gian tới
Theo một nghiên cứu của Grand View Research, thị trường nuôi trồng thủy sản toàn cầu sẽ đạt giá trị 202,96 tỷ USD vào năm 2020. Nuôi trồng thủy sản gồm nuôi các loài nhuyễn thể, cá, giáp xác và các động thực vật thủy sinh khác. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của thủy sản và tiêu thụ thủy sản đối với sức khỏe đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Nhu cầu thủy sản nuôi trồng sẽ tăng do trữ lượng cá tự nhiên giảm. Nuôi cá trong ruộng lúa cũng là một giải pháp quan trọng trong 6 năm tới.
Cá chép là phân khúc sản phẩm lớn nhất, với sản lượng trên 25 triệu tấn vào năm 2013 và sẽ đạt trên 29 triệu tấn vào năm 2020. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) sẽ là 2,2% trong giai đoạn 2014 - 2020. Nhu cầu cá chép dự kiến tăng do đây là loài được nuôi nhiều, dễ nuôi.
Nhuyễn thể là phân khúc sản phẩm lớn thứ hai, với sản lượng khoảng 16,6 triệu tấn trong năm 2013. Tiêu thụ nhuyễn thể tăng vì những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Nhu cầu thủy sản nuôi trên toàn thế giới dự kiến đạt khoảng 80 triệu tấn vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 2% trong giai đoạn 2014-2020.
Trung Quốc là nơi nuôi thủy sản lớn nhất, chiếm khoảng 53% tổng lượng thủy sản nuôi trên toàn cầu. Sản lượng của Trung Quốc sẽ còn tăng nhanh do nước này có điều kiện khí hậu thuận lợi cho nuôi thủy sản, có nguồn tài nguyên và lao động dồi dào.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (trừ Trung Quốc) là nơi nuôi thủy sản lớn thứ hai, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 2,1% trong giai đoạn 2014-2020. Các nước trong khu vực này cũng có điều kiện khí hậu lý tưởng và có nhiều đổi mới trong công nghệ.
Thủy sản nước ngọt chiếm 60% tổng sản lượng thủy sản nuôi thủy sản và dự kiến tỷ lệ tăng trưởng lũy kế là 2,2% trong giai đoạn 2014-2020.
Các công ty đóng vai trò quan trọng trong nuôi thủy sản toàn cầu bao gồm Tassal Group Ltd., Blue Ridge Aquaculture, Cooke Aquaculture Inc., Nireus Aquaculture S.A và Cermaq ASA.
Theo một báo cáo mới của FAO, thủy sản nuôi có khả năng sẽ tăng cao hơn dự kiến trong thập kỷ tới, cung cấp một cơ hội để cải thiện dinh dưỡng cho hàng triệu người, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi. Tăng cường đầu tư trong lĩnh vực nuôi thủy sản, đặc biệt là trong công nghệ nâng cao năng suất bao gồm các lĩnh vực sử dụng nước, chăm sóc, con giống và thức ăn… có thể sẽ tăng sản lượng nuôi 4,14 % mỗi năm cho đến năm 2022, mức tăng trưởng cao hơn so với dự báo 2,54 % hồi đầu năm 2015 của FAO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Giá thủy sản năm 2022 sẽ cao hơn 27% so với hiện nay trong kịch bản cơ sở của FAO, nhưng có thể thấp hơn 20% nếu nuôi thủy sản được mở rộng một cách nhanh chóng hơn.