- Đổi mới nội dung và phƣơng pháp đào tạo: Yêu cầu đầu tiên kh
3.2.3 Về phía ngƣời lao động.
Lao động là ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động XKLĐ cho nên họ cũng là những ngƣời chịu tác động nhiều nhất. Do vậy để có thể đạt đƣợc
những nguyện vọng của mình khi tham gia XKLĐ ngƣời lao động cần chú ý những điểm sau :
* Cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định về XKLĐ khi định tham gia hoạt động này: Khi có ý định tham gia XKLĐ ngƣời lao động nên tìm hiểu để có kiến thức tối thiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia, các chủ trƣơng chính cách của nhà nƣớc về hoạt động XKLĐ. Ngƣời lao động cũng cần hiểu rõ về quy trình, cũng nhƣ những khoản phí mà mình phải đóng góp để tránh những tranh chấp về sau. Chẳn hạn ngƣời lao động không phải nộp bất cứ một khoản lệ phí nào khi đi tuyển dụng, sau khi trúng tuyển mới phải nộp phí dịch vụ. Tiền đặt cọc chỉ phải nộp khi hợp đồng đã đƣợc ký với đơn vị đƣa đi. Hiểu rõ đƣợc hoạt động mà mình định tham gia, ngƣời lao động sẽ không bị bỡ ngỡ và thiệt thòi, có thể chủ động thu xếp đƣợc công việc cho phù hợp với bản thân.
* Ngƣời lao động nên tìm đến các Doanh nghiệp XKLĐ có uy tín và hoạt động công khai trên thị trƣờng: Từ trƣớc tới nay tình trạng ngƣời lao động bị các trung tâm môi giới, các tổ chức trung gian lừa đảo lấy tiền mà không đi XKLĐ đƣợc không phải là hiếm, thậm chí tình trạng này còn xuất hiện ở một số doanh nghiệp nhà nƣớc. Vì vậy trong quá trình tuyển dụng, để tránh rủi ro, ngƣời lao động phải tìm đến các trung tâm uy tín, tin cậy đã có giấy phép XKLĐ, có hợp đồng XKLĐ với nƣớc ngoài. Tốt nhất ngƣời lao động nên liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp khi có thông báo tuyển dụng.
*Tham gia nghiêm túc các khoá đào tạo, tích cực học tập tích luỹ kiến thức cho bản thân: Khi đi XKLĐ ngƣời lao động phải bắt buộc tham gia các khoá đào đạo và định hƣớng bắt buộc. Tham gia các khoá học này học viên đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản nhƣng rất cần thiết cho công việc sau này: từ công việc phải làm nhƣ thế nào; con ngƣời, đất nƣớc, luật pháp và phong tục tập quán của nƣớc tiếp nhận ra sao, nhờ đó ngƣời lao động sẽ tránh đƣợc những bỡ ngỡ và va chạm sau này khi làm việc. Vì vậy ngƣời lao động
phải tự giác, chăm chỉ tham gia các khoá học, nhằm tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân góp phần nâng cao uy tín chất lƣợng của đội ngũ lao động Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.
* Ngƣời lao động phải tích cực tìm hiểu về luật lao động trong nƣớc và pháp luật của nƣớc nhập khẩu lao động để có thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình: Khi đi XKLĐ ngƣời lao động cần tìm hiểu những quy định trong bộ luật lao động để biết những quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Đặc biệt phải tuyệt đối chấp hành pháp luật nƣớc bạn khi sang làm việc. Nếu hiểu đƣợc nội dung của những bộ luật này ngƣời lao động sẽ hoàn toàn tự tin và làm tốt công việc khi tham gia hoạt động XKLĐ.
* Lao động sang làm việc tại nƣớc ngoài cần nâng cao ý thức kỷ luật, từng bƣớc rèn luyện cho mình tác phong công nghiệp.
Nhƣ chúng đã thấy, triển vọng XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á trong tƣơng lai là rất lớn. Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn hiện nay mà thị trƣờng này đang gặp phải và thực hiện có hiệu quả hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á, biến thị trƣờng này thật sự trở thành thị trƣờng trọng điểm của Việt Nam, cần có sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của các ngành, các cấp từ Trung ƣơng tới địa phƣơng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhƣ Việt Nam, công tác XKLĐ đòi hỏi phải có những chủ trơng, chính sách phù hợp. Việc đề ra các chủ trƣơng chính sách về XKLĐ phải căn cứ vào tình hình thực tế của thị trờng lao động thế giới và khả năng XKLĐ của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần đề ra các mục tiêu cụ thể cho hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á, không chỉ đơn thuần về mục tiêu kinh tế mà còn có những mục tiêu xã hội, mục tiêu đối ngoại. Cần xem XKLĐ nhƣ một chiến lƣợc kinh tế đối ngoại để giữ vững và phát triển thị trƣờng. Nhà nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp XKLĐ phải có những bƣớc đi thận trọng trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc kinh nghiệm của các nƣớc XKLĐ trên thế giới để đề ra các chủ trƣơng chính
KẾT LUẬN
Đƣa lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài là một hoạt động kinh tế xã hội có ý nghĩa chiến lƣợc và là nhu cầu khách quan của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong nƣớc, XKLĐ đang là chiến lƣợc quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh tế đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp, hóa hiện đại hóa.
Khu vực Đông Bắc Á mới trở thành thị trƣờng XKLĐ của Việt Nam từ đầu những năm 90, song thị trƣờng này đã nhanh chóng trở thành thị trƣờng trọng điểm với những kết quả thu đƣợc tƣơng đối khả quan. Trong một vài năm trở lại đây, Đông Bắc Á luôn giữ vị trí hàng đầu trong các thị trƣờng tiếp nhận lao động Việt Nam. Tuy nghiên, không thể không nhận thấy hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ đầu tiền đặt ra cho Việt Nam là phải nhanh chóng giải quyết những vấn đề còn tồn tại, khắc phục những tiêu cực, phát huy lợi thế nhằm thúc đẩy XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á ngày một phát triển. Nhà nƣớc cần xem xét, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh các cơ chế chính sách về XKLĐ để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này. Chất lƣợng lao động quyết định thị trƣờng, vì vậy trong thời gian tới trong tới Nhà nƣớc, doang nghiệp XKLĐ và bản thân ngƣời lao động cần nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo và giáo dục định hƣớng nhằm nâng cao sức canh tranh của lao động Việt Nam trên thị Trƣờng Đông Bắc Á.
Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á từ những năm 1995 đến nay, luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng này, trên cơ sở đó đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp để thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang
thị trƣờng Đông Bắc Á trong thời gian tới.
Đề tài “ Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á” không chỉ có tác dụng về mặt lý luận mà còn có tác dụng cả về mặt thực tiễn đối với việc đƣa ra phƣơng pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị truờng Đông Bắc Á, là tài liệu mà doanh nghiệp có thể tham khảo và vận dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ của mình. Tuy nhiên, do khả năng và thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu từ các đồng nghiệp, các nhà khoa học quản lý, các thầy cô giáo để có thể tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc hơn và hoàn thiện đề tài ở mức cao hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phan Huy Đƣờng và các thầy cô trong khoa Kinh tế đã tận tình hƣớng dẫn em trong quá trình làm luận văn này.
1 Nguyễn Xuân An (2002), Hội thảo Oska-Nhật Bản, Tạp chí việc làm ngoài nước số 3/2002.
2 Bộ LĐ-TBXH (2000), Hệ thống các văn bản hiện hành về đưa lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài, NXB LĐ-XH, Hà Nội
3 Bộ LĐ-TBXH, Chiến lược xuất khẩu lao động và chuyên gia thời kỳ 2001 -
2010, Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
4 Bộ LĐ-TBXH, Đề án ổn định và phát triển thị trường lao động nước ngoài
thời kỳ 2001-2010, Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
5 Bộ LĐ-TBXH, Báo cáo tình hình xuất khẩu lao động và chuyên gia năm 2000 - 2001 và giải phápt thực hiện đến năm 2005.
6 Bộ phận Quản lí Lao động Việt Nam tại Đài Bắc (2001), Lao động nước
ngoài ở Đài Loan - Số liệu và nhận định, Tạp chí Việc làm ngoài nước số
2/2001.
7 Bộ Thương mại, Chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001- 2 010
8 Trần Đình Chính (2006), Đầu tư cho đào tạo để nâng cao chất lượng lao động Việt Nam
9 Chính phủ (1999), Nghị định 152/1999/NĐ-CP quy định việc người lao động và chuyên gia VN đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 20/9/1999.
10 Chính phủ (2003), Nghị định 81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao đọng về lao động VN làm việc ở nước ngoài 17/7/2003.
11 Cục QLLĐNN (1999), Kết quả XKLĐ thời kỳ 1991 - 1999, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 6/1999.
12 Cục QLLĐNN (2002), Một số thay đổi trên TTLĐ Hàn Quốc và Đài Loan,
Tạp chí LĐ-XH số 187/2002
13 Gia Hùng (2001), Thực trạng và kinh nghiệm của một số nước XKLĐ trong
khu vực, Tạp chí Việc làm nước ngoài số 6/2000
14 Lê Hồng Huyên (2000), Những đặc trưng cơ bản của Marketing trong lĩnh
vực XKLĐ, Tạp chí Việc làm nước ngoài số 1/2001
15 Nguyễn Hải Hoành (1999), Vai trò của Công ty môi giới lao động Đài Loan
16 Phạm Viết Hương (2001), Đánh giá khả năng và quản lí nguồn lao động xuất
khẩu của Việt Nam, Tạp chí Việc làm nước ngoài số 4/2001
17 International Magration in Asia Trends and policies, Lược dịch: Thu Hưng,
Những thay đổi tại TTLĐ Nhật Bản và di cư LĐ quốc tế, Tạp chí Việc làm
nước ngoài số 3/2001
18 International Magration in Asia Trends and policies, Lược dịch: Anh Cường,
Xu hướng và chính sách di cư lao động của Indonesia, Tạp chí Việc làm nước
ngoài số 4/2001
19 Manuel Imson (Bộ LĐ&Việc làm Phillipin) (2000), Kinh nghiệm của
Phillipin trong tìm kiếm việc làm ngoài nước, Việc làm ngoài nước số 4/2000.
20 Một số điểm mới về đưa lao động sang Hàn Quốc theo chương trình cấp
phép, Trang thông tin điện tử Bộ Lao động Thương binh Xã hội ngày 29/06/2006.
21 Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động,
Trang thông tin điện tử Bộ Lao động Thương binh Xã hội ngày 17/08/2006. 22 Nguyễn Gia Liêm (2006), Mười năm hợp tác tu nghiệp Việt Nam - Nhật Bản,
Báo Quốc Tế điện tử
23 Nguyễn Phúc Lộc (1999), Định hướng về giải quyết việc làm ngoài nước, Tạp chí Việc làm nước ngoài số 1/2001
24 Nguyễn Lương Phương (2002), Những đặc điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh
XKLĐ trong tình hình mới, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 3/2000
25 Trần Văn Thọ (2006), Vấn đề xuất khẩu tại Việt Nam, Diễn đàn kinh tế số 164 - tháng 7- 2006
26 Phạm Đỗ Nhật Tân (2000), TTLĐ ngoài nước, thực trạng và giải phảp ổn
định, phát triển thị trường, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 4/2000
27 Phạm Đỗ Nhật Tân (2000), XKLĐ của một số nước trong khối ASEAN, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 3/2000
28 Vũ Đình Toàn (2000), Chủ động ngăn ngừa và xử lí các vi phạm trong thực
tiễn XKLĐ, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 1/2000
29 Vũ Đình Toàn (2005), Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời
Tài liệu tham khảo đặc biệt 23/7/2002
31 Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (1997), Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Giáo Dục, Hà Nội
32 Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (2000), Giáo trình kinh tế lao động, NXB Thống Kê, Hà Nội
33 Toàn cảnh xuất khẩu lao động 2006 – Thị trường lớn thử thách cao, Tạp chí
Tuổi trẻ thứ 4 ngày 15/02/2006.
34 Triển vọng hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản, Trang thông tin điện
tử Bộ Lao động Thương binh Xã hội ngày 28/09/2006.
35 Xuất khẩu lao động năm 2005, Trang thông tin điện tử Bộ Lao động Thương
binh Xã hội ngày 28/09/2006.
36 Xuất khẩu lao động của Việt Nam “sao không làm theo cách của người Hàn”,