2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI
2.3.1 TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘ
tính phức tạp.
Mặc dù hàng năm, Thành phố đã đƣa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy hơn nữa nhiệm vụ tạo việc làm cho lực lƣợng lao động thủ đô nhƣng chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn. Theo một số công trình nghiên cứu, với tình hình đô thị hoá nhƣ hiện nay thì diện tích đất ở bị thu hồi là 60% và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 40% nên khu vực ngoại thành vẫn tiếp tục là khu vực bị thu hồi nhiều nhất về diện tích. Vì thế, tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực này vẫn tiếp tục tăng cao.
Tuy nhiên, sau khi xem xét về tình trạng lao động của khu vực ngoại thành đƣợc phân bổ vào các ngành hay các thành phần kinh tế, chúng ta thấy ngoài số lƣợng lao động ở khu vực này đƣợc tạo việc làm thì ở đây vẫn còn khoảng 1,1% đến gần 3% số lao động bị thất nghiệp.
Bảng 2.18 Lao động không có việc làm ở khu vực ngoại thành Hà nội. Đơn vị: ngƣời, %
2002 2003 2004 2005
Số lƣợng 9.845 12.289 18.816 6.894
Tỷ lệ 1.47 1.88 2.89 1.13
Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2002 - 2005. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong 4 năm 2002 -2005 là 1,84%/năm tƣơng đƣơng với 11.961 ngƣời/năm. Tổng cộng trong 4 năm, chúng ta có 47.844 ngƣời cần phải giải quyết việc làm, chƣa kể đến số ngƣời hàng năm bƣớc vào độ tuổi lao động ở khu vực này (khoảng trên 20.000 lao động).
Thông qua số liệu ta thấy, dù tỷ lệ thất nghiệp trung bình của khu vực ngoại thành trong 4 năm qua chỉ khoảng gần 2% nhƣng tính ổn định không cao, luôn luôn biến động. Nó cho thấy diễn biến của tình trạng này sẽ còn phức tạp trong thời gian tới, khi mà tốc độ đô thị hoá sẽ diễn ra ngày một nhanh hơn. Đây là vấn đề cấp bách, đòi hỏi Thành phố phải có những giải pháp mang tính toàn diện để vừa tạo ra sự chuyển biến cho khu vực ngoại thành trong lĩnh vực lao động - việc làm vừa tạo ra động lực làm cho khu vực này tiến kịp với sự phát triển của thành phố. Có 4 vấn đề cần chú ý:
Một là, trong số 18.816 ngƣời lao động thất nghiệp của khu vực ngoại
thành Hà Nội, thì số lao động ở độ tuổi từ 15- 24 là 8.035 ngƣời chiếm 42,7%. Ta nhận thấy, lực lƣợng lao động không có việc làm của khu vực ngoại thành Hà Nội đa phần là trẻ, và xu hƣớng trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục gia tăng. Vấn đề đặt ra là thành phố sẽ phải làm gì để giảm số lƣợng thất nghiệp này xuống, bằng cách nào để tạo nhiều việc làm phù hợp với điều kiện và khả năng của khu vực này. Đây là lực lƣợng năng động, sẽ có đóng góp nhiều cho sự phát triển của thủ đô nếu chúng ta biết khai thác một cách hợp lý.
Hai là, qua số liệu về tình trạng thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong
năm 2004, chúng ta còn thấy một vấn đề hết sức cấp bách nữa đang đặt ra đối với khu vực ngoại thành trong quá trình đô thị hoá. Đó là do số lao động ở lứa
tuổi từ 35 tuổi trở lên là 6.730 ngƣời, chiếm 35,77% số lao động thất nghiệp. Số ngƣời này đã gắn bó với sản xuất nông nghiệp từ lâu, rất khó có thể chuyển đổi sang một ngành nghề mới hay một lĩnh vực mới do sự hạn chế về trình độ nhận thức, độ tuổi cao nên rất khó khăn trong quá trình đào tạo tay nghề.
Ba là, không chỉ lao động có học vấn thấp mới bị thất nghiệp mà có cả
những lao động có trình độ học vấn cao cũng bị thất nghiệp. Hơn nữa, trình độ học vấn còn tỷ lệ thuận với tỷ lệ thất nghiệp. Trong số lao động bị thất nghiệp năm 2004, tỷ lệ lao động không biết chữ chiếm 2,36% còn số lao động có trình độ văn hoá đạt từ PTTH trở lên lại chiếm cao nhất với 42,78%. Đây là đặc điểm riêng của lao động ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Nó thể hiện tâm lý của ngƣời lao động còn lựa chọn việc làm, muốn tìm những công việc có thu nhập cao tƣơng xứng với trình độ. Cũng cần nói thêm là, không chỉ số lao động giản đơn, lao động chƣa qua đào tạo mới thất nghiệp mà chính số lao động đã qua đào tạo cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong số 18.816 lao động thất nghiệp năm 2004, thì có tới 33,12% lao động đã qua đào tạo, tƣơng ứng với 6.231 ngƣời, còn tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo bị thất nghiệp là 66,88%, gấp đôi so với lao động đã qua đào tạo. Nhƣ vậy, trong 3 lao động bị thất nghiệp thì số lao động qua đào tạo là1 ngƣời còn số lao động chƣa qua đào tạo là 2 ngƣời. Tình trạng này xảy ra một phần, do tâm lý lựa chọn công việc nhƣng mặt khác nó lại thể hiện tính bất cập trong công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề.
Bốn là, đi cùng với tỷ lệ thất nghiệp gần 2%/năm thì tình trạng thiếu việc
làm cũng đang diễn ra hết sức phổ biến ở khu vực ngoại thành. Dù tỷ lệ thời gian lao động đƣợc sử dụng của lực lƣợng lao động đang tăng lên nhƣng tỷ lệ thời gian nhàn rỗi của lực lƣợng lao động này cũng vẫn cao. Năm 2002 là 19,1%, năm 2003 là 17,36% và năm 2004 là 14,79%. Mặc dù, tỷ lệ này có thấp hơn 5,58% so với cả nƣớc (cả nƣớc là 20,66%) và 4,42% so với khu vực ĐBSH (của khu vực ĐBSH là 19,62%). Về số lƣợng tuyệt đối, khu vực ngoại thành có số lƣợng lao động thiếu việc làm trong năm 2002 là 125.603 ngƣời và đến năm
2004 là 96.509 ngƣời. Theo số liệu mới nhất, khu vực ngoại thành chiếm tới 49,96% số ngƣời thiếu việc làm toàn thành phố với khoảng 22.197 ngƣời. Trong đó, riêng số ngƣời trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp là 15.783 ngƣời, chiếm 71,1% tiếp đến là ngành dịch vụ là 3.448 ngƣời (chiếm 15,53%) và sau cùng là ngành công nghiệp chiếm 13,36% với 2.966 ngƣời. Con số này trở thành vấn đề đáng lo ngại vì số lao động này có thể di chuyển ra thành phố để tìm việc làm. Khi đó nó sẽ trở thành gánh nặng đối với khu vực thành thị về nhiều mặt kinh tế - xã hội, vì đa số họ là lao động giản đơn, không có trình độ chuyên môn, lại dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Đây sẽ là thách thức rất lớn mà trong những năm tới thành phố phải tiếp tục giải quyết.
Đồng thời số liệu còn cho ta biết, ở khu vực ngoại thành số lao động thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao ở khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc. Tập trung vào thành phần kinh tế cá thể, chiếm 86,7% với 19.245 ngƣời. Còn thành phần kinh tế nhà nƣớc, chiếm 8,83% số lao động thiếu việc làm của toàn khu vực với 1.961 ngƣời. Điều này cho thấy dù hiện nay khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc đang thu hút trên 80% số lao động xã hội vào làm việc nhƣng lại là khu vực có trình trạng thiếu việc làm cao nhất. Hiện nay, dù khu vực kinh tế này đã có sự phát triển mạnh mẽ, đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế thủ đô và ngân sách địa phƣơng, nhƣng hoạt động của nó còn mang tính tự phát, thiếu sự ổn định và bền vững.
2.3.2. Cơ cấu lao động chuyển đổi theo hướng công nghiệp còn chậm
Trong những năm qua, mặc dù đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của thành phố, nhƣng tỷ lệ lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp vẫn còn cao.
Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế của thành phố đã chuyển dịch theo xu thế hiện đại, đƣợc thể hiện ở tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP là dịch vụ 57,5% - công nghiệp 40,8% - nông nghiệp 1,7%. Tuy nhiên, cơ cấu lao động của thành
phố, vẫn còn nhiều bất cập. Nếu năm 2003 nông nghiệp đóng góp 2,5% vào GDP nhƣng lại chiếm tới 22,97% lực lƣợng lao động, còn ngành dịch vụ đóng góp 57,2% nhƣng chỉ chiếm 49,32% lực lƣợng lao động. Đến năm 2005, nông nghiệp đóng góp 1,7% GDP tuy có giảm so với năm 2003 nhƣng vẫn chiếm tới 20,04% lực lƣợng lao động của thành phố. Trong khi đó, ngành dịch vụ đóng góp tới 57,5% GDP nhƣng vẫn chỉ chiếm 51,59% về lao động. Do đó, trong những năm tới thành phố sẽ phải có nhiều chính sách khuyến khích để chuyển dịch và phân bố lại lực lƣợng lao động cho hợp lý thì mới có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm nhiều hơn cho ngƣời lao động.
Thành phố phải thấy đƣợc đồng thời với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì việc bố trí lại cơ cấu lao động là vấn đề cần đƣợc giải quyết sớm. Vì nếu không nhanh chóng dịch chuyển cơ cấu lao động theo hƣớng hiện đại thì với tốc độ đô thị hóa nhanh nhƣ hiện nay trong khoảng từ 5, 10 năm tới khi mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại, lúc đó sức ép về việc làm sẽ tăng lên. Số lƣợng lao động cần giải quyết việc làm, bị dồn từ năm này sang năm khác sẽ gây lãng phí về nguồn lực con ngƣời và làm nảy sinh những vấn đề xã hội.
2.3.3 Sức ép tạo việc làm cho người lao động ngoại thành trong điều kiện tốc độ đô thị hoá nhanh đang là vấn đề cấp bách
Thời gian qua, bên cạnh những kết quả mà Thành phố đã đạt đƣợc về tạo việc làm cho lực lƣợng lao động, trong đó có khu vực ngoại thành góp phần vào sự phát triển ổn định của khu vực này nói riêng và cả thành phố nói chung. Thì cũng từ thực trạng ta thấy, hiện nay do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh làm nguồn cung về lao động luôn cao hơn nhiều so với cầu về lao động và có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Điều này làm cho quan hệ cung- cầu trên thị trƣờng lao động mất cân đối, do đó nó làm cho một bộ phận không nhỏ lao động thất nghiệp.
Theo một số tính toán trong giai đoạn 2006- 2010, khu vực nông thôn ngoại thành sẽ tiếp tục mất 10.000 ha đất nông nghiệp và nếu tốc độ tăng trƣởng kinh tế có đột phá, thì quy mô đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp sẽ còn cao hơn. Dự kiến, số lao động bị mất việc làm trong nông nghiệp do tác động của quá trình đô thị hoá trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, trong giai đoạn này khoảng 100.000 ngƣời. Bình quân mỗi năm, Thành phố sẽ phải tạo việc làm mới cho khoảng 20 nghìn lao động nông nghiệp, theo nhiều phƣơng thức khác nhau: chuyển sang làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ hoặc tham gia xuất khẩu lao động…
2.3.4. Việc làm ở khu vực ngoại thành được tạo ra có tăng nhưng chất lượng không cao, thiếu tính ổn định và bền vững.
Trong số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm của Hà Nội là 1.511.179 ngƣời thì số ngƣời làm trong lĩnh vực đòi hỏi phải qua đào tạo là 1.061.690 ngƣời chiếm 70,26% còn lao động có việc làm nhƣng là lao động giản đơn chiếm 29,74% với 449.489 ngƣời. Riêng khu vực ngoại thành, trong số ngƣời lao động có việc làm hiện nay thì tỷ lệ việc làm đòi hỏi trình độ cao, chỉ chiếm khoảng 27,21%, tƣơng đƣơng với 285.161 ngƣời nhƣ: lao động quản lý 2.959 ngƣời, CNKT bậc trung 28.507 ngƣời… Trong khi đó, số lao động đang làm việc nhƣng là lao động giản đơn chiếm 52,79% tƣơng ứng với 318.832 ngƣời và chiếm 70,93% lao động giản đơn đang làm việc của toàn thành phố. Thông qua số liệu cho thấy, trong tỷ lệ số ngƣời có việc làm hiện nay của khu vực ngoại thành thì đa phần là lao động giản đơn, làm những công việc không cần phải qua đào tạo do họ cần có thu nhập trƣớc mắt để nuôi sống bản thân và gia đình. Và đi cùng với những công việc này sẽ là điều kiện lao động không đảm bảo, độ độc hại cao, tiền lƣơng thấp. Vì vậy, dù họ có việc làm nhƣng việc làm đó không đƣợc đảm bảo lâu dài, thiếu tính ổn định. Đây cũng là một thực tế mà thành phố phải nhận thấy, để làm cơ sở khi hƣớng đến nội dung tạo việc làm
cho ngƣời lao động nhƣng đó phải là việc làm ổn định, bền vững và từng bƣớc nâng cao trình độ của ngƣời lao động.
2.3.5. Sự quan tâm của thành phố cho sự phát triển của khu vực ngoại thành thể hiện qua cơ chế tạo việc làm còn chưa đủ mức. thành thể hiện qua cơ chế tạo việc làm còn chưa đủ mức.
Để giải quyết một cách hiệu quả nhất vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động ngoại thành thì ngoài những thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế- xã hội, Thành phố còn phải tập trung một nguồn lực tài chính lớn cho công tác này. Tuy nhiên, sự cân đối trong phân bổ ngân sách vẫn còn tập trung quá nhiều vào khu vực nội thành. Trong giai đoạn 2001- 2005, số kinh phí đầu tƣ cho phát triển kinh tế ngoại thành mới chỉ khoảng 25,8% tổng mức đầu tƣ phát triển của toàn thành phố, chƣa có sự tập trung về nguồn vốn, việc đầu tƣ còn dàn trải. Số liệu trên cho thấy, mặc dù đây là một khu vực hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển ổn định và bền vững của thành phố nhƣng sự quan tâm, đầu tƣ của thành phố cho nó vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của khu vực này. Chính điều này làm cho hệ thống hạ tầng cơ sở của ngoại thành chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, chƣa tạo lập đƣợc môi trƣờng thuận lợi để thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ vào khu vực nông nghiệp và nông thôn. Chúng ta biết rằng, để tạo đƣợc việc làm cho ngƣời lao động thì cần thiết phải có vai trò của nhà nƣớc, mà cụ thể ở đây là vai trò chỉ đạo của Thành phố. Tuy nhiên, công tác này trong thời gian qua của Thành phố chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu. Hiện nay, Thành phố chƣa có một con số thống kê đầy đủ về số ngƣời lao động ngoại thành bị mất việc làm do tác động của quá trình đô thị hoá cũng nhƣ dự báo một cách chính xác về khả năng tăng lên của số lao động này. Chƣa xây dựng đƣợc một kế hoạch đồng bộ trong việc giải quyết vấn đề này giữa các cơ quan. Hệ thống quy hoạch về thu hồi và sử dụng đất nông nghiệp chƣa thực sự thống nhất, gây khó khăn cho ngƣời dân, nhất là ngƣời dân
ngoại thành trong việc ổn định cuộc sống. Những hạn chế trên, đã làm cho số lao động đƣợc tạo việc làm của khu vực này trong thời gian qua còn thấp.
Hơn nữa, nguồn vốn đầu tƣ cho giải quyết việc làm cho khu vực này chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nếu nhƣ, để tạo việc làm mới cho ngƣời lao động ở khu vực bị tác động của quá trình đô thị hoá, thì đòi hỏi phải đào tạo tay nghề cho họ. Nhƣng số tiền phục vụ cho công tác này vẫn là 48% từ ngân sách, 46% đóng góp của ngƣời lao động và 6% từ các nguồn khác. Trong khi đó, ở một số địa phƣơng thì ngƣời lao động ở khu vực này đƣợc đào tạo nghề miễn phí hoặc đảm bảo có việc làm sau khi đƣợc đào tạo nghề.
Còn thông qua nguồn vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, thì tổng số tiền của hoạt động này vẫn còn ít, chủ yếu vẫn là từ ngân sách của nhà nƣớc. Trong hoạt động cho vay, thì số tiền để cho các hộ vay vẫn thấp, theo tính toán