Những nội dung đã thực hiện có kết quả tốt và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng (Trang 75 - 77)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG Về HOạT ĐộNG ĐÁNH GIÁ MứC Độ HOÀN THÀNH CÔNG VIệC

3.3.1. Những nội dung đã thực hiện có kết quả tốt và hạn chế

3.3.1.1. Những nội dung đã làm tốt

+ Từ đầu năm, toàn bộ nhân viên đƣợc hƣớng dẫn viết Bảng đăng ký thi đua phấn đấu thực hiện cho cả năm, nội dung trong cam kết này là đăng ký các hình thức thi đua: lao động tiến tiến hoặc chiến sĩ thi đua.

+ Đã thiết lập đƣợc một Bảng chấm điểm thi đua dựa trên các tiêu chí làm cơ sở cho việc xem xét đăng ký thi đua từ đầu năm.

+ Có hƣớng dẫn viết bản kiểm điểm cuối năm, trong đó đề cấp đến các ƣu điểm mà cá nhân đó đạt đƣợc trong năm, đồng thời cũng nêu lên những tồn tại cần khắc phục.

+ Phòng Tổ chức cán bộ là nơi tổng hợp và lƣu giữ các Bảng đăng ký thi đua, Bảng chấm điểm, Bảng tự kiểm điểm và kết quả thi đua, phân loại cuối năm của từng cá nhân.

+ Các nhân viên có chuẩn bị một Bảng tự kiểm điểm theo mẫu trong đó có nêu những thành quả đạt đƣợc và khuyết điểm cần phải sửa chữa phục vụ cho công tác phân loại cán bộ công chức cuối năm, có bảng tự chấm điểm phục vụ công tác xem xét thi đua.

+ Đã tổ chức cuộc họp xem xét đánh giá công việc vào cuối năm hoặc vào những đƣợc sơ kết có khen thƣởng đột xuất trong đó tập thể góp ý cho những ƣu điểm và tồn tại của từng nhân viên.

+ Kết quả đánh giá có ảnh hƣởng đến tiền lƣơng hoặc thăng tiến. Tuy nhiên, những ảnh hƣởng này thƣờng không đáng kể hoặc hình thức.

+ Có sự phản hồi của nhà quản lý ngay tại cuộc họp xem xét đánh giá. Tuy nhiên, sự phản hồi chỉ mang tính tổng hợp ý kiến tập thể góp ý.

+ Kết quả đánh giá thƣờng theo xu thế là tất cả đều tốt, điều này thƣờng là không tốt khi mọi ngƣời thƣờng không thẳng thắn trong đánh giá mức độ hoàn thành công việc; đánh giá theo xu hƣớng bình quân chủ nghĩa.

+ Do công tác hoạch định chƣa làm tốt từ đầu kỳ nên công tác đánh giá chỉ là việc liệt kê những thành quả đã làm đƣợc và những tồn tại, không đối chiếu với cam kết về trách nhiệm, kết quả đạt đƣợc và yêu cầu về năng lực đƣợc xây dựng trong giai đoạn hoạch định công việc.

+ Kết quả đánh giá ít phản ánh chính xác năng lực và cống hiến của nhân viên.

+ Một năm mới tiến hành họp để xem xét, đánh giá một lần chƣa phù hợp, khoảng cách quá dài làm cho việc xem xét, đánh giá chỉ chú trọng vào công việc đã làm gần thời gian đánh giá.

3.3.1.2. Tồn tại

+ Nhân viên chƣa tham gia vào việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá cho chính mình;

+ Các yếu tố về đánh giá không đƣợc định nghĩa cụ, thể rõ ràng; Các tiêu chuẩn đánh giá không đƣợc định lƣợng cụ thể, nên khó nhận biết, chung chung;

+ Nhân viên không nắm rõ các tiêu chuẩn thực hiện công việc.

+ Việc lập hồ sơ theo dõi công việc của cá nhân tại các đơn vị không phải là yêu cầu bắt buộc. Do đo, cả lãnh đạo các đơn vị và nhân viên không thƣờng xuyên duy trì hồ sơ công việc dẫn đến việc có thể bỏ sót những việc đạt đƣợc ở đầu kỳ, chỉ chú trọng xem xét, đánh giá các công việc mới phát sinh.

+ Chậm cập nhật hoặc không cập nhật những thay đổi khi mục tiêu của tổ chức thay đổi; các vai trò và vị trí của nhân viên cũng không đƣợc điều chỉnh khi mục tiêu thay đổi. Nhất là khi luân chuyển nhân viên từ đơn vị này sang đơn vị khác.

+ Nhà lãnh đạo cũng chƣa hoàn toàn cung cấp kinh nghiệm và cơ hội phát triển cho nhân viên ở mức độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)