Mục tiêu và định hƣớng thu hút FDI vào ngành du lịch (201 6 2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch ở Việt Nam (Trang 89 - 93)

4.1.1. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

4.1.1.1. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nói chung

Theo Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 29/08/2013 của Chính Phủ về “ Định hƣớng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong thời gian tới”, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trƣởng và phát triển của Việt Nam. Tính đến hết năm 2014, tổng vốn đăng ký đạt 287.933 triệu USD, vốn thực hiện đạt 124.043 triệu USD, chiếm tỷ lệ 43% so với vốn đăng ký. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tƣ xã hội (chiếm 25% tổng vốn đầu tƣ xã hội, 45% giá trị sản xuất công nghiệp, 65% giá trị xuất khẩu, 19% GDP, 20% thu ngân sách; điều đó khẳng định những đóng góp to lớn của khu vực FDI.

Góp phần tăng năng lực sản xuất của một số ngành, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, gia tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 64% tổng kim ngạch xuất) và thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách (khoảng 3,7 tỷ USD năm 2012), phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tạo việc làm( trên 2 triệu lao động trực tiếp, từ 3-4 triệu lao động gián tiếp)…Đồng thời, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng có những tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế; khơi dậy nguồn lực đầu tƣ trong nƣớc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua

hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài, Việt Nam đã tăng cƣờng mối quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển quan hệ hữu nghị với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác trên thế giới.

4.1.1.2. Mục tiêu thu hút FDI của ngành du lịch

Để sự phát triển của ngành du lịch có thể góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc, Tổng cục du lịch đã đặt ra các mục tiêu đến năm 2020, cụ thể là đón đƣợc khoảng 10-10,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; doanh thu từ du lịch quốc tế (không bao gồm vận chuyển) đạt khoảng 18-19 tỷ USD vào năm 2020 (giai đoạn này tăng trung bình 12%/năm). Đến năm 2020, du lịch đóng góp 6,5-7% tổng GDP cả nƣớc, tăng trung bình 11-11,5%/năm. Nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đến năm 2020 đề ra, nhu cầu vốn đầu tƣ của ngành du lịch đƣợc dự báo là khoảng 24 tỷ USD. Để thu hút đƣợc khối lƣợng vốn đầu tƣ lớn nhƣ vậy, dự kiến của ngành về các nguồn vốn có thể thu hút đƣợc nhƣ sau:

Bảng 15 : Dự báo các nguồn vốn đầu tƣ cho ngành giai đoạn 2015-2020

STT Chỉ tiêu Nhu cầu vốn

(tỷ USD) Tỷ trọng (%)

1 Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ 24 100,00 2 Vốn tích luỹ đầu tƣ từ GDP của ngành 11 45,83 3 Vay ngân hàng và các nguồn khác 3 12,50 4 Vay ODA và các nguồn nƣớc ngoài khác 2 8,33 5 Vốn đầu tƣ của tƣ nhân 3 12,50

6 Vốn FDI 5 20,83

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch

Số liệu dự báo trên cho thấy nguồn vốn FDI vẫn đƣợc đánh giá cao và chiếm tỷ trọng đáng kể so với các nguồn vốn đầu tƣ khác. Ngành du lịch hy vọng rằng, nguồn vốn FDI này sẽ góp phần cải thiện những mặt yếu kém của

ngành trong giai đoạn hiện nay, đó là: bù đắp sự thiếu hụt về vốn; chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng trong ngành khách sạn, vui chơi giải trí; góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện trình độ lao động và phát triển kinh tế vùng. Để đạt mục tiêu thu hút lƣợng FDI là 5 tỷ USD vào ngành du lịch Việt Nam, việc xây dựng một định hƣớng đúng đắn có tính khả thi để thu hút FDI mang ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung của định hƣớng chiến lƣợc này sẽ đƣợc trình bày ở phần tiếp theo sau đây.

4.1.2. Định hướng thu hút FDI của ngành du lịch Việt Nam. 4.1.2.1. Về lĩnh vực đầu tư.

Thứ nhất, khuyến khích và ƣu tiên những dự án đầu tƣ phát triển các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia, các khu, điểm du lịch văn hoá, du lịch sinh thái đạt tiêu chuẩn quốc tế, có sức cạnh tranh, sử dụng nhiều lao động.

Thứ hai, khuyến khích đầu tƣ vào các khu vui chơi giải trí, tạo các sản phẩm du lịch đặc sắc có chất lƣợng cao.

Thứ ba, khuyến khích và ƣu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch hoặc ở những vùng có tiềm năng du lịch.

Thứ tƣ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ du lịch tiên tiến, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hạn chế tác động tới môi trƣờng.

4.1.2.2. Về địa điểm đầu tư.

Tiếp tục thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các địa bàn có nhiều tiềm năng du lịch. Khuyến khích và dành ƣu tiên tối đa cho FDI vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI vào ngành du lịch tại những địa bàn này.

Ƣu tiên đầu tƣ vào 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia, 16 khu du lịch chuyên đề gắn với 3 địa bàn kinh tế trọng điểm: địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,

địa bàn kinh tế động lực miền Trung, địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Bộ với những quy mô và mức độ đầu tƣ khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế.

Các khu du lịch tổng hợp gồm có:

Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh - Hải Phòng) gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,

Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dƣơng-Hải Vân-Non Nƣớc (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung,

Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh (Khánh Hoà),

Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dƣỡng núi Dankia-Suối Vàng (Lâm Đồng-Đà Lạt),

Các khu du lịch chuyên đề gồm có:

Khu du lịch nghỉ dƣỡng núi Sapa (Lào Cai), Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Khu du lịch văn hoá - lịch sử Cổ Loa (Hà Nội),

Khu du lịch văn hoá, môi trƣờng Hƣơng Sơn (Hà Tây),

Khu du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái Tam Cốc-Bích Động (Ninh Bình),

Khu du lịch văn hoá-lịch sử Kim Liên - Nam Đàn (Nghệ An),

Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Khu du lịch lịch sử cách mạng đoạn đƣờng mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị)

Khu du lịch văn hoá Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam), Khu du lịch biển Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận),

Khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng), Khu du lịch sinh thái Rừng Sác Cần Giờ (Tp. HCM),

Khu du lịch biển Long Hải - Phƣớc Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu du lịch lịch sử - sinh thái Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),

Khu du lịch biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đất Mũi (Cà Mau)

4.1.2.3. Về chủ đầu tư.

Khuyến khích các nhà FDI từ tất cả các nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nƣớc công nghiệp phát triển; tiếp tục thu hút các nhà FDI ở trong khu vực.Đông Nam Á. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tƣ vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ nhƣng công nghệ hiện đại; khuyến khích tạo điều kiện cho ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đầu tƣ về nƣớc.

4.1.2.4. Về hình thức đầu tư.

Du lịch là ngành có tính chất đặc thù riêng liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội nên bên Việt Nam tham gia trực tiếp quản lý hàng ngày sẽ giúp các cơ quan Nhà nƣớc quản lý tốt hơn. Chính vì vậy, trong lĩnh vực du lịch nhà nƣớc ta đặc biệt khuyến khích hình thức doanh nghiệp liên doanh. Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới hình thức này vừa tạo điều kiện cho đối tác Việt nam tiếp cận công nghệ quản lý hiện đại mà vẫn kiểm soát đƣợc các hoạt động liên quan tới an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch ở Việt Nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)