CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGH IN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
3.2.4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
3.2.4.1. Phân loại nợ
Hiện nay, BIDV thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo 2 phương pháp
Phương pháp định tính: Được áp dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp đủ điều kiện đánh giá xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Căn cứ vào kết quả xếp hạng của hệ thống XHTBNB, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nh m nợ tương ứng với mức độ rủi ro để trích lập DPRR. Phương pháp nay đã phản ánh trung thực, chính xác chất lượng tín dụng của BIDV, giúp BIDV hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Phương pháp định lượng: phương pháp này áp dụng cho khách hàng cá nhân và các khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng theo hệ thống XHTDNB. Sử dụng phương pháp này thì việc phân loại nợ của khách hàng sẽ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản nợ, số lần cơ cấu loại nợ và khả năng tài chính của KH theo đánh giá, nhận định của cán bộ quan hệ khách hàng.
3.2.4.2. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất c thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của TCTD không thực hiện theo nghĩa vụ cam kết được gọi là dự phòng rủi. Dự phòng rủi ro là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng, khả năng quản lý nợ của ngân hàng.
ản 3.5. Tình hình trích lập dự phòn rủi ro tín dụn củ IDV Chi nh nh ắc Hà Nội Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng dư nợ 7,389 7,515 7,501 DPRR trích lập trong năm 140 271 209 Tỷ lệ trích lập DPRR % 1,9% 3,6% 2,7%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2016 – 2018)
Việc trích lập dự phòng rủi ro được BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội thực hiện hàng quý để hình thành nguồn tập trung tại trụ sở chính BIDV. Trong các năm qua, BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN và BIDV. Đ là bởi BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội nhận thấy tầm quan trọng của việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nhất là trong tình hình hiện nay với thực trạng nền kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ, tuy nhiên số tiền dùng để trích lập chưa cao một phần do nguồn lợi nhuận chênh lệch thu chi của Chi nhánh còn thấp so với các Chi nhánh trên bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh .
BIDV xử lý nợ xấu b ng các biện pháp sau:
Một là thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng: Giải pháp này được áp dụng cho các khoản nợ từ nh m 2 đến nh m 4 theo quy định phân loại nợ tại Thông tư 02 và thông tư 09 sửa đổi Thông tư 02 của thống đốc NHNN. NHTM sẽ đánh giá khoản nợ xấu của KH, nếu tại thời điểm kh khăn KH kh c khả năng trả nợ đúng hạn theo HĐTD đã ký nhưng c khả năng duy trì, tiếp tục phát triển trong tương lai để thanh toán nợ thì NH sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho KH giúp giảm được áp lực trả nợ gốc và lãi khi KH gặp kh khăn về tài chính. N giúp KH tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, vượt qua kh
khăn để tạo nguồn trả nợ cho NH, đồng thời giảm áp lực nợ xấu cho NH ở hiện tại và tương lai. C 2 loại cơ cấu lại thời hạn trả nợ bao gồm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ.
Hai là xử lý tài sản bảo đảm vốn vay và đòi nợ bên bảo lãnh: Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu nợ, KH không c khả năng khôi phục nguồn lực tài chính, cố tình chây ỳ trong việc trả nợ, NHTM chủ động xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay như: tự công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, bán cho công ty mua bán nợ... Đối với các khoản vay c sự bảo lãnh của bên thứ 3, NH yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay. NH sẽ chủ động xử lý tài sản bảo lãnh tương tự như tài sản thế chấp và cầm cố của bên vay trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
Ba là giảm một phần nợ lãi vay phải trả cho khách hàng: Biện pháp này được áp dụng nh m giảm bớt kh khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho KH khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định thu nhập để khuyến khích KH trả nợ cho NH.
Bốn là bán các khoản nợ: Việc NHTM chuyển giao quyền chủ nợ đối với các khoản nợ hiện đang còn dư nợ, hoặc đang theo dõi ngoại bảng tại NH cho tổ chức, các nhân trong và ngoài nước c nhu cầu mua nợ để thành chủ sở hữu mới của khoản nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. NH sử dụng biện pháp bán các khoản nợ với mục đích tận thu tối đa nợ xấu, khắc phục, xử lý nợ tồn đọng, làm lành mạnh bảng cân đối kế toán, từ đ đảm bảo các hoạt động NH bền vững và phát triển. BIDV c một công ty TNHH một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV – AMC chuyên tiếp nhận (BAMC), quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn và bán cho các tổ chức khác như Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC và Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam DATC).
Năm là sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý: Biện pháp khởi kiện khách hàng ra tòa án để đòi nợ được NH lựa chọn khi các biện pháp trên không khả thi, khi không còn sự lựa chọn nào khác. NH nhờ tòa án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao tài sản bảo đảm tiền vay, phát mại tài sản của khách hàng, nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ và NH với tư cách là chủ nợ chính c thể làm đơn xin toà án mở thủ tục tuyên bố phá sản DN theo Luật Phá sản. Biện pháp này thường không đem lại hiệu quả cao cho việc đòi nợ của NH, đồng thời hiện vẫn đang mất khá nhiều thời gian để thực hiện theo phương án này.
Sáu là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ không còn khả năng thu hồi. Khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất c thể xảy ra do KH của TCTD không thực hiện theo nghĩa vụ cam kết được gọi là Quỹ dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng trong những trường hợp khi khách hàng vay vốn, bên được bảo lãnh vốn, bên được hưởng dịch vụ thanh toán bao gồm những tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc cá nhân bị chết, mất tích hoặc thực hiện được các nghĩa vụ nợ do bất khả kháng và những khoản nợ đượ phân loại thuộc nhóm 5. Với tính chất chủ động cao nên biện pháp này được các NHTM vận dụng tối đa để xử lý nợ xấu nhanh ch ng. NH sử dụng biện pháp này là nội lực của mình để tự khắc phục gánh nặng nợ xấu, do đ sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy việc sử dụng quá nhiều sẽ làm giảm thu nhập của NH trong khi vốn vay vẫn khó thu hồi được.