốn đối ứng.

- Thu thập các báo cáo theo dõi định kỳ từ các cơ quan thực hiện, phân tích tìm ra những vướng mắc để thành phố và cấp cao hơn giải quyết.

Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê đánh giá tình hình thực hiện dự án ODA.

Các ban quản lý dự án cần coi trọng trong công tác báo cáo tình hình thực hiện dự án, tránh tình trạng sơ sài, nặng về số liệu, ít phần kiến nghị và giải pháp. Các ban quản lý cũng cần phải chủ động trong việc gửi báo cáo thường xuyên theo đúng thời gian đã được quy định.

Tổ chức các cuộc giao ban định kỳ, hội nghị kiểm điểm để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Ngoài ra cũng cần phải có thêm những dẫn chứng thuyết phục về thành công hay thất bại của các dự án đã thực hiện. Chính phủ cần đánh giá sâu sắc hơn một số dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA nhật bản trong lĩnh vực giáo dục ở việt nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)