Kinh nghiệm XKLĐ đối với Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đông bắc á002 (Trang 35 - 40)

- Trình độ, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề: Chất lƣợng và số lƣợng lao động ảnh hƣởng tới định hƣớng và cách thức quản lý nhà nƣớc về

1.2.2 Kinh nghiệm XKLĐ đối với Việt nam

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế xã hội của đất nƣớc vì vậy kết quả của hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào các chủ chƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Qua tình hình XKLĐ của một số nƣớc đã nghiên cứu ở trên chúng ta có thể rút ra đƣợc một số kinh nghiệm cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới:

Về quản lý nhà nước: Nhà nƣớc cần nghiên cứu đƣa nhiệm vụ XKLĐ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm. Bên cạnh đó cần hoàn thiện các chủ chƣơng, chính sách và biện pháp về XKLĐ, phân công cụ thể tới các ban ngành, địa phƣơng và tổ chức có liên quan trực tiếp tới hoạt động này.

Để hoạt động XKLĐ đạt hiểu quả cao, Nhà nƣớc cần cung cấp kế họach tổng thể về thị trƣờng lao động và thông tin cần thiết đã đƣợc thu thập xử lý cho các đơn vị XKLĐ. Việc định hƣớng thị trƣờng lao động sẽ tạo cơ sở và giảm chi phí đầu tƣ cho các doanh nghiệp XKLĐ, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng để tiếp cận khai thông thị trƣờng lao động. Ngoài ra, Nhà nƣớc cần xây dựng chính sách phối hợp giữa các cơ quan quản lý để mở rộng và củng cố thị trƣờng lao động ngoài nƣớc, quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc thu nộp ngân sách của doanh nghiệp và ngƣời lao động. Tăng cƣờng bồi dƣỡng cán bộ quản lý về nhiệp vụ, ngoại ngữ

và pháp luật.

Xây dựng các văn bản pháp luật quy định chặt chẽ các chế độ chính sách tài chính liên quan đến hoạt động XKLĐ nhƣ chính sách chuyển tiền kiều hối, thuế, phí và lệ phí, chính sách bảo hiểm xã hội, thu và quản lý tiền đặt cọc đối với lao động, chính sách đầu tƣ cho doanh nghiệp, phù hợp với các hình thức XKLĐ: đi theo tập thể, hợp đồng cá nhân, hợp đồng nhận thầu công trình, hợp đồng hợp tác khoa học công nghệ,…

Về thị trường và cơ cấu lao động: Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động thông qua việc chủ động hình thành một kế họach đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Ngoài những kỹ năng tay nghề cần thiết ngƣời lao động xuất khẩu cần phải có sức khỏe, có kiến thức ngoại ngữ cơ bản, am hiểu pháp luật, phong tục tập quán của nƣớc tiếp nhận. Đối với các thị trƣờng hiện đã tiếp nhận lao động Việt Nam cần chủ động khắc phục những bất cập đã nảy sinh trong qua trình cung ứng lao động đó là:

+ Nâng cao chất lƣợng lao động xuất khẩu thông qua việc chủ động hình thành một kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Nhà nƣớc cần củng cố và tăng cƣờng năng lực đào tạo nghề của các trƣờng dạy nghề, các trung tâm đào tạo lao động hiện có, thành lập các trƣờng học hoặc các trung tâm mới chuyên đào tạo lao động chất lƣợng cao phục vụ xuất khẩu. Hình thành một hệ thống cơ sở đào tạo đủ mạnh phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động trong mọi lĩnh vực. Cần có sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan chức năng. Bộ giáo dục đào tạo và Bộ lao động thƣơng binh xã hội thống nhất quản lý nhà nƣớc về giáo dục đào tạo, nội dung chƣơng trình, xây dựng kế hoach tổng thể về đào tạo nguồn lao động cho xuất khẩu phù hợp với chiến lƣợc XKLĐ từng thời kỳ.

+ Nâng cao nhận thức ngƣời lao động, đảm bảo ý thức chấp hành kỷ luật, tôn trọng các cam kết trong hợp đồng, giữ uy tín và truyền thống dân tộc,

giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng lao động đơn phƣơng phá bỏ hợp đồng.

Để thực hiện đƣợc nhƣng yêu cầu trên đòi hỏi nhà nƣớc cần xây dựng và ban hành chƣơng trình khung, tài liệu đào tạo và giáo dục định hƣớng cho từng thị trƣờng và thống nhất sử dụng trên phạm vi cả nƣớc. Bộ văn hóa thông tin tuyên truyền rộng rãi các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực này.

+ Tăng cƣờng chất lƣợng đội ngũ cán bộ của các cơ quan điều hành và doanh nghiệp XKLĐ. Cần đổi mới phƣơng thức hoạt động của các cán bộ quản lý lao động ở nƣớc tiếp nhận lao động, coi trọng công tác đào tạo, trang bị các kiến thức về quản lý, luật pháp cho đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Từng bƣớc hình thành đội ngũ tùy viên lao động đáp ứng vai trò hỗ trợ quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho lao động khi họ làm việc ở nƣớc ngoài.

Theo kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc cách tiếp cận và khai thông các thị trƣờng có nhu cầu nhập khẩu lao động của Việt Nam nên xác định vai trò và nhiệm vụ của Bộ ngoại giao thông qua hệ thống của các Đại sứ quán. Bộ ngoại giao giao nhiệm vụ cho các sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài định kỳ cung cấp thông tin về thị trƣờng các nƣớc cụ thể:

+ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các nƣớc nhập khẩu lao động hàng năm.

+ Giới thiệu chủ trƣơng chính sách XKLĐ của Việt Nam. + Giới thiệu các công ty cung ứng lao động Việt Nam.

+ Cung cấp các luật có liên quan tới lĩnh vực XKLĐ của nƣớc sở tại. + Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nƣớc ngoài tiếp xúc, đàm phán và ký kết các hợp đồng XKLĐ.

Nhà nƣớc cần tận dụng các cơ hội trong các cuộc viếng thăm, ký kết các hiệp định song phƣơng của Chính phủ, các diễn đàn trao đổi để lồng ghép các vấn đề về thị trƣờng lao động cần quan tâm. Bên cạnh đó phải chú trọng vai trò và vị trí của cộng đồng Việt Nam ở nƣớc ngoài trong việc thu thập thông tin về thị trƣờng có nhu cầu lao động. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ Nhà nƣớc cần nâng cao tính năng động, chủ động của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thi trƣờng hoặc trực tiếp tiến hành các đợt khảo sát tại nƣớc ngoài.

Kết luận chương 1

Chƣơng I đã nêu đƣợc một cách khái quát lý luận chung về XKLĐ, tóm lƣợc đƣợc tình hình hoạt động XKLĐ của một số nƣớc trên thế giới cũng nhƣ bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Đây là hoạt động mang tính tất yếu khách quan phục vụ lợi ích kinh tế và xã hội của các nƣớc. Tính tất yếu của hoạt động này thể hiện thông qua đặc điểm cũng nhƣ vai trò của hoạt động XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế của các nƣớc.

Trong những năm qua, hoạt động XKLĐ trên thế giới ngày càng phát triển. Các nƣớc phát triển và đang phát triển đều thực hiện quá trình xuất khẩu và nhập khẩu lao động. Lao động tri thức với trình độ cao đƣợc các nƣớc đang phát triển nhập về nhằm đáp ứng quá trình phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới. Mặt khác, các nƣớc phát triển lại nhập khẩu lao động giản đơn từ các nƣớc đang phát triển để bù đắp phần lao động thiếu hụt trong nƣớc cũng nhƣ tận dụng đƣợc nguồn lao động rẻ từ bên ngoài. Đây là một quy luật tự nhiên, góp phần vào sự phân công lao động quốc tế, mang lại lợi ích chung cho thế giới. Đứng trƣớc tình hình phát triển XKLĐ thế giới, đƣợc kiểm nghiệm bằng các kinh nghiệm tích lũy đƣợc từ hoạt động XKLĐ thực tiễn của các nƣớc, việc phát triển hoạt động này đã và đang là mục tiêu cấp bách của Việt Nam.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận chung của hoạt động XKLĐ, toàn bộ chƣơng I sẽ là tiền đề và cơ sở cho việc phân tích thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á trong chƣơng II.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đông bắc á002 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)