CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình mới ảnh hƣởng đến phát triển dulịch sinh thái tại huyện
4.1. Tình hình mới ảnh hƣởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô Cô Tô
4.1.1. Tình hình quốc tế:
Tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới đã và đang tác động tới ngành du lịch Việt Nam. Đặc biệt diễn biến về kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập càng sâu và toàn diện. Du lịch đã và đang là một xu hƣớng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế tiếp tục tăng trƣởng và là ngành có xu hƣớng phục hồi tăng trƣởng nhanh nhất sau khủng hoảng. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và mạnh nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vƣợng của một quốc gia. Đặc biệt đối với nhiều nƣớc đang phát triển, coi du lịch là ngành mũi nhọn để tăng trƣởng kinh tế. Nhu cầu du lịch thế giới đang có nhiều thay đổi hƣớng tới những giá trị mới đƣợc thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, tính nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch hƣớng về cội nguồn, du lịch hƣớng về thiên nhiên là những xu hƣớng nổi trội. Chất lƣợng môi trƣờng đang trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hƣởng du lịch.
Trên cơ sở bối cảnh trong nƣớc và quốc tế, ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch sinh thái Cô Tô nói riêng cần tận dụng tối đa các cơ hội, tiềm năng sẵn có cũng nhƣ khắc phục những khó khăn tồn tại để phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn. Điều này đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trong việc quản lý, bảo tồn và
phát triển những giá trị tài nguyên của huyện Cô Tô cho ngày nay và thế hệ mai sau.
4.1.2. Tình hình trong nước:
Kinh tế - xã hội của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, đã thoát khỏi nhóm nƣớc có thu nhập thấp và trở thành nƣớc có thu nhập trung bình trên thế giới, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân cũng đã có những thay đổi nhất định, theo đó nhu cầu về hƣởng thụ cuộc sống cũng nhiều hơn, trong đó du lịch trở thành ngành công nghiệp không khói đáp ứng việc nghỉ ngơi, khám phá thiên nhiên của ngƣời dân. Trong những năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn nữa, điều đó cũng mang lại nhiều thuận lợi và thách thức đối với phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng của Việt Nam, của tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ của huyện Cô Tô.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trong đó có chủ quyền biên giới và chủ quyền biển, đảo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, huyện Cô Tô – tỉnh Quảng Ninh sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển du lịch sinh thái.
Cô Tô là một huyện đảo xa đất liền, có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Huyện Cô Tô đƣợc đánh giá là giàu tiềm năng phát triển du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp. Những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc và chính quyền, Cô Tô từng bƣớc đi lên trong mọi mặt và mọi phƣơng diện. Cô Tô sẽ tập trung phát triển nhanh ngành du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện; tiếp tục phát triển hình thức du lịch cộng đồng với sự tham gia của đông đảo ngƣời dân, du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng, đi đôi với việc kêu gọi đầu tƣ xây dựng để đến năm 2020 Cô Tô trở thành Khu du lịch sinh thái – nghỉ dƣỡng biển đảo cấp quốc gia, trở thành một trọng điểm du lịch trong quần thể
du lịch Hạ Long – Bái Tử Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng Cái với đa dạng các loại hình du lịch, thể thao và vui chơi giải trí.
Trong thời gian gần đây, Quảng Ninh nổi lên nhƣ một trung tâm du lịch lớn của Bắc Bộ cũng nhƣ của cả nƣớc với nhiều loại hình du lịch mới, cao cấp, trong đó có du lịch sinh thái. Đây là cơ hội mới cho phát triển du lịch sinh thái của huyện Cô Tô. Bên cạnh đó, Cô Tô cũng sẽ gặp thách thức đáng kể trong phát triển du lịch sinh thái xuất phát từ sự phát triển nhanh du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng của các địa phƣơng trong vùng (Hạ Long, Bái Tử Long, Vân Đồn, Móng Cái) khiến cho cạnh tranh trong ngành du lịch của vùng này trong tỉnh Quảng Ninh trở nên hết sức gay gắt.