TỔNG KẾT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đanh gia hieu qua chuong trinh xay dung co so ha tang (Trang 27 - 30)

3.1. Tổng kết hiệu quả

Trong 10 năm triển khai chương trình đã có những tác động tích cực đáng kể đến nền kinh tế:

● Giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng đạt mức 5,91%. ● Giai đoạn 2016-2019 tốc độ tăng trưởng đạt mức 6,78%.

● Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng gấp 2,2 lần từ 18.81% vào năm 2011 lên đến 41,74% vào năm 2020.

● Làm chủ một số kỹ thuật và công nghệ tiên tiến: có 257 nhiệm vụ KH&CN được triển khai với 9.700 cán bộ nghiên cứu, các nhà khoa học đầu ngành từ 155 đơn vị chủ trì; 469 loại sản phẩm dạng 1; 384 giải pháp, quy trình công nghệ, 90 cơ sở dữ liệu/bộ số liệu, 60 phần mềm các loại; nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đã được Việt Nam làm chủ, với hơn 380 giải pháp, quy trình công nghệ được phát triển.

● Tạo điều kiện cho các nghiên cứu viên, nhà khoa học, doanh nghiệp phát triển nghiên cứu công nghệ cao.

Bên cạnh những đóng góp và thành tựu mà chương trình mang lại, chương trình còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục :

● Năm 2020 tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 2.91% . ● Cơ chế tài chính còn hạn chế.

● Thời gian triển khai thực tế của chương trình chưa đúng theo kế hoạch thời hạn chương trình diễn ra là 10 năm nhưng thực tế chỉ diễn ra từ năm 2013 đến năm 2020. ● Chưa hoàn thành mục tiêu đề ra: Mục tiêu “xây dựng và phát triển khoảng 40 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và cơ sở hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Hình thành và phát triển 50 tập thể nghiên cứu khoa học mạnh về công nghệ có các công trình nghiên cứu về công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Phát triển được 20 cơ sở đào tạo nhân lực về công nghệ cao đạt trình độ quốc tế” trong chương trình chư thực hiện được.

3.2. Khuyến nghị

Để triển khai các chương trình mới đạt được hiệu quả tốt hơn, Nhà nước và Bộ KH&CN cần phải vạch rõ ra những khó khăn, nguyên nhân bản chất của những khó khăn này là gì và thực hiện động thái tháo gỡ những khó khăn đó.

Trước hết, cần có những cơ chế, chính sách linh hoạt, bám sát, phù hợp với thực tiễn hơn để có thể kịp thời để có thể kịp thời điều chỉnh trước nhu cầu đòi hỏi của thị trường có nhiều biến động. Hoàn thiện các hệ thống văn bản phục vụ chương trình một cách nhanh chóng để tránh làm chậm trễ tiến độ của chương trình. Chính sách đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước cần tương xứng với nhu cầu phát triển hiện nay; phải đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả tránh việc phân bổ chồng chéo, trùng lắp và đầu tư dàn trải. Có những chính sách hấp dẫn hơn để thu hút được nguồn lực đầu tư từ bên ngoài dành cho khoa học và công nghệ.

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động nghiên cứu, phát triển các hoạt động khoa học- công nghệ và đổi mới sáng tạo; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền.

Bên cạnh đó, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát kết quả nghiên cứu, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước.

KẾT LUẬN

Các hoạt động phát triển công nghệ cao đã phát triển rất tốt trong vài năm qua và tạo động lực cho những phát triển mới sâu rộng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể và lâu dài, Việt Nam khó tránh khỏi điều này nếu không nhận thức được tình trạng phát triển công nghệ cao đang bị tụt hậu và các công ty Việt Nam ngay lập tức bị thua thiệt trên thị trường. Việt Nam, thị trường khu vực quốc tế. Chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2020 là một trong những công cụ cơ bản nhất hỗ trợ đắc lực cho các cấp điều hành trong việc nâng cao nhận thức về hoạt động quản lý và tăng cường năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy chương trình năm 2020 đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thực tế.

Thông qua những phân tích và đánh giá của nhóm về đề tài: “ Phân tích và đánh giá hiệu quả chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 theo quyết định số 348/QĐ-TTg”. Đề tài đã cung cấp cái nhìn khái quát nhất đồng thời đánh giá hiệu quả về chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao ở nước ta trong giai đoạn 2011 -2020 để đề ra phương hướng mới cho Chương trình phát triển công nghệ cao đến năm 2030 sắp tới.

Trong quá trình diễn ra, chương trình đã có nhiều thành công như thúc đẩy phát triển nền kinh tế, thúc đẩy được tiềm lực của khoa học và công nghệ. Tuy nhiên chương trình vẫn còn nhiều hạn chế chưa khắc phục được như việc thiếu nguồn kinh phí và thời gian triển khai thực tế của chương trình chưa đúng theo kế hoạch. Từ đó nhóm đã thảo luận và đưa ra những khuyến nghị đòi hỏi Nhà nước phải có những bước đi tiếp theo về mặt chính sách để giải quyết những bất cập còn tồn tại, hoàn thiện chương trình hướng tới giải quyết triệt để những hạn chế nâng cao tối đa hiệu quả của chương trình trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật Công nghệ cao năm 2008. (2008, 11 13). LuatVietnam.

Nguyễn, N. M. (2016, 5). Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất phân bổ ngân sách cho các khu công nghệ cao quốc gia trong thời gian tới. Kinh tế và Phát triển, (Số 227). Nguyễn, T. T. T., & Hoàng, H. N. (2017, 06 28). Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Razovic, M. (2013). Science and Technology Park and Regional Development. The Tenth International Conference:“Challenges of Europe: The Quest for New Competitiveness”.

Trịnh, T. T., & Bùi, D. T. (2020). Khơi thông nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao vào phục vụ sản xuất vào cuộc sống. Khoa học ĐHQGHN.

Cục Thông tin KH&CN quốc gia. (2021, 12 27). Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ.

Nguyễn Hồ, P. H. (2018, 01 01). Thực trạng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nước. Tạp chí Tài chính.

Nguyễn Thị, T. H., & Đinh Thị, H. G. (2021, 01 25). Chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Thực trạng và giải pháp. Công nghiệp công nghệ cao.

Nhóm PV tạp chí Khoa học và Đời sống. (2020, 03 06). Vì sao Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 thất bại? Khoa học và Đời sống.

Nội dung chiến lược khoa học công nghệ. (2010, 08 16). Chính phủ.

Quyết định 348/QĐ-TTg năm 2013 Chương trình nghiên cứu đào tạo xây dựng hạ tầng. (2013, 2 22). Thư viện pháp luật.

Một phần của tài liệu Đanh gia hieu qua chuong trinh xay dung co so ha tang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)