CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây
Trong giai đoạn ngân hàng Nhà nước siết chặt tăng trưởng tín dụng để hạn chế lạm phát, toàn bộ hệ thống BIDV cần chủ động, bám sát chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước, phù hợp với đặc thù hoạt động của BIDV. Đồng thời, đảm bảo sự chặt chẽ, linh hoạt và kịp thời, tạo sự đồng thuận, thống nhất từ cấp hội sở chính đến các đơn vị thành viên. Định hướng phát triển tín dụng và mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Sơn Tây thời gian tới như sau:
Thực hiện kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng không vượt quá 15%, dư nợ trung và dài hạn < 45%.
Kiểm soát chặt chẽ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đảm bảo mức dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất đến 31/12/2018 <= 16%, trong đó, cho vay bất động sản (kể cả các công trình hạ tầng) <9%, cho vay chứng khoán < 0,5% (đồng thời <15% vốn điều lệ) và cho vay tiêu dùng < 6,5%.
Kiểm soát chặt chẽ giải ngân cho vay trung và dài hạn. Thực hiện rà soát, đánh giá lại toàn bộ các dự án trung dài hạn đã ký hợp đồng tín dụng chưa giải ngân hoặc đang giải ngân (kể cả các dự án đồng tài trợ).
Nâng cao hiệu quả tín dụng như giảm nợ xấu, gia tăng lãi suất cận biên, tận thu ngoại bảng, đẩy mạnh thu lãi treo phát sinh và hạn chế phát sinh lãi treo mới. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng (đảm bảo nợ xấu < 1.5%, nợ nhóm 2 < 1.5%), gắn công tác tín dụng với nhiệm vụ trọng tâm là
huy động vốn và phát triển dịch vụ thể hiện bằng các điều kiện tiên quyết trong hợp đồng tín dụng, có chế tài bằng điều chỉnh lãi suất cho vay khi khách hàng không thực hiện đúng cam kết.
4.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lí rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây
4.2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ giám sát rủi ro tín dụng
Trong bất kỳ hoạt động nào của NHTM thì yếu tố con người vẫn đóng vai trò then chốt. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao, hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp đã vi phạm các quy trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật dẫn đến những thất thoát tài sản của ngân hàng. Bởi vậy, nếu đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu hoạt động kinh doanh ngân hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu phần lớn những tổn thất rủi ro do chủ quan gây ra. Giải pháp này hướng tới những vấn đề cụ thể bao gồm:
- Sử dụng những nhân sự giỏi về rủi ro và quản lý rủi ro làm hạt nhân trong việc tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh và trong việc phổ cập kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên về rủi ro và quản lý rủi ro. Muốn có chuyên gia giỏi và nguồn nhân lực có chất lượng tốt, trước hết đầu tư kinh phí để cử một số cán bộ có năng lực lựa chọn qua thi tuyển đi học tập ngắn hạn ở Hội sở, các ngân hàng đi đầu trong quản lý rủi ro, hoặc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ do các chuyên gia giàu kinh nghiệm đảm nhiệm. Sau đó sử dụng chính những cán bộ đã được đào tạo vào việc giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và phòng ngừa rủi ro đối với đội ngũ nghiệp vụ trong chi nhánh theo mô hình "vết dầu loang". Thực hiện theo phương pháp này hiệu quả sẽ rất cao và chỉ cần trong thời gian không dài, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và văn hóa quản lý rủi ro sẽ được nâng lên góp phần nâng cao năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng.
- Tích cực tìm kiếm cơ hội đào tạo kết hợp với việc chủ động mở các lớp đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ và ý thức đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên theo mô hình và phương thức các lớp bồi dưỡng kiến thức về rủi ro trên đây để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
- Bố trí sắp xếp có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo nguyên tắc đúng người đúng việc, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người sẽ tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Mỗi cán bộ cũng cần phải được đặt trong môi trường cạnh tranh, tạo thêm ưu đãi hay thưởng phạt và được quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ.
4.2.2. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng và kiểm soát nội bộ.
Công nghệ thông tin là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng bởi lẽ công nghệ thông tin sẽ cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc, xử lý giao dịch với độ an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ công và vì vậy cải thiện được dịch vụ.
Để có một hệ thống công nghệ thông tin theo đúng chuẩn quốc tế và áp dụng được vào thực tiễn hoạt động của ngân hàng thì không phải là câu chuyện chỉ riêng chi nhánh Sơn Tây mà là câu chuyện toàn bộ hệ thống BIDV. Hiện tại hệ thống Core Banking của BIDV phát triển từ những năm 2000, không còn phù hợp với tình hình hiện tại, nhất là khi lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng ngày càng đông. Do vậy, cần nhất là Ban lãnh đạo ngân hàng có các quyết định đầu tư vào hệ thống công nghệ và theo thời gian tất yếu sẽ phát huy được lợi ích tiềm tàng to lớn của nó trong hoạt động ngân hàng nói chung, cũng như trong quản lý rủi ro nói riêng. Công nghệ là chìa
khóa để có thể xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại tối ưu, là cơ sở cần thiết để có thể áp dụng các mô hình đo lường định lượng. Nếu không có số liệu chính xác thì ngân hàng không thể chạy thử nghiệm các mô hình rủi ro. Hệ thống thông tin của một ngân hàng minh bạch sẽ là điều kiện để NHNN và các cơ quan kiểm soát bên ngoài tiếp cận thông tin của ngân hàng và sẽ thiết lập được hệ thống kiểm soát kép. Ngược lại, nếu công nghệ và hệ thống thông tin quản lý còn quá yếu kém, thì việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro tối ưu sẽ khó có thể thực hiện được. Do đó, công nghệ và hệ thống thông tin quản lý là điều kiện cần thiết để xác định và thực thi mô hình QLRR.
4.2.3. Thực hiện đúng quy trình tín dụng, giám sát chặt chẽ hồ sơ vay vốn việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào trong quá trình cấp tín dụng, quản trị khoản vay của ngân hàng. Một ví dụ điển hình đó là: nếu một thông tin nào đó về khách hàng được nhân viên tín dụng nhập sai vào hệ thống, có thể dẫn đến xác định khách hàng sai, dẫn đến quyết định tín dụng không chính xác, tiềm ẩn rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Do đó, cần thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tác nghiệp.
Sự phối hợp này còn phải được thể hiện ở sự đồng bộ giữa hệ thống quy định và quy trình liên quan đến hoạt động tín dụng, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ công tác tín dụng. Bởi vì, hệ thống quy định với những hạn mức, thẩm quyền... là công cụ của quản lý rủi ro tín dụng. Song, những quy trình cụ thể, từng bước thực hiện công việc với những chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng, giảm thiểu sai sót trong hoạt động kinh doanh hàng ngày lại là công cụ quản trị của rủi ro tác nghiệp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng mà điển hình là hệ thống phần mềm cài đặt những chương trình tự động từ chối những vi phạm hạn mức hoặc đưa ra cảnh báo khi có tiềm ẩn rủi ro là công cụ hữu hiệu trong cả quản lý rủi ro tín dụng
và rủi ro tác nghiệp. Vì vậy, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng cần thiết phải đi đôi với nỗ lực cải thiện chất lượng quản lý rủi ro tác nghiệp. Cụ thể hơn nữa đó là việc nâng cao chất lượng các quy trình hướng dẫn tác nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho chu trình tín dụng nói riêng và các hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng được diễn ra nhịp nhàng, trôi chảy.
4.2.4. Cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật.
Xây dựng quy trình kiểm tra nội bộ chặt chẽ để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho cấp lãnh đạo chi nhánh quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin. Hệ thống thông tin tín dụng được chia làm 2 loại: (i) các thông tin có tính vĩ mô định hướng: môi trường kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước/tỉnh, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; (ii) các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của chi nhánh như: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích và báo cáo xu hướng tín dụng, các báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng.
Đối với các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng, yêu cầu của thông tin bao gồm:
- Cung cấp các thông tin cho các cấp quản trị để thực hiện vai trò giám sát, đánh giá ngay và chính xác mức độ rủi ro tín dụng và xác định việc thực hiện các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Cảnh báo kịp thời cho Ban lãnh đạo chi nhánh khi mức độ rủi ro tín dụng tăng gần với các giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng để có biện pháp xử lý đảm bảo không vượt quá các giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về mức độ rủi ro tín dụng của một khách hàng và người có liên quan và các ngoại lệ về giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng.
Việc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin vừa đảm bảo tính chuyên môn hóa giữa các bộ phận vừa nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/ hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung cấp nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đang được các ngân hàng bắt đầu thực hiện để xây dựng kho dữ liệu phân tích tín dụng nhưng chưa được đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng trong chia sẻ thông tin. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa các ngân hàng trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, về ngành là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.
KẾT LUẬN
Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của bất cứ ngân hàng nào với thu nhập từ hoạt động tín dụng thường chiếm 80-85% tổng thu nhập của mỗi chi nhánh. Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thường mại là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế quản lí tín dụng là công việc không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thường có xu hướng tập trung vào các hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ với bản thân chi nhánh mà còn với toàn ngân hàng. Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Sơn Tây hiện nay cho thấy, công tác quản lí rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng.
Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng. Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những bước triển khai các giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấn Văn Lực, 2014. Quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại Việt Nam và chuẩn mực Basel trong quản lý rủi ro. Tạp chí Đầu tư – Phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, số 15, trang 11-15. 2. Hồ Diệu, 2000. Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.
3. Lê Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội.
4. Lê Thị Huyền Diệu, 2010. Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án
tiến sĩ. Học viện Ngân hàng.
5. Lê Thị Thu Thủy và các cộng sự, 2016. Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2007. Tiền tệ Ngân hàng.
Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Quyết định số 22/VBHN- NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi