3.3. Đánh giá hoạt động thu hút FDI trong phát triển ngành du lịch
3.3.2. Đánh giá quá trình thu hút FDI vào ngành du lịch theo quan điểm phát
phát triển bền vững
3.3.2.1. Xét trên khía cạnh lợi ích kinh tế
FDI trong ngành du lịch trong thời gian qua đã góp phần tăng doanh thu của ngành du lịch. Tính đến năm 2013 các dự án đầu tƣ FDI trong lĩnh vực du lịch đã có tổng doanh thu là 1.519,54 triệu USD. Doanh thu từ khu vực FDI trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu của toàn ngành du lịch.
Đối tƣợng phục vụ chủ yếu của ngành du lịch là khách du lịch, gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Để thực hiện một chuyến du lịch quốc tế, khách du lịch phải mang theo tiền (ngoại tệ), nhƣng phải là một trong những đồng tiền có giá trị thanh toán quốc tế. Tại nƣớc đến du lịch,
khách du lịch dùng ngoại tệ hoặc dùng tiền của nƣớc sở tại đã đƣợc chuyển đổi từ ngoại tệ để sử dụng các dịch vụ, mua hàng hóa… Vì vậy, du lịch đƣợc coi nhƣ một ngành “xuất khẩu tại chỗ”, tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành du lịch đã có những đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế nƣớc ta. Trung bình mỗi lƣợt khách đến Việt Nam, ta thu đƣợc 450 USD.
Xuất khẩu của ngành du lịch có xu hƣớng tăng qua các năm: năm 2003 tăng 16,55%, năm 2004 tăng 6,8%, đặc biệt năm 2005 tăng 16,85%. Đây là tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao so với tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu trung bình của toàn bộ nền kinh tế. Lý do là việc xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả cao hơn so với việc xuất khẩu hàng hóa ra nƣớc ngoài vì nó giảm đƣợc các chi phí bao bì, đóng gói, vận chuyển, các khoản lệ phí về xuất khẩu, hải quan, thuế, bảo hiểm và tránh đƣợc rủi ro trong quá trình vận chuyển. Năm 2008 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, doanh thu xuất khẩu của ngành du lịch giảm rõ rệt. Nhƣng cùng với việc khách du lịch gia tăng trở lại từ năm 2009 doanh thu xuất khẩu của ngành cũng đã dần phục hồi. Với chiến dịch quảng bá “Du lịch Việt Nam điểm đến thân thiện” của Tổng cục du lịch, trong những năm tới tình hình xuất khẩu của ngành sẽ có những biến chuyển tốt hơn nữa. Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại lợi ích kinh tế nhƣ đã phân tích ở trên, FDI trong ngành du lịch vẫn còn tồn tại những bất cập:
Thứ nhất, vốn đầu tƣ mất cân đối. Xét trên tổng thể, nguồn vốn FDI vào du lịch Việt Nam chủ yếu là đƣợc giải ngân trong lĩnh vực khách sạn, chỉ có một phần rất nhỏ là đầu tƣ vào lĩnh vực nhà hàng dịch vụ, khu vui chơi giải trí. Rõ ràng là cơ cấu đầu tƣ của vốn FDI nhƣ vậy là không hợp lý. Điều này xuất phát từ sự thiếu hụt rất lớn về nơi ăn nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế cho khách du lịch đến Việt Nam trong những năm đầu của thời kỳ mở cửa. Trong những năm này, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh do những cải
thiện trong quan hệ ngoại giao, sự ổn định về chính trị và môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn do các doanh nghiệp nhà nƣớc sở hữu không đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách cả số lƣợng và chất lƣợng. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã sớm thấy các cơ hội lợi nhuận trong lĩnh vực khách sạn. Do đó, một lƣợng lớn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đổ vào nâng cấp, xây dựng các khách sạn. Hàng loạt các khách sạn có quy mô lớn (phần lớn trên 250 phòng) đã đƣợc xây dựng trong giai đoạn này nhƣ Hanoi Tower, Hilton, Horison, Daewoo...
Hiện tƣợng này đã dẫn đến sự xây dựng tràn lan trong hệ thống khách sạn cuối những năm 1980, đầu những năm 1990. Việc bùng nổ trong xây dựng khách sạn khiến cung phòng khách sạn ở các điểm du lịch chính của Việt Nam tăng với tốc độ lớn vƣợt xa tốc độ tăng lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam. Sự dƣ thừa khách sạn khiến tỉ lệ phòng thuê giảm, kéo theo việc giảm giá phòng và cạnh tranh không lành mạnh. Tình trạng này dẫn đến một lƣợng nhất định vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong tiểu ngành khách sạn hoạt động kém hiệu quả. Nếu lƣợng vốn đầu tƣ này dùng để đầu tƣ vào các khu vực khác nhƣ xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu sinh thái, du lịch lữ hành...thì có thể sẽ có hiệu quả hơn.
Thứ hai, cơ cấu đầu tƣ giữa các vùng chƣa hợp lý. Trong ngành du lịch, hiện tƣợng đầu tƣ thiên lệch vào các thành phố lớn có kinh tế phát triển, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc tƣơng đối tốt...là khá phổ biến. Có quá nhiều dự án với số vốn lớn đầu tƣ vào các khu du lịch ở trung tâm đô thị lớn, trong đó lại có quá ít số vốn FDI đƣợc giải ngân tại các khu du lịch nổi tiếng nhƣng ở xa trung tâm. Vì vậy, những khu du lịch này đều rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tƣ trầm trọng và không nhận đƣợc những tác động tích cực mà FDI mang lại. Những vùng có cơ sở hạ tầng du lịch đã phát triển nay lại càng phát triển hơn, càng thu hút đƣợc nhiều FDI hơn, còn những
vùng có tiềm năng du lịch nhƣng cơ sở hạ tầng du lịch quá kém phát triển thì lại càng xuống cấp do không đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm đến. Và hậu quả là sự chênh lệch cơ sở hạ tầng giữa các vùng mỗi ngày một tăng.
Thứ ba, phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chủ yếu. Mặc dù nƣớc ta có quan hệ với hầu hết các nƣớc trên thế giới nhƣng số nƣớc đầu tƣ vào ngành du lịch Việt Nam không nhiều, quy mô vẫn còn nhỏ bé. Số nƣớc đầu tƣ vào Việt Nam chủ yếu là từ khu vực Châu Á. Chúng ta vẫn quá tập trung vào một số đối tác chủ yếu nhƣ: Singapore, Hồng Kông, Đài Loan... Do vậy chỉ một sự biến động nhỏ trong các nƣớc này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến FDI vào Việt Nam. Chẳng hạn nhƣ trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đầu tƣ của một số nƣớc trong khu vực vào Việt Nam giảm làm cho lƣợng FDI vào ngành du lịch Việt Nam giảm đi một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào một số đối tác lớn sẽ dẫn đến tình trạng bị khống chế, phụ thuộc vào những nƣớc này. Mặt khác, sự thiếu vắng các nhà đầu tƣ từ các nƣớc châu Âu, châu Mỹ, những nhà đầu tƣ thƣờng có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý giỏi... là một điều thiệt thòi đối với ngành du lịch Việt Nam vì chúng ta sẽ bị mất cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại từ những quốc gia giàu tiềm lực tài chính này.
Thứ tư, hình thức đầu tƣ chƣa phong phú, khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế. Trong thời gian qua, cũng nhƣ FDI nói chung vào Việt Nam, FDI vào lĩnh vực du lịch chỉ thực hiện theo 3 hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, và hợp đồng hợp tác kinh doanh, chƣa chú trọng đến các hình thức khác nhƣ thành lập công ty cổ phần, cho phép mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong nƣớc với các công ty nƣớc ngoài. Trong các liên doanh, tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20-30% vốn pháp định và chủ yếu là góp vốn bằng quyền sử dụng
đất, nhà xƣởng có sẵn, chỉ có 1-2% là bằng tiền. Vốn góp của phía nƣớc ngoài thì chủ yếu bằng tiền và máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, giá đƣợc đẩy lên cao. Do đó, các đối tác Việt Nam thƣờng yếu thế trong liên doanh, thƣờng bị động trƣớc những vấn đề mới và bị các đối tác nƣớc ngoài thao túng, lấn át. Lợi dụng sự yếu kém trong công tác thẩm định giá công nghệ của đối tác Việt Nam, một số tập đoàn kinh tế có các công ty con liên doanh liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực du lịch đã khai tăng giá đầu vào và hạ giá đầu ra. Trong đó hiện tƣợng khai tăng giá trị vốn góp bằng máy móc thiết bị, tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị là một “chiêu bài khá phổ biến” của các công ty nƣớc ngoài. Việc lỗ hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm liền của đối tác nƣớc ngoài dẫn tới sự “ra đi” của các liên doanh, các công ty con và đẩy các liên doanh chuyển đổi thành các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, gạt bỏ đối tác Việt Nam ra khỏi liên doanh.
Thứ năm, trình độ công nghệ chƣa tiên tiến. Mặc dù Việt Nam đƣợc đánh giá là có tiềm năng du lịch, đồng thời lƣợng vốn FDI đƣợc thu hút vào ngành du lịch đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thị phần của ngành du lịch trong mấy năm gần đây vẫn thấp hơn so với khả năng và thấp hơn nhiều nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Singapore, Malaysia. Số lƣợng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh du lịch tăng mạnh, nhƣng hoạt động không chuyên nghiệp gây ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng dịch vụ du lịch. Du lịch Việt Nam có lợi thế so sánh, nhƣng sự phát triển của du lịch Việt Nam chƣa nhanh, quy mô nhỏ và hiệu quả kinh doanh chƣa cao, tỷ trọng trong GDP thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, tính chuyên nghiệp thấp, vệ sinh chƣa bảo đảm. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch chƣa đồng bộ, chủng loại dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ còn hạn chế chƣa đáp ứng đúng các mong muốn của ngƣời tiêu dùng du lịch, đặc biệt đoạn thị trƣờng khách
du lịch có khả năng thanh toán cao. Trong lĩnh vực kinh doanh lƣu trú du lịch, tình trạng vừa thiếu vừa thừa vẫn đang tiếp diễn.
3.3.2.2. Xét trên khía cạnh bảo vệ môi trường
Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ƣu các nguồn tài nguyên và môi trƣờng. Du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hoá – lịch sử - môi trƣờng, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và đƣa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng trong đó 16 vƣờn quốc gia, 55 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hoá – lịch sử – môi trƣờng. Những dự án FDI thƣờng có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch, làm tăng thêm đa dạng tại những điểm du lịch. Thu hút FDI vào du lịch tạo nên môi trƣờng mới hay góp phần cải thiện môi trƣờng nhƣ việc xây dựng các công viên vui chơi, giải trí, các công viên cây xanh, hồ nƣớc nhân tạo, các làng văn hóa du lịch…
Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành du lịch đã góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch nhƣ tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trƣờng cho cả du khách và cƣ dân địa phƣơng bằng cách gia tăng phƣơng tiện vệ sinh công cộng, đƣờng sá thông tin, năng lƣợng, nhà cửa, xử lý rác và nƣớc thải đƣợc cải thiện, dịch vụ môi trƣờng đƣợc cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cƣ do các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ đƣợc áp dụng.
Đồng thời, thu hút FDI vào Du lịch góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả. Giảm sức ép do
khai thác tài nguyên quá mức từ hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển du lịch thông qua các dự án quy hoạch tổng thể.
Bên cạnh, những tác động tích cực của các dự án FDI trong ngành du lịch, những biểu hiện thiếu bền vững về môi trƣờng trong việc triển khai các dự án FDI vẫn còn tồn tại. Đó là gây ô nhiễm nguồn nƣớc, cảnh quan thiên nhiên bị những hành động của con ngƣời làm hƣ hỏng, đầy rác rƣởi…
Một số doanh nghiệp FDI chƣa thực sự chú ý tới những biện pháp phòng ngừa ô nhiễm. Mặt khác, quy mô và số lƣợng các khu du lịch tạo Việt Nam ngày càng gia tăng, nhu cầu tăng trƣởng kinh tế đòi hỏi nhanh chóng mở rộng các khu du lịch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và tạo sức ép lớn lên môi trƣờng. Trong khi đó, trình độ công nghệ và sản xuất trong nƣớc vẫn còn khá lạc hậu. Đây là thách thức lớn đối với hoạt động quản lý bảo vệ môi trƣờng và sử dụng tài nguyên nhằm giữ gìn và bảo tồn bền vững các di sản thiên nhiên và văn hoá của đất nƣớc.
Việc chia lô cấp đất cho các nhà đầu tƣ xây dựng khu nghỉ mát tại miền Trung diễn ra trên diện rộng có thể sẽ ảnh hƣởng tới hệ sinh thái mang lại hậu quả lớn (xói mòn, trƣợt cát, sụt lở, phá cảnh quan) nên cần sớm có quy hoạch tổng thể để bảo vệ và khai thác vùng này một cách bền vững.
Việc xây dựng sân golf cũng tạo ra tác động lớn tới môi trƣờng. Một sân golf tiêu chuẩn trung bình khoảng 60 ha. Để tạo ra mặt bằng này thƣờng phải tiến hành chặt bỏ, dọn sạch cây cối. Đối với các khu đất rừng hoặc trồng cây công nghiệp, số lƣợng cây cối bị chặt bỏ khá lớn. Tuy nhiên, sau khi san lấp mặt bằng, chủ đầu tƣ phải phủ xanh toàn bộ bằng cỏ và cây xanh để tạo cảnh quan vừa kết hợp che chắn giữa các đƣờng golf và các khu công cộng. Giá trị cảnh quan mà các sân golf tạo ra thƣờng là cao hơn nhiều so với hiện trạng các khu đất trƣớc khi đƣợc đầu tƣ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh sân golf, cần phải sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nƣớc tƣới để bảo vệ, duy trì, phát triển cỏ và cây xanh trên sân golf. Ô nhiễm môi trƣờng trong giai đoạn này là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhất vì nó diễn ra lâu dài cùng với quá trình hoạt động của sân golf.
Thực tế, FDI tuy đƣa lại sự phát triển “nóng” về du lịch trong thời gian qua, nhƣng tính đa dạng sinh học của toàn bộ dải ven biển và hải đảo cũng đang bị ảnh hƣởng, xáo trộn nếu không đƣợc kiểm soát chặt chẽ với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, cũng nhƣ gây nên những xung đột về xã hội và văn hoá nhƣ dụ án xây dựng khu du lịch trên đồi Vọng Cảnh tại Huế. Đây là vấn đề bức xúc và cần đƣợc quan tâm vì nó liên quan sự phát triển bền vững của nền kinh tế - mục tiêu mà chúng ta theo đuổi trên con đƣờng xây dựng đất nƣớc.
3.3.2.3. Xét trên khía cạnh lợi ích xã hội
Du lịch không chỉ là một hoạt động kinh tế - xã hội thuần túy mà còn là một hoạt động văn hóa, trở thành một công cụ quan trọng trong việc nâng cao mức sống, giảm nghèo, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Trong 30 năm đổi mới, nhờ tiến trình đổi mới và những chính sách mở cửa hợp lý, Việt Nam đã tiến một bƣớc dài trong việc thực hiện chiến lƣợc trên. Thực tế tại Việt Nam trong thời gian cho thấy ở đâu có du lịch phát triển, ở đó chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện.
Hoạt động du lịch trong nƣớc diễn ra khắp nơi, từ đô thị đến nông thôn, từ vùng sâu đến những vùng cao nguyên... đã vẽ nên một diện mạo lạc quan