- Hiện nay thị trƣờng lao động quốc tế đang có những biến động lớn, lao động Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của lao động các nƣớc
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nƣớc
Thời gian qua mặc dù hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn tồn tại Nhiều hạn chế. Để hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á ngày càng hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi Nhà nƣớc phải có giải pháp cụ thể cho hoạt động này:
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động.
Một trong những trở ngại cho sự phát triển của hoạt động XKLĐ Việt Nam hiện nay là chƣa có một hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ, quy định chung về hoạt động XKLĐ. Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng đầu tiên là nhà nƣớc cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách nhất là cơ chế tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo sự chủ động cho doanh nghiệp XKLĐ.
Việt Nam cần đƣa vấn đề XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á vào trong một tổng thể của chiến lƣợc phát triển kinh tế, trong đó điểm mấu chốt là giải quyết công ăn việc làm cho nguời lao động. Nhà nƣớc cũng phải đặt kế hoạch đƣa lao động đi thực tập và làm việc ở thị trƣờng Đông Bắc Á theo một chƣơng trình đƣợc chuẩn bị chu đáo để đảm bảo ngƣời lao động có thể học tập đƣợc khi làm việc tại thị trƣờng này cũng nhƣ bảo vệ đƣợc quyền lợi cho ngƣời lao động. Trong những năm tới cần nâng cao trình độ của lao động xuất khẩu, lao động xuất khẩu phải có một trình độ học vấn nhất định để dễ thích nghi với điều kiện văn hóa, xã hội ở nƣớc ngoài và nhất là có thể tiếp thu đƣợc những kiến thức mới qua công việc.
Nhà nƣớc cần lập chiến lƣợc để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ đối với từng nƣớc của thị trƣờng Đông Bắc Á, Tiến tới giao và đƣa kế hoach hoạt
động và kế hoạch thu ngoại tệ từ XKLĐ vào kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch thu ngân sách của đất nƣớc. Xây dựng chính sách phối hợp giữa các cơ quan quản lý để mở rộng và củng cố thị trƣờng lao động Đông Bắc Á. Tổ chức tốt việc thực hiện các nghĩa vụ thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp và ngƣời lao động.
Nhà nƣớc sớm ban hành luật XKLĐ, bên cạnh đó, các Bộ, ngành đặc biệt là Bộ Lao động Thƣơng Binh và Xã hội phải khẩn trƣơng ban hành thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định mới và kiến nghị với Chính phủ sửa đổi các văn bản có liên quan bị lỗi thời hoặc không còn phù hợp, giúp các doanh nghiệp triển khai tốt hoạt động XKLĐ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng lao động quốc tế.
Thị trƣờng Nhật Bản là một trong những thị trƣờng có mức chi phí cao nhất hiện nay. Để sang làm việc ở nƣớc này, ngƣời lao động thƣờng phải vay vốn hoặc thế chấp tài sản mới có đủ chi phí. Tuy nhiên, đến nay chƣa có văn bản quy định nào hƣớng dẫn về thế chấp tài sản của ngƣời lao động. Do đó mỗi doanh nghiệp XKLĐ tự đƣa ra quy định khác nhau, dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị XKLĐ trở thành chủ cầm cố tài sản và cũng không ít doanh nghiệp lợi dụng chiếm dụng vốn của ngƣời lao động từ việc quản lý tài sản thế chấp. Trong thời gian tới nhà nƣớc nên có quy định cụ thể về thế chấp tài sản của ngƣời lao động đi XKLĐ. Thay vì doanh nghiệp phải làm thêm công tác quản lý giấy tờ tài sản cho lao động xuất khẩu, thì nên chuyển hình thƣc này cho ngân hàng. Chỉ cần ngân hàng thẩm định tài sản và gửi cho doanh nghiệp chứng thƣ bảo lãnh về giá trị tài sản thế chấp. Cách làm này không chỉ gọn nhẹ mà còn tăng thêm trách nhiệm giữa các bên tham gia XKLĐ và trên hết là phù hợp với pháp luật, hạn chế những rắc rối, những bất lợi cho ngƣời lao động.
Tập trung mọi nguồn lực cho việc củng cố, giữ vững và phát triển thị trƣờng Đông Bắc Á. Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành có quan hệ đối ngoại và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài cần tăng cƣờng trách nhiệm:
- Nghiên cứu thị trƣờng từng nƣớc trong khu vực Đông Bắc Á, có chính sách ƣu đãi về đối ngoại thích hợp đối với các nƣớc và lãnh thổ tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam.
- Tổ chức tiếp cận, thông tin với đối tác để khai thông thị trƣờng.
- Ổn định và phát triển thị trƣờng là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo thực hiện mục tiêu XKLĐ trong thời gian tới. Xác định các thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là các thị trƣờng trọng điểm trong chiến lƣợc xuất khẩu lao động ở nƣớc ta hiện nay.
3.2.1.3 Củng cố, tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
- Chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ theo hƣớng: Những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, chấp hành đúng pháp luật thì tiếp tục đầu tƣ phát triển và Nhà nƣớc hỗ trợ; những doanh nghiệp sau 12 tháng hoạt động không có hợp đồng đƣa lao động đi thì thu hồi giấy phép; những doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật thì tuỳ theo mức độ mà kiên quyết xử lý. Đánh giá hàng năm các hoạt động của các doanh nghiệp, thanh kiểm tra định kỳ hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ.
- Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng cao, yêu cầu các doanh nghiệp này trong thời gian bị đình chỉ phải tập trung chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hƣớng, quản lý lao động nƣớc ngoài và có biện pháp đƣa số lao động bỏ trốn hiện còn đang ở nƣớc ngoài về nƣớc.
- Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo bồi dƣỡng cán bộ làm nghiệp vụ XKLĐ, cán bộ làm nhiệm vụ phát triển thị trƣờng và quản lý hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp.
- Đầu tƣ đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực và bố trí cán bộ có phẩm chất đáp ứng nhiệm vụ mở rộng thị trƣờng và quản lý XKLĐ của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin thị trƣờng lao động Đông Bắc Á và pháp luật của các nƣớc này cho doanh nghiệp XKLĐ.
3.2.1.4 Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, ngành địa phương, cơ quan chủ quản doanh nghiệp trong xây dựng, quản lý và chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, cụ thể:
- Đầu tƣ hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp XKLĐ - Tăng cƣờng công tác thông tin, quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ.
- Chỉ đạo, xử lý các vƣớng mắc, vi phạm của doanh nghiệp, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hiện tƣợng tiêu cực nảy sinh trong XKLĐ. Thƣờng xuyên rà soát và kiên quyết đào thải bớt những doanh nghiệp yếu kém, nặng về mục tiêu lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh, thiếu trách nhiệm trong giám sát thực hiện hợp đồng gây mất lòng tin và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng lao động quốc tế, cũng nhƣ làm giảm sút lòng tin của ngƣời lao động đối với chủ trƣơng XKLĐ của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đối với doanh nghiệp XKLĐ, cần phải xác định đây là lĩnh vực kinh doanh không hoàn toàn vì lợi nhuận. Nhà nƣớc phải tạo khung pháp lý và điều kện thuận lợi cho doanh nghiệp đƣợc thu các khoản theo quy định của pháp luật, nhƣng phải công khai, minh bạch. Ngƣời lao động phải ý thức rõ trách nhiệm của mình, thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Làm đƣợc điều này, chi phí của doanh nghiệp sẽ giảm và theo đó chi phí của ngƣời lao động cũng giảm theo. Nhà nƣớc nên hƣớng tới quy định rõ ràng và công khai các khoản thu của doanh nghiệp, từng bƣớc giảm phí dịch vụ cho ngƣời lao động, đồng thời xử lý nghiêm những doanh nghiệp không chấp hành đúng quy định của Nhà nƣớc.
để ngăn ngừa và xử lý nghiêm khắc lao động vi phạm hợp đồng. Tăng cƣờng hơn nữa trách nhiệm của các Đại sứ quán và cơ quan đại diện của Việt Nam ở Đông Bắc Á trong việc quản lý và bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động.
- Để hoạt động XKLĐ của Việt Nam đạt hiệu quả cao trong thời gian tới Nhà nƣớc nên thành lập quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nƣớc. Quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo, chi phí học ngoại ngữ cho các đối tƣợng đặc thù, đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời có công cũng nhƣ hỗ trợ giải quyết rủi ro cho ngƣời lao động trong các trƣờng hợp nhƣ thiên tai, doanh nghiệp nơi lao động làm việc bị phá sản, bị tai nan,...
3.2.1.5 Sử dụng và phát huy tốt khả năng của lao động trở về sau khi hết hợp đồng làm việc ở nước ngoài
Sau khi hết thời hạn hợp đồng, ngƣời lao động đem theo ngoài số vốn lớn tích luỹ đƣợc còn khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng lao động. Đó là những yếu tố cần đƣợc phát huy nhằm giải quyết việc làm sau khi về nƣớc. Để làm đƣợc điều này, cơ quan nhà nƣớc cần có hƣớng giúp đỡ lao động về các mặt nhƣ: tƣ vấn việc làm, đào tạo, bồi dƣỡng và có chƣơng trình hỗ tợ vốn theo yêu cầu và điều kiện cho phép. Có thể đề cập tới một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Ngƣời tham gia XKLĐ sau một thời gian làm việc đã có một khoản vốn tƣơng đối do vậy cần khuyến khích họ đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh.. Nhà nƣớc nên hỗ trợ cho lao động giải quyết những khó khăn ban đầu.
Thứ hai: Có kế hoạch thu hút lại số ngƣời để đƣa đi XKLĐ tiếp trong các hợp đồng tiếp theo để giảm thiểu thời gian và chi phí đào tạo.
Nhà nƣớc cần có biện pháp quản lý và sử dụng đội ngũ lao động có trình dộ tay ngề, có tác phong lao động công nghiệp sau thời gian làm việc ở thị trƣờng Đông Bắc Á để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.