c) Yếu tố công nghệ
- Công nghệ sản xuất: Với tốc độ công nghệ phát triển vượt bậc, góp phần hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm giá thành trong các khâu sản xuất. Áp dụng công nghệ tự động hóa và hệ thống phân phối chuyên nghiệp
- Công nghệ thông tin – truyền thông: Ngành công nghệ thông tin và truyền thông phát triển với tốc độ cao, liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Internet đang trong giai đoạn bùng nổ và phổ cập đến tất cả mọi người. Đây là những tín hiệu rất tích cực trong công tác quản lí cũng như marketing cho doanh nghiệp
d) Yếu tố tự nhiên
- Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, thời tiết nắng nóng (nhiệt động có lúc đạt trên 39 độ C), nhìn chung thích hợp cho việc sản xuất và ủ men bia. Khí hậu nóng ẩm cũng tạo bất lợi cho công tác bảo quản trong quá trình dự trữ và vận chuyển sản phẩm.
e) Yếu tố văn hóa – xã hội
- Việt Nam đang nằm trong giai đoạn dân số vàng, với hơn 95 triệu dân, mật độ dân số đông, mức tăng dân số hàng năm vào khoảng 1 2%. Điều này tạo ra nguồn nhân lực dồi - dào cho doanh nghiệp đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ dồi dào cho sản phẩm của Heineken Việt Nam.
- Việt Nam là nước có truyền thống uống bia, rượu từ lâu đời, người dân uống bia rượu trong như 1 thói quen trong các bữa ăn hay các cuộc tụ tập bạn bè hoặc mời rượu nhau trong những buổi gặp gỡ làm việc với đối tác. Bên cạnh đó, việc thưởng thức hương vị bia còn thể hiện đẳng cấp xã hội, tạo dựng các mối quan hệ nên nhiều người sẵn sàng bỏ ra chi phí cao hơn để sử dụng các sản phẩm bia cao cấp hơn cộng với tâm lý sính ngoại của người Việt cho rằng các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng tốt hơn làm cho mức tiêu thụ các sản phẩm nhập khẩu cao cấp sẽ tăng. Tuy nhiên, những năm gần đây xu hướng tiêu thụ và sử dụng bia của người Việt bị ảnh hưởng, đan xen bởi nền văn hóa của các nước khác nên trào lưu bia thủ công lên ngôi và xu hướng đa dạng trải nghiệm uống cũng đang trở nên phổ biến. Đây vừa là cơ hội lớn để mở rộng thị phần vừa là thách thức của Heineken Việt Nam.
2.2.2 Môi trường vi mô
a) Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của bia Tiger
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Sài Gòn Special (SABECO), bia Trúc Bạch (HABECO) và Budweiser (AB InBev).
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Sapporo Prenium (Sapporo), Huda và Huda Gold (Carlsberg),...
Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco): Bia là một trong những - - dòng sản phẩm chính của Sabeco, chiếm tỷ trọng lớn nhất về sản lượng và doanh thu của công ty. Sabeco có số lượng sản phẩm đa dạng và phong phú như: Saigon Lager, Saigon Export, Saigon Special, 333,… Như vậy, Sabeco là đối thủ cạnh tranh với những sản phẩm thuộc Heineken Việt Nam, ở thị trường cao cấp là sự cạnh tranh giữa Saigon Special và Tiger.
2. HABECO
Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco): Giống như Sabeco, bia cũng là dòng sản phẩm chính của công ty này. Thế mạnh của Habeco là các dòng sản phẩm Bia Hà Nội, Bia hơi Hà Nội tuy nhiên Habeco có sản phẩm bia Trúc Bạch là một trong những thương hiệu bia nổi tiếng nằm ở phân khúc thị trường cao cấp cạnh tranh với Tiger. Ở các phân khúc cạnh tranh thì Habeco chỉ xếp thứ 3 sau Heineken Việt Nam và Sabeco về doanh thu.
3. AB InBev
Công ty TNHH Bia Anheuser Busch Inbev Việt Nam (AB Inbev): Nổi tiếng là một trong những thương hiệu giá trị nhất ngành bia toàn cầu, AB Inbev xâm nhập thị trường Việt Nam với 3 dòng sản phẩm chính là Beck’s, Beck’s Ice và Budweiser. Tuy nhiên, những dòng sản phẩm của AB Inbev chỉ được biết đến đa số ở TP. HCM và hiện tại chỉ chiếm được một phần nhỏ trong thị phần ngành bia tại Việt Nam.
b) Nguồn cung ứng
Nguyên vật liệu chính của Heineken Việt Nam để sản xuất sản phẩm bao gồm: nước, hoa bia (houblon), đại mạch và men bia. Sản phẩm bia Tiger còn có thêm thành phần ngũ cốc.
Nguồn cung ứng bền vững: Heineken là một trong số ít doanh nghiệp có sự nhạy bén với những tác động về xã hội và môi trường của các nhà cung ứng. Một trong những hành động của Heineken nhằm giải quyết những tác động này chính là thực hành cung ứng có trách nhiệm.
75% nguyên liệu bao bì được Heineken thu mua từ địa phương, bao gồm chai, lon, cáctông bao bì, và vỏ trấu làm nhiên liệu cho các lò hơi sinh khối. Ngoài ra, Heineken còn sử dụng gạo được mua tại Việt Nam để sản xuất bia. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu này đều có nhà máy ở Việt Nam, vì vậy nguồn nguyên liệu luôn có sẵn và tác động trong quá trình vận chuyển không đáng kể.
Các nguyên liệu khác để sản xuất sản phẩm của Heineken Việt Nam đều được kiểm định và nhập bởi Heineken toàn cầu. Việc thực hiện quy trình mua nguyên vật liệu này làm cho giá cả cũng như chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của Heineken Việt Nam luôn được ổn định.
c) Khách hàng
Khách hàng Heineken Việt Nam nhắm tới là giới trẻ đa phần nam giới, mong muốn sử dụng bia để thể hiện đẳng cấp, có thu nhập trung bình và cao thuộc phân khúc thị trường trung cấp và cao cấp.
d) Giới trung gian
Heineken Việt Nam là một doanh nghiệp có hệ thống trung gian phân phối rất mạnh trong ngành hàng kinh doanh này với 9 văn phòng chi nhánh trên khắp cả nước, 6 nhà máy bia, 2 văn phòng đại diện chính đặt tại TP.HCM và Hà Nội cùng với hơn 200.000 đơn vị phân phối chính thức.
2.3 Tổng quan thị trường ngành bia tại Việt Nam
Thị trường bia của Việt nam được đánh giá là thị trường rất tiềm năng. Năm 2018 Việt Nam chính thức lọt vào top 2 thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới, đây chính là điều kiện thuận lợi để các thương hiệu bia ngoại thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này làm cho thị trường bia Việt ngày càng cạnh tranh sôi động.
2.3.1 Quy mô thịtrường bia
Trên thị trường bia việt nam hiện tại gồm có 3 công ty lớn tồn tại được đem ra so sánh với nhau: Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Bia - - - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam; ba công ty bia này có thể nói chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bia Việt Nam. Ngoài ra, ở thị trường Việt Nam còn tồn tại các công ty bia như: Carlsberg (Hue Brewery), Sapporo, AB InBev, Masan Brewery,...
2.3.2 Các phân khúc trên th ị trường bia
Thị trường bia tại Việt Nam vô cùng hấp dẫn và thú vị, hơn 400 nhà máy sản xuất, qui mô thị trường tương đương 3,67 tỷ đô la Mỹ, với tỷ lệ tăng trưởng hơn 15%. Ngành bia được chia ra làm 4 phân khúc chính: bình dân, phổ thông, cao cấp và siêu cao cấp.