1.2. Những vấn đề chung về tín dụng tiêu dùng của Ngânhàng Thƣơng mại
1.2.4. Đối tượng và các hình thức tín dụng tiêu dùng
Đối tƣợng
Tín dụng tiêu dùng có đối tƣợng khách hàng khá phong phú là nhiều tầng lớp trong xã hội, do đó, để có cái nhìn chi tiết, ta có thể phân loại theo các tiêu chí nhƣ sau:
- Phân theo thu nhập
+ Những ngƣời thu nhập thấp: Nhu cầu tín dụng của nhóm ngƣời này thƣờng hạn chế do nguồn thu nhập không đủ để thoả mãn nhu cầu đa dạng của họ. Tuy nhiên họ cũng có nhu cầu chi tiêu không khác mấy so với nhóm có thu nhập cao hơn. Do đó nếu có phƣơng pháp phù hợp thì cũng có thể hình thành các khoản vay hợp lý tới nhóm đối tƣợng này.
+ Những cá nhân có thu nhập trung bình: Nhu cầu tín dụng có xu hƣớng tăng trƣởng ngày càng mạnh bởi khoản tích luỹ của nhóm này tuy ít song thu nhập trong tƣơng lai của họ ổn định có thể chi trả cho những nhu cầu hiện tại.
+ Những cá nhân có thu nhập cao: Những ngƣời này thƣờng cần tới những khoản vay với tƣ cách là các khoản phụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm các khoản thanh toán đặc biệt khi tiền của họ đã đầu tƣ vào các khoản đầu tƣ dài hạn. Mặc dù việc vay mƣợn nhằm mục đích tiêu dùng của họ chỉ thể hiện một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản mà họ sở hữu nhƣng lại là một món tiền lớn so với các nhóm khách hàng khác nên các Ngân hàng rất quan tâm tới nhóm khách hàng này.
Nhìn chung, nhu cầu về tiêu dùng của hai nhóm đầu là rất cao, thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức cầu tiêu dùng của cá nhân. Vì lẽ đó, nhu cầu tín dụng tiêu dùng chủ yếu đến từ những ngƣời có thu nhập trung bình và thu nhập cao, nhƣng không vì thế mà các nhà quản trị Ngân hàng, các nhà kinh doanh lại bỏ ngỏ nhu cầu tín dụng tiêu dùng của nhóm khách hàng có thu nhập thấp mà phải có những chính sách và sản phẩm phù hợp để phục vụ mọi nhu cầu của mọi nhóm đối tƣợng khách hàng.
- Phân theo tình trạng công tác hay lao động: Nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều tính chất công việc, nghề nghiệp. Xét theo khía cạnh này chúng ta có những nhóm khách hàng:
+ Cán bộ công nhân viên chức.
+ Những ngƣời làm công việc kinh doanh riêng.
+ Những ngƣời hành nghề chuyên nghiệp ( Bác sĩ, ca sĩ, tƣ vấn…..). + Những ngƣời lao động tự do.
Trên thực tế, những khách hàng thuộc ba nhóm khách hàng đầu tiên có thu nhập cao và ổn định hơn so với nhóm khách hàng cuối nên nhu cầu vay tiêu dùng cũng chủ yếu phát sinh từ 3 nhóm trên.
Các hình thức tín dụng tiêu dùng
Trong nền kinh tế, thị trƣờng tín dụng tiêu dùng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà tín dụng tiêu dùng có các hình thức khác nhau.
Căn cứ vào mục đích vay
- Tín dụng tiêu dùng cƣ trú: Đây là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.
- Tín dụng tiêu dùng phi cƣ trú: Tín dụng tiêu dùng phi cƣ trú là khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí du lịch, chữa bệnh hay thanh toán tiền viện phí...
Căn cứ vào phƣơng thức hoàn trả
- Tín dụng tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức tín dụng tiêu dùng trong đó ngƣời đi vay trả nợ(gồm cả số tiền gốc lẫn lãi) cho Ngân hàng theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phƣơng thức này đƣợc áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kì của ngƣời đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.Đối với loại tín dụng tiêu dùng này, các Ngân hàng thƣờng chú ý tới một số vấn đề cơ bản sau:
+ Thứ nhất là loại tài sản được tài trợ. Thông thƣờng thiện chí trả nợ của ngƣời đi vay sẽ tốt hơn nếu Ngân hàng tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng đƣợc nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tƣơng lai. Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, Ngân hàng thƣờng chú ý đến điều này vì Ngân hàng thƣờng chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn. Bởi vì có nhƣ vậy thì ngƣời tiêu dùng mới đƣợc hƣởng những tiện ích do tài sản đem lại trong một khoản thời gian dài.
+ Thứ hai là số tiền phải trả trước.Nói chung Ngân hàng thƣờng yêu cầu ngƣời đi vay phải thanh toán trƣớc một phần giá trị tài sản cần mua sắm - số tiền này đƣợc gọi là số tiền trả trƣớc. Phần còn lại, Ngân hàng sẽ cho vay. Số tiền trả trƣớc cần phải đủ lớn để một mặt làm cho ngƣời đi vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu tài sản, mặt khác lại có tác dụng hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Một khi không cảm nhận đƣợc rằng mình là chủ sở hữu của tài sản đƣợc hình thành từ tiền vay thì ngƣời đi vay sẽ có thái độ miễn cƣỡng trong việc trả nợ. Ngoài ra, khi khách hàng không trả nợ, trong nhiều trƣờng hợp, Ngân hàngđành phải tiếp nhận và phát mại tài sản để thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều đã bị giảm giá trị, tức là giá thị trƣờng nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản, cho nên số tiền trả trƣớc có vai
trò rất quan trọng trong việc giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro. Số tiền trả trƣớc thƣờng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Loại tài sản: Đối với các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trƣớc nhiều và ngƣợc lại, đối với các tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trả trƣớc ít.
Thị trƣờng tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng.
Môi trƣờng kinh tế.
Năng lực tài chính của những ngƣời đi vay
+ Thứ ba là chi phí của khoản vay.Chi phí của khoản vay là chi phí mà ngƣời đi vay phải trả cho Ngân hàng về việc sử dụng vốn. Chi phí này chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác có Ngân hàng liên quan. Chi phí khoản vay này phải trang trải đƣợc chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, rủi ro, đồng thời phải mang lại một phần lợi nhuận thoả đáng cho Ngân hàng.
+ Thứ tư là điều khoản thanh toán.Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, Ngân hàng thƣờng chú ý tới một số vấn đề sau:
Số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn phải phù hợp với khả năng về thu nhập trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng.
Giá trị của tài sản tài trợ không đƣợc thấp hơn số tiền cho vay chƣa đƣợc thu hồi.
Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng.
Thời hạn cho vay không nên quá dài. Thời hạn cho vay bị giới hạn bởi thời gian hoạt động của tài sản tài trợ. Và nếu thời hạn cho vay qua dài dễ làm cho giá trị tài sản tài trợ bị giảm mạnh đồng thời rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Hơn nữa, khi thời hạn cho vay quá dài thì thiện chí trả nợ của những ngƣời đi vay cũng nhƣ việc thu hồi nợ thƣờng gặp nhiều rắc rối.
+ Thứ năm là Số tiền khách hàng thanh toán cho Ngân hàng mỗi kỳ trả nợ. Để xác định số tiền khách hàng phải thanh toán cho Ngân hàng trong mỗi kỳ trả nợ, ta có thể áp dụng một trong các phƣơng pháp sau đây:
Phƣơng pháp gộp (Add on Method): Đây là phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng trong tín dụng tiêu dùng trả góp, do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó. Theo phƣơng pháp này, trƣớc hết lãi đƣợc tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi xuất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán ở mỗi kỳ hạn trả nợ.
Phƣơng pháp lãi đơn (Simple Interest Method): Theo phƣơng pháp này, vốn gốc ngƣời đi vay phải trả cho từng kỳ hạn trả nợ đƣợc tính đều nhau bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán. Còn lãi phải trả mỗi kỳ hạn đƣợc tính trên số tiền khách hàng thực sự còn thiếu Ngân hàng.
+ Thứ sáu là vấn đề phân bổ lãi vay theo thời gian.Khi sử dụng phƣơng pháp gộp để tính lãi, các Ngân hàng thƣờng tiến hành phân bổ lại phần lãi cho vay đã đƣợc tính. Việc phân bổ có thể đƣợc thực hiện theo định kỳ gắn liền với các kỳ hạn thanh toán hoặc cũng có thể đƣợc thực hiện theo quý hay theo năm tài chính.Ngân hàng thƣờng áp dụng một số phƣơng pháp nhƣ:
Phƣơng pháp đƣờng thẳng, áp dụng cho các khoản vay ngắn.
Phƣơng pháp luỹ thoái, áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn.
+ Thứ bảy là vấn đề trả nợ trước hạn
- Tín dụng tiêu dùng phi trả góp. Theo phƣơng thức này thì tiền vay đƣợc khách hàng thanh toán cho Ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thƣờng thì tín dụng tiêu dùng phi trả góp chỉ đƣợc cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài.
- Tín dụng tiêu dùng tuần hoàn.Đây là các khoản tín dụng tiêu dùng trong đó Ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phƣơng thức này thì trong thời hạn tín dụng đƣợc thoả thuận trƣớc, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm đƣợc từng kỳ, khách hàng đƣợc Ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ
- Tín dụng tiêu dùng gián tiếp. Tín dụng tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã
bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, Ngân hàng thƣờng đƣa ra các điều kiện về đối tƣợng khách hàng đƣợc bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu. Công ty bán lẻ và ngƣời tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Theo nguyên tắc ngƣời mua hàng phải trả trƣớc một phần giá trị của hàng hoá.
(1) Công ty bán lẻ giao tài sản cho ngƣời tiêu dùng.
(2) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho Ngân hàng.
(3) NH thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
(4) Ngƣời tiêu dùng thanh toán nợ vay cho Ngân hàng. * Ƣu điểm của tín dụng tiêu dùng gián tiếp:
+ Cho phép Ngân hàng dễ dàng tăng doanh số tín dụng tiêu dùng. + Cho phép Ngân hàng giảm đƣợc chi phí trong cho vay.
+ Là nguồn gốc để mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác của Ngân hàng.
+ Trong trƣờng hợp Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty bán lẻ thì tín dụng tiêu dùng sẽ có tính an toàn cao hơn, giúp Ngân hàng giảm bớt rủi ro.
* Nhƣợc điểm của tín dụng tiêu dùng gián tiếp:
+ Ngân hàng không đƣợc tiếp xúc trực tiếp với ngƣời tiêu dùng, điều này dẫn đến Ngân hàng không thể kiểm soát đƣợc khách hàng mà công ty bán lẻ đã bán chịu, không biết đƣợc chất lƣợng tín dụng của họ ra sao.
+ Ngân hàng không thẩm định đƣợc khách hàng trƣớc khi cho vay, dễ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.
+ Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao.
Do những nhƣợc điểm trên nên rất nhiều Ngân hàng không mặn mà với tín dụng tiêu dùng gián tiếp, và chỉ có những Ngân hàng nào có cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ mới tham gia vào hoạt động tín dụng tiêu dùng này.
Tín dụng tiêu dùng gián tiếp đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng thức sau:
- Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phƣơng thức này, khi bán cho Ngân hàng các khoản nợ mà ngƣời tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán
cho Ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn ngƣời tiêu dùng không thanh toán cho Ngân hàng.
- Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phƣơng thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ của ngƣời tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã thoả thuận giữa Ngân hàng với công ty bán lẻ.
- Tài trợ miễn truy đòi: Theo phƣơng thức này, sau khi bán các khoản nợ cho Ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc liệu các khoản nợ đó có đƣợc trả hay không. Phƣơng thức này chứa đựng nhiều rủi ro nên chi phí của khoản vay này đƣợc Ngân hàng tính cao hơn so với các phƣơng thức trên và các khoản nợ đƣợc mua cũng đƣợc Ngân hàng lựa chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ có những công ty bán lẻ rất có uy tín với Ngân hàng mới đƣợc áp dụng phƣơng thức tài trợ này.
- Tài trợ có mua lại: Theo phƣơng thức này thì khi thực hiện tín dụng tiêu dùng gián tiếp với hình thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, ngƣời tiêu dùng không trả đƣợc nợ thì Ngân hàng buộc phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trƣờng hợp này, nếu có thoả thuận trƣớc thì Ngân hàng có thể bán lại cho chính công ty bán lẻ phần nợ mình chƣa đƣợc thanh toán, kèm với tài sản đã đƣợc ngƣời tiêu dùng sử dụng trong một thời gian nhất định.
- Tín dụng tiêu dùng trực tiếp: Tín dụng tiêu dùng trực tiếp là các khoản tín dụng tiêu dùng trong đó Ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng nhƣ trực tiếp thu nợ từ họ. Tín dụng tiêu dùng trực tiếp gồm các bƣớc:
(1)Ngân hàng và ngƣời tiêu dùng ký kết hợp đồng vay
(2)Ngƣời tiêu dùng trả trƣớc một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ
(3)Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ
(4)Công ty giao tài sản cho ngƣời tiêu dùng
(5)Ngƣời tiêu dùng thanh toán tiền vay cho Ngân hàng.
So với tín dụng tiêu dùng gián tiếp thì tín dụng tiêu dùng trực tiếp có một số ƣu điểm sau:
+ Trong tín dụng tiêu dùng trực tiếp, Ngân hàng có thể tận dụng đƣợc sở trƣờng và trình độ của các cán bộ tín dụng. Những ngƣời này thƣờng đƣợc đào tạo có chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm nên các quyết định tín dụng trực tiếp từ Ngân hàng thƣờng có chất lƣọng cao hơn so với trƣờng hợp chúng đƣợc quyết định bởi công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công ty bán lẻ. Ngoài ra, trong hoạt động công việc của mình, các nhân viên tín dụng thƣờng có xu hƣớng chú trọng tới việc tạo ra các khoản cho vay có chất lƣợng trong khi nhân viên của các công ty bán lẻ thƣờng chú trọng tới việc tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hoá. Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thƣờng đƣợc đƣa ra vội vàng, có thể có nhiều khoản tín dụng đƣợc cấp một cách không chính đáng. Hơn nữa, trong một số trƣờng hợp, do quyết định nhanh, công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt của mình. Nếu nhƣ ngƣời cấp tín dụng là Ngân hàng thì những điều này có thể đƣợc hạn chế.
+ Tín dụng tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so với tín dụng tiêu dùng gián tiếp ở chỗ: cuối cùng quan hệ vay mƣợn chỉ diễn ra giữa Ngân hàng và ngƣời tiêu dùng, không liên quan tới công ty bán lẻ. Khách hàng không trả đƣợc nợ thì phần lớn là không liên quan tới công ty bán lẻ.
+ Khi khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp từ Ngân hàng thì có rất nhiều