4.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của ngành
Quan điểm phát triển ngành Điện Việt Nam trong giai đoạn tới 2035 có thể đƣợc tóm lƣợc trong 6 nội dung sau:
- Ngành Điện lực phải đi trƣớc một bƣớc để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng, trên cơ sở khai thác tối ƣu mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc, cung cấp điện với chất lƣợng ổn định, an toàn và kinh tế đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trƣờng sinh thái.
- Đẩy mạnh hiện đại hóa ngành Điện lực từ khâu sản xuất, truyền tải đến khâu phân phối để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trƣờng điện, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lƣợng tái tạo, nâng cao an ninh mạng điện và chất lƣợng dịch vụ điện lực.
- Đa dạng hóa nguồn năng lƣợng sơ cấp để sản xuất điện, trong đó khai thác hợp lý tài nguyên hóa thạch nội địa, tích cực chủ động nhập khẩu nhiên liệu từ nƣớc ngoài cho nhà máy điện, khai thác hiệu quả nguồn năng lƣợng tái tạo trong nƣớc nhƣ thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, địa nhiệt và các dạng năng lƣợng khác.
- Sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả để phát triển kinh tế, từng bƣớc cải tiến, thay thế dây chuyền công nghệ tiêu tốn nhiều năng lƣợng, khuyến khích đầu tƣ phát triển các hệ thống công nghệ, thiết bị tiết kiệm điện năng. Sử dụng Điện tiết kiệm - hiệu quả đƣợc nhìn nhận là một giải pháp đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia.
- Minh bạch hóa giá điện. Khâu phát điện và phân phối kinh doanh điện vận hành theo cơ chế thị trƣờng cạnh tranh. Nhà nƣớc độc quyền trong sở hữu, quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện.
- Phát triển ngành Điện lực phải thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững và phù hợp với chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh.
Mục tiêu tổng quát:
- Hệ thống điện Việt Nam phát triển đứng hàng đầu Đông Nam Á về quy mô và mức độ hiện đại, đảm bảo cung cấp điện chất lƣợng cao, an toàn, tin cậy đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.
- Ngành điện hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh đầy đủ và hiệu quả. - Phát triển hợp lý các loại hình sản xuất điện để đảm bảo an ninh năng lƣợng; thúc đẩy phát triển nguồn điện dùng năng lƣợng sạch, NLTT.
- Nâng cấp, xây dựng lƣới điện truyền tải, phân phối tiên tiến, hiện đại. - Tự sản xuất đƣợc các thiết bị chính trong hệ thống điện, có đội ngũ lao động chuyên nghiệp, năng suất cao.
Mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân, năm 2020 điện sản xuất đạt khoảng 265 tỷ kWh, năm 2025 đạt 400 tỷ kWh, năm 2030 đạt 571 tỷ kWh, năm 2035 đạt gần 775 tỷ kWh.
- Cung cấp điện an toàn, liên tục với độ tin cậy cao và đảm bảo an ninh mạng điện: đến năm 2025 độ tin cậy của nguồn điện là 99,7%; lƣới điện bảo đảm tiêu chí N-1; đến năm 2035 độ tin cậy nguồn điện là 99,9%, lƣới điện những vùng phụ tải quan trọng có độ an ninh theo tiêu chí N-2; Năm 2025 tỷ lệ tổn thất truyền tải và phân phối giảm xuống 7,5%, năm 2035 giảm xuống dƣới 7,0%.
- Phát triển hợp lý và đa dạng các loại hình sản xuất điện, tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo lên khoảng 13% công suất đặt vào năm 2025 và 22,5%
công suất đặt vào năm 2035. Có các biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trƣờng trong các hoạt động điện lực.
- Đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo để đến năm 2020 hầu hết các hộ nhân dân đƣợc cấp điện.
- Phát triển và hoàn thiện thị trƣờng phát điện, bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong phát triển nguồn và lƣới điện nhằm tăng hiệu quả khai thác, hiệu quả cạnh tranh và giảm tiêu hao nhiên liệu
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Điện lực.
- Tranh thủ hợp tác quốc tế về mua bán điện và liên kết lƣới điện để tận dụng hiệu quả khai thác tài nguyên.
4.1.2. Mục tiêu của EVNNPT
Mục tiêu chiến lƣợc của EVNNPT:
- Đảm bảo vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, liên tục và ổn định.
- Đảm bảo nguồn tài chính lành mạnh cho hoạt động EVNNPT. - Xây dựng hệ thống truyền tải điện Quốc gia đồng bộ, hiện đại.
- Xây dựng mô hình tổ chức, quản trị chuyên nghiệp hƣớng đến hiệu quả cao nhất.
- Cán bộ công nhân viên tự hào và tin tƣởng vào EVNNPT. Mục tiêu cụ thể và ngắn hạn trong từng giai đoạn
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc, hoàn thành các nhiệm vụ Đảng và nhà nƣớc giao, trong đó có chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn nhà nƣớc.
- Đầu tƣ lƣới điện truyền tải đảm bảo tiêu chí N-1 cho các thiết bị chính và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng theo qui định lƣới điện truyền tải.
- Phát triển lƣới điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của các nƣớc trong khu vực, bảo đảm kết nối, hoà đồng bộ hệ thống điện Việt Nam với hệ thống điện các nƣớc trong khu vực.
Lƣới điện truyền tải phải có dự trữ, đơn giản, linh hoạt, bảo đảm chất lƣợng điện năng (điện áp, tần số) cung cấp cho phụ tải.
Lựa chọn cấp điện áp hợp lý trên cơ sở công suất truyền tải và khoảng cách truyền tải.
Sản lƣợng điện truyền tải năm 2020 khoảng 330 - 362 tỷ kWh, năm 2030 khoảng 695 - 834 tỷ kWh.
Đầu tƣ lƣới điện truyền tải đảm bảo theo tiến độ, khối lƣợng tại Quy hoạch điện VII đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt, cụ thể:
4.1.3. Định hướng của EVNNPT
4.1.3.1. Định hướng phát triển
Phát triển lƣới điện truyền tải đồng bộ với tiến độ đƣa vào vận hành các nhà máy điện để đạt đƣợc hiệu quả đầu tƣ chung của toàn hệ thống.
Phát triển lƣới điện truyền tải phù hợp với chiến lƣợc phát triển ngành, quy hoạch phát triển điện lực và các quy hoạch khác của địa phƣơng.
Phát triển lƣới 220kV và 500kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong mùa mƣa, mùa khô, huy động nguồn điện trong mọi chế độ vận hành của thị trƣờng điện.
Phát triển đƣờng dây truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tƣơng lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung một cột để giảm thiểu diện tích chiếm đất. Đối với thành phố, trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lƣới điện phải có độ dự trữ và linh hoạt cao hơn. Thực hiện việc hiện
đại hoá, từng bƣớc ngầm hoá lƣới điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trƣờng.
Từng bƣớc hiện đại hoá lƣới điện, cải tạo, nâng cấp thiết bị đóng cắt, bảo vệ, tƣ động hoá lƣới điện. Nghiên cứu sử dụng các loại thiết bị FACTS SVC HVDC để nâng cao giới hạn truyền tải. Từng bƣớc hiện đại hoá hệ thống điều khiển.
Nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ lƣới điện thông minh, tạo sự tƣơng tác giữa hộ sử dụng điện, thiết bị sử dụng điện với lƣới điện cung ấp để khai thác hiệu quả nhất khả năng cung cấp, nhằm giảm chi phí trong phát triển lƣới điện và nâng cao độ an toàn cung cấp điện.
Quy hoạch phát triển lƣới điện truyền tải siêu cao áp: Điện áp 500kV là cấp điện áp truyền tải siêu ao áp chủ yếu ở Việt Nam. Nghiên cứu khả năng xây dựng lƣới điện truyền tải có cấp điện áp cao hơn (750 kV hoặc 1000 kV) hoặc lƣới điện truyền tải điện 1 chiều HVDC giai đoạn sau năm 2020.
Lƣới điện 500 kV sử dụng để truyền tải công suất từ các nhà máy điện lớn đến trung tâm các phụ tải lớn trong từng khu vực và thự hiện nhiệm vụ trao đổi điện năng giữa các vùng miền, các khu vực cũng nhƣ giữa các nƣớc để đảm bảo vận hành tối ƣu hệ thống điện.
Quy hoạch phát triển lƣới điện truyền tải có cấp điện áp 220 kV:
Đối với các trạm biến áp 220 kV: Xây dựng với qui mô đang xây dựng chủ yếu là cho 2 máy biến áp, dự kiến sẽ xây dựng trạm biến áp có thể lắp đặt nhiều máy biến áp và các trạm biến áp cách điện khí (Gas Insualated Substation) để lắp đặt trong nhà hoặc ngầm dƣới lòng đất.
Đối với các đƣờng dầy 220 kV: Xây dựng mới đƣờng dây nhiều mạch, sử dụng phân pha để tăng khả năng truyền tải, giảm thiểu diện tích chiếm đất.
Nhiệm vụ trọng tâm của EVNNPT là xây dựng hệ thống điện truyền tải đồng bộ, hiện đại đảm bảo lƣới điện truyền tải quốc gia vận hành an toàn và liên tục.
Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực, sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, tích luỹ đầu tƣ phát triển.
Xây dựng mô hình tổ chức, quản trị chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp. Không ngừng cải thiện điều kieenjv à môi trƣờng làm việc cho cán bộ công nhân viên.
4.1.3.3. Các giải pháp cơ bản của EVNNPT:
Các giải pháp cơ bản của EVNNPT đƣợc chia thanh 4 nhóm chính, cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm giải pháp hƣớng tới đảm bảo vận hành an toàn lƣới điện, đầu tƣ nâng cao chât lƣợng lƣới điện, tăng năng suất lao động, giảm hi phí truyền tải.
- Nhóm giải pháp hƣớng tới cân bằng tài chính trong phát triển. - Nhóm giải pháp ƣu tiên phát triển khoa học và công nghệ. - Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
Các chỉ tiêu cơ bản của EVNNPT:
Đảm bảo truyền tải điện với mức tăng trƣởng bình quân 10,5 ÷ 11%/năm, tƣơng ứng với sản lƣợng điện truyền tải đến năm 2025 dự kiến đạt 250 tỷ kWh.
Phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống dƣới 2%, giảm thiểu sự cố đặc biệt là các sự cố chủ quan. Giảm sự cố hàng năm từ 2 ÷ 3% so với năm trƣớc.
Đầu tƣ xây dựng hệ thống truyền tải điện quốc gia theo quy hoạch điện VII và quy hoạch điện VII điều chỉnh. Sản xuất kinh doanh có lãi, phấn đấu tỷ suất lợi nhuận đạt trên 3% vốn chủ sở hữu.
4.2. Chiến lƣợc Truyền thông cho EVNNPT
4.2.1. Xác định mục tiêu, đối tượng truyền thông và thông điệp chủ đạo
4.2.1.1. Xác định mục tiêu truyền thông của EVNNPT
EVNNPT xây dựng và tổ chức triển khai chiến lƣợc truyền thông nhằm:
- Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của CBCNV EVNNPT, đồng thời phát huy trí tuệ tập thể trong việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chung của EVNNPT.
- Củng cố vai trò và vị trí của EVNNPT trong xã hội.
- Nâng cao nhận diện thƣơng hiệu, hình ảnh của EVNNPT.
- Góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức mà EVNNPT đã, đang và sẽ phải đối mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tƣ phát triển lƣới truyền tải điện.
- Phòng ngừa và xử lý khủng hoảng truyền thông cho EVNNPT. - Xây dựng các mối quan hệ phục vụ cho sự phát triển của EVNNPT. - Giúp cho chính phủ, bộ, ban ngành, lãnh đạo các địa phƣơng hiểu rõ vai trò, vị trí và các hoạt động của EVNNPT.
- Ngƣời dân đồng thuận với chủ trƣơng, chính sách của EVNNPT nói chung và công tác giải phóng mặt bằng bồi thƣờng và công tác đảm bảo an toàn lƣới điện quốc gia ở những nơi có trạm điện, đƣờng dây truyền tải điện đi qua.
4.2.1.2. Xác định đối tượng truyền thông
Đối tƣợng truyền thông của EVNNPT bao gồm: - Cơ quan Đảng, Chính phủ và nhà nƣớc;
- Các Bộ, ngành;
- Chính quyền địa phƣơng các cấp tỉnh, huyện, xã; - Các sở, ban, ngành tại địa phƣơng;
- Các tổ chức, đoàn thể;
- Các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, tổ chức tín dụng trong nƣớc; - Các nhà đầu tƣ, các tổ chức xã hội… quốc tế;
- Cơ quan thông tấn, báo chí; - Tập đoàn Điện lực Việt Nam; - Công chúng;
- Cán bộ, công nhân viên EVNNPT;
- Các đối tƣợng khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của EVNNPT
4.2.1.3. Xác định thông điệp chủ đạo
Các thông điệp và nội dung của thông điệp bao gồm các nội dung chính nhƣ sau:
- EVNNPT xây dựng và vận hành Hệ thống truyền tải điện Quốc gia, đóng vai trò là trục “xƣơng sống” của Hệ thống điện Việt Nam.
- EVNNPT luôn đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định, giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
- EVNNPT có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có khát vọng, tầm nhìn chiến lƣợc với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kỷ cƣơng, tận tâm và nhân ái.
Sử dụng hình ảnh một cách mạnh mẽ, trực tiếp và rõ ràng, dễ hiểu để đảm bảo mọi đối tƣợng truyền thông hiểu rõ đƣợc thông điệp. Ngoài ra, hình ảnh phải thể hiện đúng thực trạng, và phải đƣợc để nơi có lƣợng đối tƣợng xem đông nhất để có thể tiếp cận đƣợc đối tƣợng nhiều nhất.
4.2.2. Các giải pháp đảm bảo thực hiện Chiến lược Truyền thông
4.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy truyền thông từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên.
- Tại Cơ quan Tổng công ty (đơn vị cấp 1): Thành lập Ban Truyền thông với bộ máy tinh gọn, linh hoạt và chuyên nghiệp, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên kết hợp giữa những ngƣời có chuyên môn về truyền tải điện và chuyên môn về truyền thông, báo chí.
- Tại các đơn vị thành viên bao gồm các công ty truyền tải điện và các ban quản lý dự án (đơn vị cấp 2): Mỗi đơn vị biên chế 01 cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp, thuộc Văn phòng/Phòng Tổng hợp.
- Tại các truyền tải điện khu vực trực thuộc các công ty truyền tải điện và các đơn vị tƣơng đƣơng (đơn vị cấp 3): Mỗi đơn vị biên chế 01 cán bộ bán chuyên trách có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp thuộc Văn phòng/Phòng Tổng hợp
- Tại các đội truyền tải điện và các trạm biến áp và các đơn vị tƣơng đƣơng (đơn vị cấp 4): Mỗi đơn vị cử 01 cán bộ có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp theo dõi công tác truyền thông.
Ngoài ra cần xây dựng và củng cố hệ thống cộng tác viên truyền thông là cán bộ công nhân viên EVNNPT, EVN và các đồng chí phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp. Có kế hoạch đào tạo và có chính sách động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực, thế mạnh của hệ thống cộng tác viên.
4.2.2.2. Giải pháp bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy, quy trình,
quy định cho hoạt động truyền thông của EVNNPT
- Ban hành quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Ban Truyền thông.
- Hoàn thiện Quy chế Truyền thông hiện có
- Bổ sung các quy trình, quy định phù hợp với từng thời kỳ
4.2.2.3. Giải pháp xây dựng mối quan hệ với các cơ quản quản lý truyền