Mục tiêu xuất khẩu thủy sản đến 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu thủy sản của tỉnh thanh hóa thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 84)

2000 đến nay

3.2. Định hướng, mục tiêu xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đến năm

3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản đến 2020

* Mục tiêu chung

Tập trung huy động các nguồn lực, phát triển toàn diện cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi hiệu quả, bền vững; phát triển nhanh đánh bắt xa bờ gắn với nâng cấp chuyển đổi nghề, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào bảo quản chế biến; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thuỷ sản có thế mạnh; đưa thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, có nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh và đảm bảo vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia trên biển đảo [8,37].

* Mục tiêu cụ thể:

Bảng 3.1. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa

Tiêu chí Năm 2015 Năm 2020

Tốc độ tăng giá trị sản xuất

thủy sản 7,7%/năm 6%/năm

Tổng sản lượng (Khai thác, nuôi trồng) 145.255 tấn (Khai thác 80.000 tấn; nuôi trồng 65.255 tấn) 190.000 tấn (Khai thác 90.000 tấn; nuôi trồng 100.000 tấn) Giá trị xuất khẩu thủy sản 75 triệu USD 110 triệu USD

Nguồn: Sở thủy sản Thanh Hóa

Mục tiêu cụ thể xuất khẩu thủy sản tỉnh Thanh Hóa:

Không ngừng tăng phần đóng góp của ngành thuỷ sản vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh bằng việc tăng cường xuất khẩu, gia tăng thu nhập ngoại tệ và nâng cao vị thế của thuỷ sản trên trường Quốc tế, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập, mức sống của dân cư sống dựa vào nghề cá.

Tăng mức cung cấp sản phẩm thuỷ sản cho các thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có thể tiếp cận và tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản dễ dàng.

Đưa thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế được công nghiệp hoá, hiện đại hoá với khoa học và kỹ thuật tiên tiến, không ngừng tạo ra hiệu quả kinh tế cao, luôn phát huy lợi thế so sánh và góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Có cơ chế quản lý tốt về sản xuất cũng như xuất khẩu thủy sản nhằm đạt được sự phát triển ổn định, bền vững cho hiện nay và trong tương lai. Đó cũng là tiền đề, động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu thủy sản của tỉnh thanh hóa thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)