Đổi mới công nghệ chế biến đi đôi với tăng cường kiểm soát vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu thủy sản của tỉnh thanh hóa thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

2000 đến nay

3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Thanh Hóa

3.3.2. Đổi mới công nghệ chế biến đi đôi với tăng cường kiểm soát vệ

sinh an toàn thực phẩm

Thủy sản xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa hiện nay vẫn chủ yếu là dưới dạng sản phẩm đông lạnh, hàng khô, hàng tươi sống, đồ hộp… Trong khi đó, nhu cầu của các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới rất phong phú về cơ cấu mặt hàng, các dạng sản phẩm chế biến, mẫu mã, kiểu dáng… mà tỉnh Thanh Hóa cũng như Việt Nam chưa theo kịp được. Sở dĩ như vậy là do ngành công nghiệp chế biến vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục được những tồn tại cần tăng cường năng lực công nghệ chế biến thủy sản, với sự chú trọng những vấn đề sau:

Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa dây chuyền chế biến để tăng năng lực chế biến, thể hiện là không chỉ tăng năng suất, mà còn sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau, có hàm lượng chế biến cao. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao và nâng tỷ trọng mặt hàng có giá cao lên tới 17 – 20% vào năm 2020. Tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản khi họ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp điều kiện sản xuất…

Tiếp tục có quy định về sử dụng chất tăng trọng trong sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu, kiểm tra tăng cường về tạp chất trong nguyên liệu để loại bỏ tình trạng tiêm chích tạp chất vào nguyên liệu và việc lạm dụng hóa chất tăng trọng quá mức cho phép, đóng gói thiếu trọng lượng, thiếu quy cỡ, ghi nhãn hàng hóa sai và xuất xứ không đúng với quy định.

Phát triển các loại hình sản xuất thủy sản sạch từ khâu con giống, nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu. Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản sạch từ nuôi trồng và khai thác. Tăng cường năng lực chế biến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong chế biến thủy sản nhất là việc tìm ra và áp dụng những công nghệ chế biến phù hợp với điều kiện của tỉnh Thanh Hóa hiện nay và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản chế biến, phục vụ xuất khẩu, đạt tiêu chuẩn hàng trong siêu thị, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch…

Củng cố và phát triển mở rộng quy mô các sản phẩm chế biến thuỷ sản đã có truyền thống và xây dựng thương hiệu sản phẩm như: nước mắm Thanh Hương, nước mắm Hải Bình, Hải Thanh; mắm chua Hậu Lộc; cá khô, moi khô Tĩnh Gia...

Hình thành các khu vực chế biến tập trung ở các trung tâm, tụ điểm nghề cá để tách biệt hẳn việc chế biến ra khỏi các khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong những năm 2006 - 2010: tỉnh đã nâng cao năng lực của Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Thanh Hoá. Ngoài các sản phẩm truyền thống đã có, đã tổ chức sản xuất các mặt hàng và sản phẩm mới, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; củng cố, ổn định và mở rộng sản xuất đối với 3 đơn vị là Công ty Lê Hồng Phát, xí nghiệp Đông lạnh Hoằng Trường, xí nghiệp Đông lạnh Quân đội. Đảm bảo các điều kiện để đăng ký kiểm tra tiêu chuẩn ngành và tiến tới tiêu chuẩn EU.

Từ năm 2011 - 2015: căn cứ vào kết quả đầu tư nâng cấp và sản xuất kinh doanh của 4 đơn vị trên, sản lượng khai thác, nuôi trồng và nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy mới

tại Hậu Lộc và Tĩnh Gia. Các nhà máy mới đầu tư xây dựng cần phải đảm bảo thiết bị hiện đại, đồng bộ, tiên tiến để sản xuất, chế biến các sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU, Bắc Mỹ...

Đến năm 2020 hiện đại hoá công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm chế biến đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh công nghiệp theo tiêu chuẩn quy định của các nước kinh tế phát triển Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản...

Đầu tư trang bị hệ thống các thiết bị bảo quản sản phẩm thuỷ sản tại các chợ đầu mối, các trung tâm dân cư để cung cấp sản phẩm thuỷ sản tươi sống đến tay người tiêu dùng. Hoàn chỉnh các khu thu gom, bảo quản, chế biến thuỷ sản tập trung ở các trung tâm, tụ điểm nghề cá. Chấm dứt việc sơ chế, bảo quản, chế biến thuỷ sản tại các hộ gia đình, đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một giải pháp không kém phần quan trọng đối với vấn đề này là tỉnh phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn nguyên liệu. Bởi khi nguồn nguyên liệu bị nhiễm khuẩn do tiêm chích tạp chất hay có dư lượng kháng sinh và hóa chất, cũng như không đảm bảo độ tươi của sản phẩm đều làm cho chất lượng bị giảm và có nguy cơ không được nhập khẩu vào các thị trường trên thế giới. Trong tình hình cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng ngay gắt, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày một khắt khe với những quy định nghiêm ngặt hơn, danh sách hóa chất và kháng sinh bị cấm sử dụng ngày càng nhiều, cùng ngưỡng cho phép giảm thấp, rõ ràng cần phải nhanh chóng có những biện pháp quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu từ tất cả các cơ sở đánh bắt, nuôi trồng, thu gom, bảo quản, vận chuyển, phân phối đến những nơi chế biến mới đảm bảo phát triển xuất khẩu một cách bền vững. Một số biện pháp quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu có thể thực hiện như sau:

Thứ nhất: đào tạo kiến thức về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cho cách doanh nghiệp, ngư dân. Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong doanh

nghiệp, ngư dân và tất cả những người có liên quan đến sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu thủy sản của tỉnh thanh hóa thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)