Kết quả về khoản vay hộ nhận được từ TCTDCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tiếp cận vốn tín dụng đối với người dân sản xuất hồi tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 74)

Nguồn

Mức trung bình/khoản vay

(Triệu)

Số khoản vay không được duyệt như nhu cầu vay

Thời gian trung bình nhận được vốn vay (ngày) Số lượng Tỷ lệ (%) Agribank 32,78 4 11,43 6-8 NHCSXH 31,82 6 17,14 12-14 QTDND 20,63 1 5,00 5-7 Tông 28,41 11 12,22

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Do đặc điểm các hộ nông dân còn yếu về kinh tế nên thực tế hiện nay tỷ lệ khoản vay ngắn hạn (12 tháng) chiếm số lượng chủ yếu trong tổng 90 khoản vay được điều tra.

3.2.5. Mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ điều tra Bảng 3.7. Mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ Bảng 3.7. Mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra 120 120 120 360 100 Số hộ đã từng vay vốn 51 54 77 177 49,16

- Vay thường xuyên 38 42 46 126 35,0

Số hộ chưa từng vay

vốn 69 66 43 183 50,83

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Ở bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ hộ đã từng vay vốn tại các tố chức tín dụng giai đoạn 2016-2018 của huyện Bình Gia là 177 hộ nhưng chỉ có 126 hộ thường xuyên vay vốn chiếm 35,0% trong tổng số các hộ điều tra, và còn có 183 hộ chiếm 50,83 % là các hộ chưa từng vay vốn.

Như vậy có thể thấy hầu hết các hộ cũng đã biết đến và tham gia vay vốn tại các tổ chức tín dụng tuy nhiên tỷ lệ hộ thường xuyên tiếp cận tín dụng chính thức là còn tương đối thấp. Qua điều tra cho thấy các hộ thường xuyên vay vốn tại ngân hàng để phục vụ đầu tư sản xuất hồi vì lãi suất thấp lại không cần thế chấp. Nhưng lượng vốn được vay thấp nên để đầu tư kinh doanh lớn thì không được đáp ứng. Đa số các hộ gia đình chưa vay vốn lần nào là không đủ điều kiện để vay, không biết vay ở đâu, không muốn thiếu nợ ngân hàng hoặc là do họ chưa có nhu cầu vay vốn...tỷ lệ này chiếm tỷ lệ 10 %.

3.3. Hiệu quả của việc tiếp cận vốn tín dụng chính thống đối với người dân sản xuất hồi trên địa bàn huyện Bình Gia giai đoạn 2016 – 2018 sản xuất hồi trên địa bàn huyện Bình Gia giai đoạn 2016 – 2018

Sự tham gia của các tổ chức tín dụng chính thống góp phần không nhỏ vào việc công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Nhờ nguồn vốn tín dụng chính thống, nông dân sản xuất hồi huyện Bình Gia đã có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nên đời sống của nhân dân đã có nhiều thay đổi.

Qua điều tra cho thấy: Đối với hộ nông dân vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, phù hợp với khả năng nguồn lực của chính bản thân hộ sẽ góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, giúp cho các hộ nông dân có thể tái vay để đầu tư mở rộng sản xuất hơn. Từ đó giúp tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân cả bề rộng lẫn bề sâu.

Vốn tín dụng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn.

Vốn tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên.

Vốn tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.

Vốn tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn.

Vốn tín dụng giúp cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hoạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng.

Vốn tín dụng nông thôn góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho người nông dân.

Vốn tín dụng góp phần giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp dư thừa ở nông thôn.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân sản xuất hồi trên địa bàn huyện Bình Gia giai đoạn 2016 - 2018 hộ nông dân sản xuất hồi trên địa bàn huyện Bình Gia giai đoạn 2016 - 2018

Khả năng tiếp nhận thông tin và tiếp đó là khả năng tiếp cận với nguồn vốn TDCT của hộ nông dân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân được phân tích từ hai phía người đi vay vốn và tổ chức cung cấp tín dụng. Về phía người đi vay, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm điều kiện kinh tế của hộ, trình độ văn hóa và giới tính của chủ hộ. Về phía các tổ chức tín dụng, các yếu tố được phân tích bao gồm: thủ tục cho vay, lãi suất, lượng vốn cho vay, trình độ chuyên môn và thái độ của cán bộ tín dụng.

3.4.1. Phân tích nhóm nhân tố về đặc điểm hộ nông dân

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến mức độ tiếp cận tín dụng của hộ vay vốn Chỉ tiêu NHNN&PTNT NHCSXH QTDND Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ vay vốn 65 100,00 78 100,00 34 100,00 - Hộ khá 9 9,57 - - 4 11,76 - Hộ trung bình 41 63,07 43 55,13 26 76,47 - Hộ nghèo 15 23,07 35 44,87 4 11,76

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Thông thường, các hộ khá và trung bình thường mạnh dạn đầu tư vào các ngành sản xuất có rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận cao trong khi các hộ nghèo chỉ tập trung vào các ngành sản xuất truyền thống, lợi nhuận thấp và ít rủi ro. Hơn nữa, những hộ khá có tài sản thế chấp nên dễ dàng vay vốn hơn.

Trong số các hộ có vay vốn tại các tổ chức TDCT, các hộ trung bình luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân là do, những hộ này có điều kiện về kinh tế tương đối ổn định, là cơ sở vững chắc giúp hộ có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn vay lớn từ ngân hàng. Qua điều tra cho thấy các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá và trung bình tự tin trong việc sản xuất kinh doanh. Các hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn nên họ không tự tin trong việc sản xuất kinh doanh, mặt khác tài sản thế chấp của các hộ này thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn TDCT nên đôi khi mặc dù có nhu cầu vay nhưng hộ cũng không vay được. Do đó để các hộ nghèo tiếp cận gần gũi hơn với nguồn vốn TDCT thì cần có sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể trong xã để có thể giảm số hộ nghèo xuống còn mức thấp nhất.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của trình độ văn hoá của chủ hộ vay vốn đến mức độ tiếp cận TDCT Chỉ tiêu NHNN&PTNT NHCSXH QTDND Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) * Tổng số hộ vay vốn 65 100,00 78 100,00 34 100,00 - Chủ hộ có trình độ tiểu học, THCS 10 15,38 20 25,64 5 14,70 - Chủ hộ có trình độ THPT 45 69,23 41 52,56 21 61,76 - Chủ hộ có trình độ TC, CĐ, ĐH 10 15,38 17 21,79 8 23,52

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Trình độ văn hoá của chủ hộ liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Các hộ có trình độ văn hóa thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn với các thủ tục hiện tại do họ không có khả năng tự làm đơn, tự xây dựng kế" hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các thủ tục phức tạp khác. Ngoài ra, các hộ này thiếu am hiểu về kỹ thuật sản xuất và thông tin thị trường nên đa phần họ không dám vay để đầu tư vào sản xuất, cải thiện đời sống.

Bảng trên cho thấy: các chủ hộ có trình độ văn hóa càng cao thì họ càng tiếp cận nhiều với nguồn vốn tín dụng. Các hộ vay vốn tại các tổ chức TDCT phần lớn là các chủ hộ có trình độ học vấn học hết trung học cơ sở trở lên. Tuy nhiên, một số chủ hộ có trình độ tiểu học vẫn tích cực vay vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng diện tích do họ có kinh nghiệm, không sợ rủi ro, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Lượng vốn vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào trình độ văn hoá của chủ hộ vì đa số các hộ có trình độ văn hoá cao sẽ vay lượng vốn lớn hơn để làm ăn

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giới tính chủ hộ vay vốn đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức Chỉ tiêu NHNN&PTNT NHCSXH QTDND Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) * Tổng số hộ vay vốn 65 100,00 78 100,00 34 100,00 - Chủ hộ là nam 58 89,23 64 82,05 28 82,35 - Chủ hộ là nữ 7 10,77 14 17,95 6 17,65

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Sự khác biệt về giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ. Kết quả phân tích cho thấy, các chủ hộ là nam giới có thể tiếp cận với TDCT nhiều hơn các chủ hộ là nữ giới, nguyên nhân là do các chủ hộ nam thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh nên họ quyết đoán hơn trong việc vay vốn.

Bảng 3.10 cho thấy: tại NHNN&PTNT số hộ vay vốn chiếm 90,43% là nam giới chỉ có 9,57% là nữ giới. NHCSXH cũng có đến 94,06% chủ hộ là nam giới đứng ra vay. Tại QTDND chỉ có 10,53% chủ hộ là nữ đứng tên vay vốn còn lại đều là chủ hộ là nam giới. Vì vậy, để giúp đỡ các chủ hộ là nữ tự tin hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn TDCT cũng như giúp họ mạnh dạn trong việc đầu tư sản xuất cần có sự giúp đỡ nhiệt tình từ các ban ngành nhất là Hội phụ nữ, tạo điều kiện giúp đỡ chị em trong quá trình vay vốn, giúp nhau kinh nghiệm làm ăn từ đó giúp chị em có thể tiếp cận với nguồn vốn TDCT dễ dàng.

3.4.2. Phân tích nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng

Thủ tục và phương thức cho vay của các tổ chức TDCT ảnh hưởng lớn đến sự tiếp cận của hộ nông dân. Tổ chức tín dụng nào có thủ tục và phương pháp cho vay đơn giản nhanh gọn thì sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn.

Bảng 3.11. Đánh giá của hộ vay vốn về thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức Chỉ tiêu Đơn vị tính NHNN&PTNT NHCSXH QTDND * Số ý kiến đánh giá về thủ tục cho vay hộ 65 78 34 - Thuận lợi % 22,57 35 45,17 - Bình thường % 63,56 50,4 40,35 - Rườm rà % 13,87 14,6 14,48

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Thủ tục và phương thức cho vay của các tổ chức TDCT ảnh hưởng lớn đến sự tiếp cận của hộ nông dân. Tổ chức tín dụng nào có thủ tục và phương pháp cho vay đơn giản nhanh gọn thì sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Đánh giá của hộ cho thấy QTDND có thủ tục và phương thức cho vay đơn giản nhất và nhanh nhất nên người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Thời gian từ khi làm đơn vay, chờ xét duyệt đến khi nhận được vốn vay chỉ mất từ 5-7 ngày. Đối với NHNN&PTNT, thủ tục và phương thức cho vay còn khá phức tạp nên nhiều hộ nông dân khó tiếp cận được đặc biệt là các hộ nghèo và các hộ mà chủ hộ có trình độ văn hoá thấp. Đối với NHCSXH, thủ tục và phương thức cho vay phức tạp hơn nhiều vì các hộ được vay phải có đủ các điều kiện và giấy tờ xác nhận là hộ nghèo hoặc hộ gặp khó khăn, thời gian chờ đợi xét để cho vay tương đối dài vì vậy không phù hợp với các hộ thuộc diện chính sách.

Số liệu trong bảng trên cho thấy phần lớn các hộ nông dân cho rằng thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng là bình thường, tuy nhiên vẫn có một số hộ đánh giá thủ tục cho vay là phức tạp. Vì vậy, để giúp các hộ nông dân tiếp cận được với nguồn vốn từ các tổ chức TDCT và có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, các tổ chức TDCT cần cải thiện thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp và linh hoạt.

Bảng 3.12. Đánh giá của hộ vay vốn về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Chỉ tiêu Đơn vị

tính NHNN&PTNT NHCSXH QTDND

* Số ý kiến đánh giá

về lãi suất cho vay hộ 65 78 34

- Cao % 70,01 5,06 79,56

- Trung bình % 25,99 83,21 17,84

- Thấp % 4 11,73 2,6

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hầu hết các hộ nông dân đều cho rằng lãi suất cho vay của các tổ chức TDCT còn cao, nhất là các hộ thuần nông sản xuất và kinh doanh kém hiệu quả. Có 70,1% cho rằng lãi suất cho vay tại NHNN&PTNT là cao, 25,99% cho rằng lãi suất cho vay hiện tại là trung bình. Đa số các hộ nông dân đều cho rằng lãi suất của cho vay của NHCSXH qua các tổ chức đoàn thể là vừa phải. Lãi suất của QTDND được 79,56% số hộ điều tra đánh giá là cao và 17,84% số hộ cho rằng ở mức trung bình. Do vậy, để người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn TDCT, các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng cần có biện pháp giảm lãi suất nhằm hỗ trợ các hộ nông dân khi vay vốn, tạo điều kiện ngày càng có nhiều hộ tham gia vay vốn để phát triển sản xuất.

Bảng 3.13. Đánh giá của hộ vay vốn về thời gian vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Chỉ tiêu Đơn vị

tính NHNN&PTNT NHCSXH QTDND

* Số ý kiến đánh giá về

thời gian vay hộ 65 78 34

Phù hợp % 51,58 58,25 67,39

Không phù hợp % 48,42 41,75 32,61

Kết quả điều tra cho thấy: các tổ chức TDCT chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn với mức vốn vay từ 20 đến 30 triệu đồng/lượt. Khoảng 51,58% số hộ đánh lượng giá vốn vay/lượt hộ tại NHNN&PTNT là phù hợp yêu cầu, 48,42% cho là chưa phù hợp. Tại NHCSXH vì lượng vốn phụ thuộc vào nguồn vốn trung ương cấp, mức vốn tự huy động rất thấp nên mức cho vay tới các hộ cũng không cao. Tại QTDND có 67,39% hộ cho là phù hợp yêu cầu, 32,61% số hộ cho rằng thời hạn vay không phù hợp. Có thể nói thời gian cho vay cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng tới sự tiếp cận TDCT của các hộ nông dân. Đa số các hộ đều cho rằng thời gian cho vay của tất cả các TCTD ngắn, gây khó khăn cho hộ khi quay vòng vốn.

Bảng 3.14. Đánh giá của hộ vay vốn về thái độ của cán bộ tín dụng

Chỉ tiêu Đơn vị tính NHNN&PTNT NHCSXH QTDND

* Số ý kiến đánh giá về

thái độ của cán bộ tín dụng hộ 65 78 34 Nhiệt Tình % 48,26 41,37 48,37 Bình thường % 33,19 36,23 41,38 Kém nhiệt tình % 18,55 22,4 10,25

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Bên cạnh những yếu tố trên, thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ nông dân. Thực tế, đa số các hộ tiếp cận thông tin vốn vay và lựa chọn phương thức vay là nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện của hộ. Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại chưa hiểu rõ đời sống của người nông dân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa họ với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tiếp cận vốn tín dụng đối với người dân sản xuất hồi tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)