- Trình độ, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề: Chất lƣợng và số lƣợng lao động ảnh hƣởng tới định hƣớng và cách thức quản lý nhà nƣớc về
Đơn vị: ngườ
2.2.2 Hạn chế của hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trƣờng Đông Bắc Á thời gian qua
Tuy đạt đƣợc kết quả đƣợc đánh giá là khả quan nêu trên, trong qua trình xuất khẩu lao động sang thị trƣờng Đông Bắc Á tại các doanh nghiệp địa phƣơng và nhìn chung trong cả nƣớc cũng nhƣ công tác quản lý lao động ở thị trƣờng này còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém.
2.2.2.1 Cơ chế, chính sách xuất khẩu lao động
Hiện nay, cơ chế xuất khẩu lao động của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chƣa phù hợp với sự vận động của thị trƣờng lao động quốc tế, chƣa có đƣợc sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan. Còn nhiều trƣờng hợp đi làm việc ở nƣớc ngoài nhƣng không đƣợc pháp luật điều tiết, dẫn đến việc ngƣời lao động phải đầu tƣ tốn kém bằng các con đƣờng không hợp pháp nhƣ du lịch, thăm thân nhân,….
Năm 2002, khi quốc hội nƣớc Việt Nam ban hành luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật lao động thì một số vấn đề cụ thể về hoạt động XKLĐ mới đƣợc quy định trong Bộ Luật lao động. Các nƣớc xuất khẩu lao động cũng nhƣ các nƣớc tiếp nhận lao động trong khu vực đều có các đạo luật quy định về vấn đề này. Ở nƣớc ta, cho đến nay hầu hết các nội dung hoạt động trong quy trình
tổ chức XKLĐ đƣợc điều chỉnh bằng các văn bản dƣới luật. Hơn nữa, trong khoảng 15 năm hoạt động XKLĐ theo cơ chế thị trƣờng (từ 1991 đến nay) chúng ta đã có 4 nghị định thay thế nhau (Nghị định số 370/1991/NĐ-CP năm 1991, Nghị định số 07/1995/NĐ-CP năm 1995, nghị định số 152/1999/NĐ- CP năm 1999 và nghị định số 81/2003/NĐ-CP năm 2003), điều đó cho thấy sự bất ổn định trong cơ chế, chính sách điều chỉnh công tác xuất khẩu lao động. Mặt khác, trong cơ chế, chính sách đƣa lao động đi làm việc ở nuớc ngoài còn một số hạn chế sau:
- Chƣa quy định rõ trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan chức năng Nhà nƣớc trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, các tổ chức kinh tế - xã hội nhiều khi thiếu sự thống nhất.
- Chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp cho các doanh nghiệp chủ động triển khai XKLĐ, mất nhiều thời gian làm thủ tục và giấy phép xuất cảnh.
- Chƣa có chính sách đầu tƣ thích đáng cho việc khai thác và mở rộng thị trƣờng lao động trong nƣớc và nƣớc ngoài, chƣa có chính sách, chế độ đầu tƣ thích đáng cho việc đào tạo nguồn lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề, hiểu biết ngoại ngữ và luật pháp để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
- Quy định về điều kiện để doanh nghiệp đƣợc cấp phép XKLĐ và chuyên gia còn thấp, dẫn đến nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện để cấp phép nhƣng chƣa đủ điều kiện để hoạt động có hiệu quả.
- Các quy định về chế tài xử lý vi phạm trong xuất XKLĐ chƣa đủ mạnh nên chƣa có tác dụng ngăn ngừa các vi phạm của các tổ chức, cá nhân và ngƣời lao động, thiếu hƣớng dẫn về xét xử các vụ khiếu kiện liên quan đến tranh chấp trong XKLĐ, chƣa có Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với các nƣớc nhận lao động Việt Nam.
Ngoài ra, một số Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố và đoàn thể chủ quản của các doanh nghiệp XKLĐ chƣa thực sự quan tâm chỉ đạo, quản lý,
hƣớng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trực thuộc trong hoạt động XKLĐ, chƣa thƣờng xuyên kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời các vi phạm của doanh nghiệp.
Do đây là hoạt động mang đậm sắc thái xã hội, những vấn đề phát sinh tác động trực tiếp đến con ngƣời nhƣ: lao động làm việc ở nƣớc ngoài còn thiếu việc làm phải về nƣớc, lao động nữ bị xâm hại nhân phẩm, lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để lừa đảo... gây tâm lý lo ngại không muốn đẩy mạnh, phát triển lĩnh vực này. Trong chỉ đạo điều hành hoạt động XKLĐ có giai đoạn, thời kỳ thiếu nhất quán. Thủ tục hành chính của Việt Nam còn quá rƣờm rà, tốn nhiều thời gian, công sức, nhất là thủ tục dân sự, xuất nhập cảnh chƣa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động của nƣớc ngoài.
2.2.2.2 Số lượng và chất lượng lao động:
Số lƣợng lao động Việt Nam đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài tăng lên hàng năm. Trong năm năm trở lại đây, bình quân mỗi năm cả nƣớc có trên 50.000 lao động đi XKLĐ trong đó số lao động đi làm việc ở thị trƣờng Đông Bắc Á chiếm trên 60% . Mặc dù XKLĐ đã góp phần không nhỏ cho tăng trƣởng kinh tế và tạo việc làm xã hội, nhƣng XKLĐ vẫn chƣa đƣợc xem là ngành kinh tế mũi nhọn. Nếu so với tiềm năng lao động dồi dào với khoảng 25 triệu ngƣời ở độ tuổi từ 18 đến 35 thì số lƣợng lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Đông Bắc Á thời gian qua vẫn là con số khiêm tốn. Một số liệu khác đáng lƣu ý là số lƣợng lao động sang thị trƣờng này trong hai năm 2004, 2005 giảm đi đáng kể. Nếu nhƣ năm 2003 số lƣợng lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trƣờng Đông Bắc Á đạt con số cao nhất trên 64 nghìn lao động thì năm 2004 giảm xuống còn 44.710 lao động và con số này năm 2005 chỉ còn 37.839 lao động.
Bên cạnh đó, so với lao động của các nƣớc khác, lao động Việt Nam không chỉ ít về số lƣợng mà còn có những điểm yếu cố hữu. Đó là thể lực lao
động Việt Nam yếu, tay nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, ý thức tổ chức kỷ luật còn thấp, nhận thức về chủ thợ không phù hợp với cơ chế thị trƣờng của nƣớc ngoài, trình độ ngoại ngữ kém. Những điểm yếu trên đã hạn chế rất nhiều khả năng cạnh tranh của ngƣời lao động Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế, đặc biệt là lao động của Thái Lan, Inđônêsia và Philippin.
Theo Bộ lao động và Thƣơng binh Xã hội, mục tiêu đặt ra là đến năm 2010, nâng tỷ lệ lao động xuất khẩu có nghề lên mức tối thiếu 75% trong tổng số lao động đƣa đi hàng năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia XKLĐ, mục tiêu này rất khó hoàn thành, đặc biệt là đối với thị trƣờng Đông Bắc Á. Các số liệu cho biết từ năm 1995 – 2005, cả nƣớc đƣa đƣợc 246.282 lao động đi làm việc ở thị trƣờng này (riêng 6 tháng đầu năm 2006 là 13.228 lao động), trong đó có 6.770 lao động có nghề chuyên môn, chiếm 27,5%. Một điều đáng lo ngại là lao động có nghề sang làm việc tại Đông Bắc Á có xu hƣớng giảm sút. Năm 1998, tuy số lƣợng lao động đi xuất khẩu sang thị trƣờng này chỉ đạt con số 3.248 ngƣời, nhƣng tỷ lệ lao động có nghề chiếm tới 39,9%; trong khi năm 2003 lao động có nghề chỉ chiếm khoảng 16,17% trong tổng số 64.339 lao động đƣợc đƣa đi. Phần đông lao động Việt Nam đƣợc tuyển sang Đông Bắc Á đều làm việc trong những nhà máy vừa và nhỏ. Do đảm trách ở những khâu giản đơn, không đòi hỏi kỹ năng và trình độ tay nghề cao nên thu nhập của họ cũng không cao. Tƣơng tự, lao động giúp việc nhà và khán hộ công của Việt Nam tuy đƣa sang với số lƣợng lớn nhƣng tính chuyên nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp còn tƣơng đối thấp. Trong hai năm 2004 và 2005, tỷ lệ lao động có nghề sang làm việc tại thị trƣờng Đông Bắc Á cũng chỉ chiếm khoảng dƣới 20% trong tổng số 82.549 lao động đi xuất khẩu. Nhƣ vậy, XKLĐ chỉ mới tập trung giải quyết việc làm trƣớc mắt cho lao động nghèo, trình độ thấp, còn việc liên kết đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề cho XKLĐ thì chƣa đƣợc chú trọng(36).
Tồn tại lớn nhất hiện nay là số lƣợng lao động Việt Nam vi phạm pháp luật nƣớc nhập khẩu lao động ngày càng tăng, chủ yếu là bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp và trốn ở lại cƣ trú bất hợp pháp sau khi hết thời hạn hợp đồng. Tình hình tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc đã lên đến mức đáng lo ngại. Tính trung bình giai đoạn 1997-2001, tỉ lệ tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tự ý bỏ hợp đồng là 17,94%, cao hơn rất nhiều so với các nƣớc khác (Trung Quốc - 0,90%, Thái Lan - 1,01%, Philippin - 1,77%, Inđônêsia - 2,82%). Chính vì vậy, các chủ doanh nghiệp Nhật Bản vẫn còn e dè khi nhận lao động Việt Nam.
Biểu 2.9: Tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn tại Nhật Bản
Đơn vị : % Nƣớc 1997 1998 1999 2000 2001 Trung bình Trung Quốc 0,95 1,01 1,01 0,61 0,99 0,90 Indonesia 2,88 1,90 2,30 3,29 3,39 2,82 Philippin 2,87 2,03 0,80 0,94 1,94 1,77 Thái Lan 0,29 0,66 1,17 1,62 2,27 1,01 Việt Nam 9,03 12,40 18,51 27,74 20,33 17,94 nƣớc khác 0,98 0,69 0,34 0,22 2,70 0,75 Trung bình 1,85 1,65 2,15 2,47 2,39 2,11
(Nguồn: Báo cáo tình hình tu nghiệp sinh của JITCO 31/7/2002)
Ngày 11/11/2005, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài. Đến nay, tỷ lệ tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ trốn tại Nhật Bản đã giảm dần: Nếu năm 2003 tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn là 34%, năm 2004 là 14,4%, thì năm 2005 chỉ con số này chỉ còn 5,4%.
Tỷ lệ tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc tự do còn cao hơn Nhật Bản, theo số liệu của KFSB cung cấp thì từ 1/1/1995 - 31/12/2000 tổng số tu nghiệp sinh Việt Nam sang Hàn Quốc là 21.366 ngƣời, trong đó số tu nghiệp sinh bỏ trốn là 10.363 ngƣời, chiếm tỷ lệ
48,5%, đứng thứ 3 trong tổng số 14 nƣớc có tu nghiệp sinh đang tu nghiệp tại Hàn Quốc. Tỷ lệ bỏ hợp đồng của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc trong năm 2001 là trên 50% và vẫn có chiều hƣớng gia tăng. Hiện tại có khoảng 4.800 ngƣời bỏ hợp đồng ra làm ngoài và định cƣ lại tại Hàn Quốc.
Thời gian đầu khi xuất khẩu lao động sang Đài Loan, số lao động Việt Nam bỏ trốn có ít hơn ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Lao động Việt Nam bỏ trốn và bị trục xuất ít nhất trong số các nƣớc xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Số lao động nƣớc ngoài làm việc tại Đài loan phá bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp năm 1999, 2000 thể hiện cụ thể ở bảng sau
Biểu 2.10: Tổng số lao động nƣớc ngoài bỏ trốn tại Đài Loan (1999 - 2000) Nƣớc XKLD Tổng số bỏ trốn Số bị trục xuất Tỷ lệ trục xuất (%) Số còn sống bất hợp pháp Philippin 17.756 15.500 87,3 2.256 Malaysia 531 520 97,9 11 Indonesia 5.334 3.362 63,0 1.972 Thái Lan 23.388 21.913 93,7 1.475 Việt Nam 114 37 32,5 77 Tổng 47.123 41.332 87,7 5.791
(nguồn: Thống kê tình hình lao động nước ngoài bỏ trốn tại Đài Loan - 2001)
Tuy nhiên, gần đây số lao động bỏ trốn lại có xu hƣớng gia tăng với tốc độ cao. Từ đầu năm 2001, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan tăng lên nhanh chóng. Nếu nhƣ năm 2001 lao động bỏ trốn của Việt Nam là 227 ngƣời thì năm 2002 là 1.650 ngƣời và năm 2003 là 4.055 ngƣời tăng gấp 115 lần năm 2000.
Sự yếu kém về ý thức cộng đồng, coi lợi ích cá nhân là trên hết cũng khiến cho nhiều lao động vi phạm pháp luật nƣớc sở tại nhƣ trộm cắp, đánh ngƣời gây thƣơng tích, tuy số lƣợng lao động này không lớn nhƣng những thiệt hại họ gây ra lại không phải nhỏ. Tình trạng và cách giải qyết lao động bỏ trốn của các doanh nghiệp XKLĐ từ trƣớc tới nay vẫn trong một chu trình hết sức luẩn quẩn: Chi phí đi XKLĐ cao, lao động bỏ trốn. Sau đó, đối tác
nƣớc ngoài phạt doanh nghiệp XKLĐ, doanh nghiệp lại buộc phải thu tiền đặt cọc của ngƣời lao động cao hơn. Và để thu đƣợc khoản tiền lớn đã bỏ ra ban đầu, lao động càng bỏ trốn. Từ 20/01/2005 đến nay Đài Loan dừng tiếp nhận lao động giúp việc gia đình và khán hộ công của Việt Nam. Đây chính là bài học đắt giá cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới.
2.2.2.3 Hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế
Hiện nay có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ gồm các doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc các Bộ ngành, các địa phƣơng, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp thuộc các Đoàn thể, và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp này đã và đang thực hiện chức năng đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc tại nƣớc ngoài. Tuy nhiên, ngoài một số doanh nghiệp có hiệu quả, có kinh nghiệm và có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng lao động quốc tế thì nhiều doanh nghiệp đã thất bại trong lĩnh vực kinh doanh này. Theo số liệu của Cục quản lý lao động ngoài nƣớc, năm 1999 có 20% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao, 40% doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trung bình, số còn lại hoạt động yếu kém.
Các doanh nghiệp XKLĐ vẫn chƣa đủ kinh nghiệm, còn thiếu thông tin về nhu cầu thị trƣờng, về hoạt động XKLĐ quốc tế, về luật pháp của các nƣớc. Chƣa thiết lập đƣợc mạng lƣới marketting đủ mạnh để thâm nhập tìm kiếm thị trƣờng. Bản thân cán bộ XKLĐ của doanh nghiệp, tuy đã đƣợc tuyển chọn nhƣng vẫn chƣa nắm rõ quy định của Nhà nƣớc về XKLĐ, đội ngũ quản lý lao động ở nƣớc ngoài của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ.
- Một bộ phận doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, có doanh nghiệp coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, chƣa quan tâm đến lợi ích của Nhà nƣớc, của ngƣời lao động và xã hội, gây ra dƣ luận xấu trong xã hội, làm ảnh hƣởng đến sự nghiệp XKLĐ. Bên cạnh đó còn tồn tại một số cán bộ trong các doanh
nghiệp có chức năng hoạt động XKLĐ đã cấu kết với một số tổ chức mang tên công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ không đƣợc phép hoạt động XKLĐ để làm môi giới đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, nhƣng thực chất là lừa gạt ngƣời lao động, kiếm lời bất chính. Đào tạo nguồn lao động xuất khẩu thời gian qua của các doanh nghiệp biểu hiện sự manh mún, chắp vá, nếu không nói là chƣa có một chiến lƣợc đào tạo lao động xuất khẩu tƣơng ứng với chiến lƣợc XKLĐ đã đƣợc hoạch định. Các cơ sở đào tạo của các công ty cung ứng lao động còn non yếu về nghiệp vụ, nghèo nàn về cơ sở vật chất, thiếu kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện và quản lý. Công tác tuyển chọn chƣa đƣợc coi trọng và đầu tƣ theo đúng yêu cầu của thị trƣờng lao động quốc tế, bao gồm đào tạo nghề, ngoại ngữ, tác phong làm việc công nghiệp, nhận thức về trách nhiệm đi đôi với quyền lợi của ngƣời lao động trong việc thực hiện hợp đồng, phong tục tập quán, văn hoá của nƣớc sở tại. Hiện nay, khâu tuyển chọn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài xem nhẹ công tác đào tạo nghề và tập huấn cho ngƣời lao động trƣớc khi đi. Thậm chí bản thân ngƣời lao động cũng coi nhẹ vấn đề này, không chịu khó học tập rèn luyện tay nghề nên khi ra nƣớc ngoài lúng túng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của chủ sử dụng.
Nhìn chung các doanh nghiệp XKLĐ thiếu sự đoàn kết, còn có các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ cạnh tranh nội bộ, tranh giành đối tác của nhau bằng việc tăng phí môi giới, giảm các điều kiện xuống để cho đối tác nƣớc ngoài dễ lợi dụng, làm thiệt hại cho ngƣời lao động và Nhà nƣớc, thậm chí cho chính bản thân doanh nghiệp.
2.2.2.4 Về công tác thông tin tuyên truyền:
Sự hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng và các doanh nghiệp với các cơ quan thông tin đại chúng chƣa thƣờng xuyên, dẫn đến: Ngƣời lao động vẫn