CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong chƣơng 1, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp sau đây trong hoạt động nghiên cứu của mình.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây là phƣơng pháp quan trọng nhằm cung cấp “nguyên liệu” đầu vào cho việc nghiên cứu, nhất là xây dựng khung lý thuyết cho việc khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp.
Trong đề tài này tác giả đã thu thập các loại tài liệu sau đây thông qua thƣ viện các nhà trƣờng, thƣ viện gia đình, Internet, bạn bè, đồng nghiệp,v.v..
- Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế.
- Quan điểm đƣờng lối của Đảng về các vấn đề có liên quan.
- Các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm, Bộ Lao động – Thƣơng binh xã hội.
Các công trình nghiên cứu, giảng dạy nhƣ: Sách; giáo trình; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp bộ và cấp cơ sở; luận án; luận văn; các bài báo khoa học đƣợc đăng tải trên các trang tạp chí chuyên ngành; nhiều thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
- Điều lệ công ty; các báo cáo thƣờng niên; giấy phép điểu chỉnh đƣợc bội tài chính cấp; các quy trình ISO; quy chế tập đoàn FPT giai đoạn 2011 – 2016; Các phần mềm quản lý nhân sự.
- Tƣ liệu từ các cuộc phỏng vấn đối với Tổng giám đốc, giám đốc Khối phát triển NNL. Các tƣ liệu đó giúp tác giả luận văn đƣa ra nhựng nhận định, đánh giá thực trạng nhân lực, chất lƣợng NNL và quản lý nhân sự của Tổng công ty và các công ty thành viên.
Tƣ liệu đƣợc học viên thực hiện trong năm 2016 khi tiến hành trực tiếp phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm với phòng Nhân sự của công ty , phòng quản lý chất lƣợng, một số cán bộ thuộc Công ty phần mềm FPT để tìm hiểu về chính sách nhân sự, công tác quản lý nhân lực và thực trạng thực hiện chính sách nhân sự của Công ty. Ngoài ra, tác giả đã gửi bảng câu hỏi về hiện trạng quản lý nhân lực của đến cán bộ công ty phần mềm FPT . Số liệu thu thập đƣợc là căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các điểm mạnh, điểm còn hạn chế trong quản lý nhân lực của Công ty.
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả so sánh
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, nhất đối với Khoa học Kinh tế hiện nay. Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê để thu thập số liệu từ khảo sát thực tiễn. Tác giả sử dụng công cụ thống kê, công cụ toán học để đƣa ra các con số cụ thể ví dụ nhƣ: số lƣợng lao động gián tiếp và trực tiếp tại công ty phần mềm FPT, số lƣợng lao động theo cơ cấu về trình độ học vấn tại công ty, số liệu về các buổi đào tạo đã đƣợc tổ chức tại công ty trong giai đoạn 5 năm gần đây,..và đƣợc lập thành biểu đồ, sơ đồ. Bƣớc quan trọng tiếp theo trong nghiên cứu định lƣợng của đề tài này là cố gắng hóa mối quan hệ của các con số bằng tỷ trọng chiếm trong 100%, so sánh sự khác biệt về số liệu giữa các năm, mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu đƣợc đề cập. Mục đích là để nổi bật đƣợc các vấn đề trọng yếu trong đề tài nhƣ: Chất lƣợng nhân lực tại công ty phần mềm FPT trong phạm vi nghiên cứu giai đoạn 5 năm gần đây, năng lực cạnh tranh của công ty đối với thị trƣờng gia công phần mềm,v.v..
Thƣớc đo đƣợc thể hiện trong đề tài này nhƣ sau: Với đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhân lực tại công ty phần mềm FPT thì nhân tố biểu hiện là số lƣợng và chất lƣợng nhân lực
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa nhân tố - Biến số - thƣớc đo trong nghiên cứu định hƣớng nhân sự tại DN.
Nhân tố Biến số Thƣớc đo
Số lƣợng
Quy mô Các số liệu về tổng số nhân sự qua các năm, số lƣợng chi nhánh
Cơ cấu nhân lực Các số liệu về tổng số nhân sự tại bộ phận gián tiếp và trực tiếp
Chất lƣợng
Cơ cấu lao động theo giới tính
Số liệu về giới tính (nam/nữ)
Tỷ lệ % trong 100% tổng số lao động Sự thay đổi qua các năm
Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Số liệu về từng độ tuổi
Tỷ trọng của từng độ tuổi trong tổng số lao động
Sự thay đổi qua các năm Cơ cấu lao động theo
trình độ
Sô liệu về các cấp bậc học vấn
Tỷ trọng từng cấp bậc trong tổng số lao động Sự thay đổi qua các năm
Năng suất lao động Số liệu về năng suất lao động Sự thay đổi qua các năm Các hoạt
động quản lý nhân lực
Tuyển dụng Số lƣợng nhân sự đƣợc tuyển dụng qua các năm
Đào tạo Tổng số lần đào tạo
Số lƣợt đào tạo/ l ngƣời/1 năm Sự thay đổi ;qua các năm
Bố trí sắp xếp Số lƣợng nhân sự biến động ở các bộ phận, qua các năm
Tạo động lực Số liệu về lƣơng, số tiền khen thƣởng, số lần tổ chức các hoạt động tập thể
Sự thay đối số liệu qua các năm Mức độ hài lòng của nhân viên Đánh giá hiệu quả
công việc
Số liệu về kết quả đánh giá công việc
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tại chƣơng 3 của luận văn, để mô tả địa bàn nghiên cứu, thực trạng quản lý nhân lực của Công ty cổ phần phần mềm FPT . Bằng
phƣơng pháp này , tác giả luận văn có thể mô tả đƣợc thực trạng quản lý nhân lực của Công ty, những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực thời gian từ năm 2011 đến năm 2016.
2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Tác giả sử dụng cách tiếp cận vấn đề bằng cách phân tích giải thích kết quả của phƣơng pháp thống kê, giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc ý nghĩa của các con số. Ví dụ: qua số liệu về tổng số nhân sự thay đổi qua các năm (trong Nhân tố về Số lƣợng nhân lực), số liệu này đƣợc phân tích để thấy rằng quy mô của công ty phần mềm FPT qua 5 năm ngày càng lớn mạnh, số lƣợng tuyển dụng nhân lực tăng rõ rệt, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh doanh đã đề ra của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo của công ty. Từ phân tích, giải thích đó sẽ làm rõ hơn vấn đề về chất lƣợng nhân lực mà phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng bằng các con số không làm đƣợc. Ví dụ nhƣ để làm rõ về những mặt hạn chế về hoạt động quản lý nhân lực của công ty, cần nghiên cứu bằng phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp thảo luận nhóm, phƣơng pháp quan sát để phát hiện các quy luật đằng sau những câu chuyện, các phát ngôn, diễn biến quá trình, đặc điểm tình hình,..liên quan đến các “nhiệm vụ nghiên cứu” của đề tài.
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn. Để phân tích thông tin, dữ liệu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau: + Phân tích thống kê mô tả: đƣợc áp dụng để phân tích thực trạng quản lý nhân lực Công ty cổ phần phần mềm FPT tại chƣơng 3 của luận văn.
+ Phân tích thống kê so sánh : đƣợc sử dụng để so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhân lực qua các năm nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Công ty. Phƣơng pháp này đƣợc học viên sử dụng tại chƣơng 3 của luận văn.
2.2.4. Phương pháp logic –lịch sử
Phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu kết nối các vấn đề nghiên cứu từ phân tích cơ sở có lý luận – thực tiễn đến khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp, cũng nhƣ đảm bảo tính trật tự, mối quan hệ giữa các vấn đề trong từng chƣơng, tiết, tiểu tiết. Phƣơng pháp logic – lịch sử còn đòi hỏi ngƣời nghiên cứu
phải xem xét, đánh giá vấn đề trong từng giai đoạn phát triển nhất định và xu thế của nó.
Cụ thể là tác giả đã đi từ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, nhất là nội dung và phƣơng pháp quản lý để tìm hiểu, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại công ty phần mềm FPT và từ thực trạng đó – nhất là từ thiếu sót, hạn chế và nguyên nhân của nó – để đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực của DN này. Hoặc khi trình bày cơ sở lý luận của vấn đề, luận văn đi từ việc làm rõ các khái niệm, phạm trù có liên quan, tiếp theo là các tiêu chí đánh giá vai trò của quản lý nhân lực, nội dung, phƣơng pháp quản lý và các yếu tổ ảnh hửng đến quản lý nhân lực trong DN.
Việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại công ty phần mềm FPT cũng đƣợc thực hiện trong một giai đoạn cụ thể (2011 - 2016) và có sự so sánh qua các năm thuộc giai đoạn đó. Các giải pháp hoàn thiện quản lý đƣợc sắp xếp từ giải pháp chung đến giải pháp cụ thể, từ giải pháp chủ yếu đến thứ yếu, v.v…
2.2.5. Phương pháp toán học
Đây là phƣơng pháp không thể thiếu đối với các đề tài về kinh tế nói chung và quản lý kinh tế nói riêng.
Trong luận văn này, tác giả hình thành một số bảng, biểu, sơ đồ qua đó phân tích sự biến đổi về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nhân lực của công ty phần mềm FPT theo thời gian, phản ánh những kết quả đạt đƣợc về quản lý nhân lực, thông qua các số liệu và sự biểu diễn bằng sơ đồ các số liệu nhƣ: tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp, đề bạt, lƣơng, thƣởng cũng nhƣ việc thực hiện các chính sách, chế độ khác của tập đoàn và Nhà nƣớc.
CHƢƠNG 3:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM FPT