Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Bắc HàTĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc hà tĩnh (Trang 57 - 66)

2012-2014

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 66.667 98.816 107.954 Tổng chi phí hoạt động kinh doanh 59.002 95.580 101.276 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 7.665 3.236 6.678 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.11 2,08 2.17 Lợi nhuận sau thuế 7.337 6.597 6.677

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Bắc Hà Tĩnh 2012-2014)

Trƣớc tác động của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và hoạt động của các ngân

hàng thƣơng mại nói riêng gặp phải nhiều những khó khăn và thách thức. Trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại, câu chuyện về nợ xấu và vấn đề tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, hoạt động của Chi nhánh Ngoại thƣơng Bắc Hà Tĩnh cũng không phải là ngoại lệ, phải đối đầu với vô vàn những khó khăn. Tuy nhiên, với với những biện pháp điều hành có tính chiến lƣợc, năng động hiệu quả của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nên Vietcombank Bắc Hà Tĩnh đã từng bƣớc khắc phục khó khăn và đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank Bắc Hà Tĩnh xấp xỉ 7.337 triệu đồng, giảm xuống 6.597 triệu đồng vào năm 2013 và đạt 6.677 triệu đồng vào năm 2014.

Nhƣ vậy, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng qua các năm luôn đạt dƣơng. Tuy nhiên ta cũng có thể thấy cùng với mức tăng doanh thu thì chi phí hoạt động kinh doanh cũng tăng tƣơng ứng, điều này cho thấy ở Chi nhánh Vietcombank Bắc Hà Tĩnh mới chỉ có sự tăng trƣởng về lƣợng chứ chƣa có sự tăng trƣởng về chất của hoạt động. Tỷ lệ nợ quá hạn theo các năm đểu tăng cho thấy Vietcombank Bắc Hà Tĩnh đang có vấn đề về chất lƣợng các khoản cho vay. Do đó, Ngân hàng cần phải tìm cách nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng của mình

Tuy nhiên, với một Chi nhánh vừa trải qua việc tách nhập, có quy mô hoạt động nhỏ, số lƣợng cán bộ ít, còn non trẻ và đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn nhƣ vậy thì đây là một kết quả đáng ghi nhận và khích lệ.

3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cho các DNVVN của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng chi nhánh Bắc Hà Tĩnh

3.2.1. Khái quát về khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh VCB Bắc Hà Tĩnh VCB Bắc Hà Tĩnh

Với mục tiêu kinh doanh tín dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả, VCB Bắc Hà Tĩnh chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tƣợng khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng và phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc khách hàng của Ngân hàng.

Với định hƣớng phát triển là” ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân và DNVVN” Ngân hàng luôn dành ƣu tiên cho vay đối với các khách hàng là DNVVN. Có thể nói đây là một bƣớc đi đúng đắn của ngân hàng trong

việc lựa chon khách hàng phù hợp với khả năng và quy mô ngân hàng. Bởi vì việc huy động vốn của VCB Bắc Hà Tĩnh chủ yếu từ dân cƣ với lãi suất cao nên khó cạnh tranh khi cho vay các khách hàng lớn. Bên cạnh đó, cho vay DNVVN ngày càng thể hiện nhiều ƣu điểm:

- Các doanh nghiệp này sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất đủ bù đắp chi phí và có lãi hợp lý cho ngân hàng.

- Dƣ nợ cho vay mỗi khách hàng không cao nên phân tán đƣợc rủi ro. - Các khoản vay nhỏ dễ thu xếp tài sản thế chấp, từ đó góp phần nâng cao độ an toàn cho ngân hàng.

Đối tƣợng khách hàng DNVVN của VCB Bắc Hà Tĩnh hiện nay vẫn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ.

VCB Bắc Hà Tĩnh luôn đặt ra mục tiêu hƣớng tới mọi đối tƣợng khách hàng có nhu cầu, do đó việc phát triển tín dụng cho các DNVVN sẽ thu hút nhiều hơn nữa những khách hàng có tiềm năng, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

3.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VCB Bắc Hà Tĩnh chi nhánh VCB Bắc Hà Tĩnh

3.2.2.1. Về quy mô, cơ cấu nguồn vốn cho vay

Tại các ngân hàng thƣơng mại, vốn huy động chủ yếu là từ vốn tiết kiệm của các tầng lớp dân cƣ, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có ký hạn của các doanh nghiệp. Việc cạnh tranh để huy động đƣợc nguồn vốn này diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng thƣơng mại, để huy động đƣợc nguồn vốn này các ngân hàng thƣơng mại không ngừng thay đổi lãi suất hấp dẫn đồng thời có các hình thức tặng quà khuyến mãi cho các khách hàng gửi tiền.

Bảng 3.2.1: Cơ cấu huy động vốn, 2012-2014)

Đơn vị: Triệu đồng, Tỷ giá: 20.803

NGUỒN VỐN 31/12/2012 31/10/2013 31/12/2014 Tăng, giảm 31/10/2013 So với 31/12/2012, %) Tăng, giảm 31/12/2014 So với 31/12/2013(%) I. Vốn huy động: 614,790 657,864 756,392 7,006 14,98

Theo loại tiền

VNĐ 515,630 565,675 671,01 9,7 18,621 Ngoại tệ 99,160 92,189 85,382 (7,03) (7,38) Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 39,038 53,79 60,02 37,79 11,58 Kỳ hạn < 12 tháng 462,551 466,575 496,005 0,87 6,31 Kỳ hạn >= 12 tháng 113,201 137,499 200,367 21,46 45,72

(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014 của NHNT chi nhánh Bắc Hà Tĩnh)

Qua bảng số liệu, ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm. Năm 2013 tăng 7,006% so với năm 2012 còn năm 2014 tăng 14,98% so với năm 2013.

Theo ngoại tê:

- Vốn huy động Việt Nam đồng: đạt 565.675 triệu đồng, 31/12/2013. tăng 50.045 triệu đồng so với số liệu 31/12/2012, tƣơng đƣơng 9.71%.

Tính đến 31/12/2014 đạt 671.01 triệu đồng, 31/12/2014. tăng 105.335 triệu đồng so với 31/12/2013, tƣơng đƣơng 18.62%

- Vốn huy động bằng ngoại tệ đã giảm mạnh qua các năm từ 99.160 triệu đồng năm 2012 xuống còn 92,189 triệu đồng năm 2013 và xuống còn 85,382 triệu đồng vào năm 2014.

Nguồn vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tới hơn 80% trên tổng nguồn vốn huy động.

Bên cạnh đó, theo kỳ hạn cho vay thì kỳ hạn bé hơn 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2012, kỳ hạn bé hơn 12 tháng chiếm tới 75,24% trong tổng nguồn vốn và chiếm 70,92% vào năm 2013 và còn 65,58% vào năm 2014. Đây là một tỷ lệ cao trong tổn nguồn vốn huy động.

Nhƣ vậy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng hơn 80% trong tổng huy động qua các năm. Đồng thời, huy động theo kỳ hạn ngắn luôn đƣợc ƣa chuộng hơn so với kỳ hạn dài. Nó luôn chiếm trên 65% trên tổng huy động qua các năm. Điều này đã tác động trực tiếp đến quy mô cũng nhƣ cơ cấu nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự gia tăng qua các năm của tổng nguồn vốn huy động, tổng dƣ nợ tín dụng cũng nhƣ dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV. Năm 2013: tổng vốn huy động tăng lên 7,006% đồng thời tổng dƣ nợ tín dụng tăng lên 18.66% và dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV tăng lên 25,061% so với năm 2012. Đến năm 2014: tổng huy động vốn tăng 14,98%, tổng dƣ nợ tăng 16,26% và dƣ nợ DNNVV tăng 32,23% so với năm 2013.

Đồng thời, tỷ trọng dƣ nợ DNNVV trên tổng huy động tăng dần qua các năm. Từ 31,78% vào năm 2012 lên 45,24% và đạt 52,02% vào năm 2014.

Nhƣ vậy, ta có thể thấy đối tƣợng khách hàng DNNVV này đang ngày càng đƣợc chú trọng trong quá trình hoạt động của VCB Bắc Hà Tĩnh.

Nó đƣợc thể hiện thông qua tƣơng quan giữa vốn huy động và cho vay của ngân hàng cụ thể nhƣ sau

Bảng 3.2.2: Vốn huy động và cho vay của ngân hàng, 2012-2014) Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Tăng, giảm 31/12/2013 So với 31/12/2012, %) Tăng, giảm 31/12/2014 So với 31/12/2013 (%) Tổng vốn huy động 614.790 657.864 756.392 7.006 14,98 Tổng dƣ nợ tín dụng 526.021 624.162 725.629 18.66 16,26 Dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV 237.972 297.61 393.509 25.061 32,23

(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014 của NHNT chi nhánh Bắc Hà Tĩnh)

3.2.2.2. Thực trang hoạt động tín dụng cho các DNNVV tại Vietcombank Bắc Hà Tĩnh

a. Các hình thức tín dụng cho DNNVV tại VCB Bắc Hà Tĩnh

Ngày này, hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức rất đa dạng. Nó đựơc thể hiện bằng các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tại Vietcombank Bắc Hà Tĩnh cung cấp các sản phẩm tín dụng chủ yếu sau đây:

* Cho vay bổ sung vốn lưu động:

- Cho vay sản xuất kinh doanh:

Ngân hàng cho vay bổ sung bốn lƣu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh: xuất nhập khẩu, nguyên liệu sản xuất, thƣơng mại...Đây là loại hình cho vay ngắn hạn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

nhƣng tối đa không quá 12 tháng. Ngân hàng có thể cho vay từng lần hoặc cho vay theo hạn mức. Doanh nghiệp có thể lựa chọn loại tiền để vay nhƣ: VND, ngoại tệ...Để đảm bảo khoản vay doanh nghiệp có thể sử dụng các loại tài sản: Bất động sản, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, hàng hoá...hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.

- Bao thanh toán:

Bao thanh toán là hình thức cho vay mà ngân hàng đứng ra thanh toán ngay cho doanh nghiệp xuất khẩu một phần tiền về hàng hoá đã bán cho doanh nghiệp nhập khẩu nƣớc ngoài và sau đó sẽ thu hồi lại vốn cho vay từ doanh nghiệp nhập khẩu nƣớc ngoài.

Tuy tại Vietcombank Bắc Hà Tĩnh đã có hình thức này nhƣng chƣa phát triển, giao dịch phát sinh còn ít nhất là đối với DNNVV.

- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp: Ngân hàng cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh nhƣng mong muốn việc trả nợ đƣợc chia nhỏ và trả theo nhiều kỳ hạn nhằm giảm áp lực trả vốn khi đáo hạn. Thời hạn vay linh hoạt phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thời hạn vay tốí đa lên đến 60 tháng. Phƣơng thức trả nợ linh hoạt phù hợp với khả năng trả nợ của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể trả trƣớc cho nhiều kỳ hạn nợ hoặc trả trƣớc toàn bộ khoản nợ để giảm chi phí sử dụng vốn.

* Cho vay đầu tư tài sản hoặc dự án:

Cho vay đầu tƣ tài sản hoặc dự án: Các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị, đầu tƣ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ dự án mới nhƣng chƣa đủ nguồn lực tài chính để thực hiện, với sản phẩm này ngân hàng có thể cho vay với mức tối đa lên tới 85% tổng giá trị dự án đầu tƣ, thời hạn vay trung dài hạn phù hợp với thời gian hoạt động của dự án đầu tƣ, có chính sách ân hạn trong thời gian triển khai dự án để giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tự chủ đƣợc nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Với sản phẩm này, ngân hàng áp dụng đối với các doanh nghiệp có dự án mang tính khả thi cao và phù hợp với quy định của pháp luật.

Về phƣơng pháp cho vay, vay theo dự án đầu tƣ tƣơng tự nhƣ vay từng lần. Ngân hàng và doanh nghiệp thoả thuận mức vốn đầu tƣ duy trì cho cả thời gian đầu tƣ của sự án. Việc trả nợ đƣợc tiến hành theo định kỳ một cách đều đặn, lãi tiền vay thƣờng đƣợc tính theo dƣ nợ đầu kỳ và trả cùng với nợ gốc.

* Bảo lãnh:

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng, bên bảo lãnh) với bên có quyền, bên nhận bảo lãnh) về việc tổ chức tín dụng, bên bảo lãnh) thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho doanh nghiệp, bên đƣợc bảo lãnh) khi doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh. Doanh nghiệp phải nhận nợ và hoàn trả nợ cho tổ chức tín dụng số tiền đã đƣợc trả thay.

Vietcombank Bắc Hà Tĩnh thực hiện các loại bảo lãnh cho DNNVV, gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán và các loại bảo lãnh khác, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh).

Hoạt động bảo lãnh này đang dần khẳng định vị trí, vai trò của nó đối với các DNNVV đồng thời nó đang dần trở nên quen thuộc với các DNNVV. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các DNNVV tại VCB Bắc Hà Tĩnh vẫn chƣa thực sự mặn mà với hình thức này. Hoạt động này vẫn chƣa thực sự phổ biến. Các giao dịch vẫn còn diễn ra rải rác, nhỏ lẻ.

Nhƣ vậy, ta có thể nhận thấy đƣợc rằng, tại VCB Bắc Hà Tĩnh hiện nay thì hình thức tín dụng cho các DNNVV phổ biến và chiếm thị phần gần nhƣ tuyệt đối đó chính là hoạt động cho vay - hoạt động cốt lõi của ngân hàng thƣơng mại truyền thống.

Và khi đi vào thực trạng hoạt động tín dụng cho các DNNVV tại VCB Bắc Hà Tĩnh thì chúng ta cũng sẽ xem xét, phân tích một cách cụ thể đối với hoạt động cho vay đối với DNNVV của ngân hàng.

b. Quy mô, cơ cấu và thị phần tín dụng đối với các DNNVV

Số lƣợng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày một gia tăng qua các năm. Nếu nhƣ trong năm 2012, số lƣợng DNNVV là 150 thì đến năm 2013 nó tăng lên đến hơn 270 và đạt 375 doanh nghiệp vào năm 2014.

Nếu nhìn vào con số tuyệt đối này, ta có thề nhận xét rằng số lƣợng DNNVV có quan hệ trực tiếp với ngân hàng là quá nhỏ, quá ít. Tuy nhiên, với một Chi nhánh mới thành lập, quy mô chi nhánh nhỏ, số lƣợng cán bộ ít cộng với việc chuyển giao bớt khách hàng cho VCB Trung Đô vào Tháng 3/2011 thì ta thấy đây là một kết quả đáng ghi nhận.

Đồng thời, với việc gia tăng số lƣợng khách hàng DNNVV này đã chứng tỏ rằng, ngân hàng đang ngày càng chú trọng vào đối tƣợng khách hàng là DNNVV này và đó là điều phù hợp với định hƣớng cũng nhƣ mục tiêu chung đã đƣợc đề ra.

Với mục tiêu mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa chất lƣợng tín dụng đối với các DNVVN, trong những năm gần đây, đi đôi với với việc tiếp tục giao dịch đối với những khách hàng truyền thống, tín nhiệm thì Vietcombank Bắc Hà Tĩnh đã không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng đối với các DNVVN mới. Đó là một bƣớc phát triển đáng kể của ngân hàng.

* Doanh số cho vay đối với các DNVVN:

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ. Nó là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay đối với các DNVVN trong một thời kỳ nhất định.

Trong thời gian qua, doanh số cho vay của Vietcombank Bắc Hà Tĩnh đựợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.2.3: Doanh số cho vay theo quy mô doanh nghiệp, 2012 - 2014)

Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2012 2013 2012/2013 2014 2013/2014 Doanh số Tỷ trọng(%) Doanh số Tỷ trọng(%) Tăng/ giảm % Doanh số Tỷ trọng(%) Tăng/ Giảm % Tổng 727,45 100 771,223 100 43,773 6,02 859,682 100 88,459 11,47

DN lớn 101.334 13,93 117,534 15,24 16,2 15,99 156,634 18,22 39,1 33,267 DNVVN 332.954 45,77 391,164 50,72 58,21 17,48 526,641 61,26 135,477 34,634 Đối tƣợng khác 293.162 40,30 262,525 34.04 -30,64 -10,45 176,407 20,52 86,118 32,804

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc hà tĩnh (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)