Nguyên nhân hạn chế hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đông bắc á002 (Trang 78 - 79)

- Trình độ, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề: Chất lƣợng và số lƣợng lao động ảnh hƣởng tới định hƣớng và cách thức quản lý nhà nƣớc về

Đơn vị: ngườ

2.2.3 Nguyên nhân hạn chế hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á.

sang thị trƣờng Đông Bắc Á.

Đông Bắc Á là thị trƣờng XKLĐ tƣơng dối mới mẻ, do vậy hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng này không thể tránh khỏi những sai sót. Trƣớc hết là về cơ chế chính sách của Việt Nam đối với vấn đề này.

Việc cụ thể hoá chủ trƣơng của Nhà nƣớc về XKLĐ, xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện chƣa phù hợp và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Ngay trong hệ thống văn bản pháp lý hiện hành về XKLĐ cũng còn tồn tại nhiều thiếu sót. Quan điểm về đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc của Việt Nam còn chƣa thống nhất. Nhiều cấp ngành còn chƣa đặt công tác này đúng vị trí của nó, chƣa xem đây là một nhiệm vụ có tầm quan trọng quốc gia, do vậy trong chỉ đạo và phối hợp còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Bên cạnh đó bộ máy quản lý lao động Việt Nam tại Thị trƣờng Đông Bắc Á quá khiêm tốn.

Cán bộ quản lý chƣa đủ về số lƣợng và chất lƣợng trong khi địa bàn quản lý lại quá rộng. Việc phối hợp công tác giữa các cơ quan trong nƣớc, các cơ quan đại diện, các doanh nghiệp XKLĐ cũng nhƣ văn phòng đại diện của các doanh nghiệp tại các nƣớc sở tại trong quản lý lao động và giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động chƣa đƣợc tốt. Quy định về điều kiện để doanh nghiệp đƣợc cấp phép XKLĐ còn thấp, dẫn đến nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện đƣợc cấp phép nhƣng chƣa đủ mạnh để hoạt động có hiệu quả. Công tác thanh tra kiểm tra hoạt động XKLĐ còn yếu kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi thủ đoạn lừa đảo của bọn tội phạm. Ngoài ra, Các quy định về chế tài xử lý vi phạm trong XKLĐ ít có tác dụng ngăn nhừa các vi phạm của tổ chức, cá nhân và ngƣời lao động; thiếu hƣớng dẫn về xét xử các vụ khiếu kiện liên quan đến tranh chấp trong XKLĐ; chƣa có Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với các nƣớc nhận lao động Việt Nam.

Ngoài ra, pháp luật của một số nƣớc nhập khẩu lao động ở thị trƣờng Đông Bắc Á chƣa có cơ chế, chƣa kiên quyết xử lý những trƣờng hợp lao động bỏ trốn, hay các doanh nghiệp sử dụng lao động bỏ trốn. Vì vậy, các nƣớc này đã không hạn chế đƣợc tình trạng lao động tự ý bỏ hợp đồng và chủ sử dụng lao động bỏ trốn để thu đƣợc lợi ích kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đông bắc á002 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)