Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu thủy sản Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 101 - 109)

4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

4.3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành

Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới thật sự tổ chức bộ máy và đổi mới phương thức quản lý Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản.

Cần sớm hoàn thành và thông qua Luật Thuỷ sản nhằm ổn định môi trường kinh doanh, cũng như tạo cơ sở để thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt

động kinh doanh thuỷ sản từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thương mại… từ đó có những biện pháp xử lý đối với những tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là việc khai thác vừa bãi nguồn tài nguyên môi trường.

Xây dựng cơ chế phối hợp về quản lý và chỉ đạo thống nhất giữa Bộ Thuỷ sản và các địa phương trong việc thực hiện nuôi trồng thuỷ sản theo dung quy hoạch và các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản với chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chương trình khai thác hải sản xa bờ giữa các chương trình với các hoạt động khác của ngành có tầm quan trọng trong kinh tế xã hội và quản lý môi trường nguồn lợi.

Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh dư lượng kháng sinh và đồng đều về chất lượng ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu đến thu mua bảo quản và chế biến xuất khẩu. Tổ chức lại hệ thống cơ quan quản lý an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương.

Phát huy năng lực các tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, Hội Nghề cá Việt Nam) và xây dựng các tổ chức quần chúng, xã hội nghề nghiệp này vững mạnh ở những địa phương trọng điểm có nghề cá phát triển. Tạo mọi điều kiện để các tổ chức này tham gia thực hiện chương trình, đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Xây dựng các quy chế phối hợp giữa Bộ và hai hội nhằm phát huy cao nhất vai trò của các tổ chức quần chúng trong quản lý và phát triển ngành cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập.

KẾT LUẬN

Có thể nói quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam. Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, và các FTA với các quốc gia và khu vực trên thế giới là cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam tăng trưởng mạnh. Hiện nay, sản phẩm thuỷ sản nước ta đã có mặt trên 160 quốc gia trên thế giới và Việt Nam hiện đứng thứ 6 trong Top 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng khiến cho sản phẩm xuất khẩu của ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn nữa như các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn về kỹ thuật thương mại, về thương hiệu, về giá cả, chất lượng sản phẩm… Chính những khó khăn này đòi hỏi các Doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện mình hơn nữa bằng việc đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo vệ sinh, hoàn thiện hơn về chiến lược kinh doanh để có hướng đi đúng đắn gây dựng được thương hiệu sản phẩm, tạo được uy tín đối với người tiêu dung trong và ngoài nước.

Những kết quả nghiên cứu đã đạt được của bài luận văn: Dựa trên cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu, và đặc điểm của ngành thủy sản việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với vai trò là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu thủy sản được dự đoán sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình hội nhập này. Nghiên cứu đã dựa đặc điểm về hoạt động xuất khẩu thủy sản và thực trạng ngành thủy sản Việt Nam hiện nay để phân tích, chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc hội nhập kinh tế quốc tế, để từ đó làm rõ những cơ hội và thách thức mà ngành thủy sản sẽ gặp phải khi Việt Nam tham gia sân chơi quốc tế. Cơ hội gia tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu thủy

sản vào thị trường các nước trên thế giới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, Nhật và EU. Việc tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu, hoàn thiện chuỗi cung ứng nhờ đầu tư trong nước và FDI… là những lợi ích mà việc hội nhập đã đang và sẽ mang lại cho ngành; tuy nhiên để đạt được điều đó thì chúng ta phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt, các điều kiện về lao động môi trường trong các FTA cũng như mối lo về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cho doanh nghiệp cũng như chính phủ để có thể tận dụng tốt các cơ hội nêu trên và hạn chế các tác động tiêu cực do hội nhập quốc tế mang lại. Luận văn đã đạt được các kết quả sau đây:

Hệ thống hoá được cơ sở lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế, tự do thương mại, lợi thế so sánh. Nêu được tổng quan tình hình nghiên cứu của luận văn, tìm ra được khoảng trống nghiên cứu. Phân tích, đánh giá được thực trạng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam, tập trung chủ yếu 3 thị trường xuất khẩu lớn là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Phân tích các yếu tố tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Nêu được cơ hội và thách thức với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đề xuất được một số giải pháp để ngành thủy sản Việt Nam và Chính phủ để tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.

Tuy nhiên, do Việt Nam ký kết các FTA với các đối tác khác nhau, tham gia nhiều các tổ chức kinh tế khác nhau với những đặc điểm khác nhau nên bài nghiên cứu mới chỉ dựa trên tổng hợp các yếu tố chung nhất, một cái nhìn toàn diện về những thuận lợi và khó khăn cho xuất khẩu thủy sản trong thời gian vừa qua và sắp tới. Hướng nghiên cứu tiếp theo cho luận văn sẽ tập trung vào sự thay đổi của các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị

thủy sản toàn cầu, cải thiện giá trị gia tăng của ngành. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi trong các chính sách vĩ mô và vi mô của Chính phủ dành cho ngành và xu thế chuyển dịch sắp tới của ngành thủy sản và các đối tác, các thị trường của thủy sản Việt Nam để có những đánh giá thiết thực hơn nhằm cung cấp cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong việc đưa ra các chiến lược và chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển, tránh lặp lại những sai lầm do không kịp thích ứng với các FTA trong quá khứ. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và Chính phủ trong thời gian sắp tới trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ thủy sản sẽ là yếu tố quyết định cho việc Việt Nam sẽ hiện thực hoá lợi ích của ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thế nào. Điều này cần sự nghiêm túc và mong muốn cải cách thực sự đến từ cả 2 phía, có như vậy ngành thủy sản mới có thể phát triển bền vững trong tương lai.

Bài luận văn đã phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản đồng thời đưa ra một số các giải pháp để tận dụng cơ hội và hạn chế khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Hy vọng các giải pháp đưa ra sẽ tạo được động lực giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nước ta ngày càng phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2015, 2016. Hiệp hội Chế biến và Xuất

khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP. Hà Nội, tháng 5 năm 2016.

2. Nguyễn Như Bình, 2004. Những vấn đề cơ bản về thể chế hội nhập kinh tế

quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản tư pháp.

3. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2002. Giáo trình Kinh tế quốc tế. Hà

Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015. Tác động hiệp định thương mại song

phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017. Đánh giá tác động của 5 năm triển khai hiệp

định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013. Báo cáo Quy hoạch tổng

thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội, tháng 5 năm 2013.

7. Bộ Tài chính, 2012. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Hà Nội, tháng 6 năm

2012.

8. Bộ công thương, 2007. Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế

giới của Viê ̣t Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

9. Hoàng thị Chỉnh, 2003. Phát triển thủy sản Việt Nam - những luận cứ và thực

tiễn. TPHCM: NXB Nông nghiệp.

10.Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, 2008. Hướng dẫn đàm phán các thoả

thuận thừa nhận lẫn nhau đối với hàng hoá nông sản các quy định của WTO về tương đương và công nhận tiêu chuẩn lẫn nhau. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động - xã hội.

11.Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, 2008. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới - giải thích các điều kiện gia nhập. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động - xã hội.

12.Lê Huy Đức, 2006. Dự báo dựa trên mô hình tăng trưởng và bão hòa. Hà

Nội: Nhà xuất bản thống kê.

13.Nguyễn Chu Hồi, 2006. Cơ hội và thách thức của ngành thuỷ sản khi Việt

Nam là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới. Hà Nội, tháng 5 năm 2006.

14.Krugman và cộng sự, 1996. Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách. Hà

Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

15.Bùi Xuân Lưu, 2002. Giáo trình Kinh tế ngoại thương. Hà Nội: NXB Giáo

Dục.

16.Nguyễn Xuân Minh, 2006, Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất

khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường Đại học kinh tế.

17.Nguyễn Vinh Thanh, 2005. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí nghiên cứu kinh tế,

tháng 4/2015.

18.Nguyễn Anh Thư và cộng sự, 2015. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: cơ

hội thách thức từ các tiến trình hội nhập hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu kinh

tế, số 446, tháng 7/2015.

19.Thương vu ̣ Viê ̣t Nam ở EU, 2007. Những điều cần biết khi xuất khẩu sang

thị trường EU. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

20.Thương vụ Việt Nam tại Úc, 2016. Báo cáo nghiên cứu Thị trường thủy

sản của Úc và các giải pháp xúc tiền xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này. Hà Nội, tháng 7 năm 2016.

21.Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công Thương, 2015.

Báo cáo chuyên đề Cơ hội xuất khẩu thủy sản trên con đường hội nhập.

Hà Nội, tháng 8 năm 2015.

22.Mai Thị Cẩm Tú, 2015. Tác động của tỷ giá hối đoái đến giá tri ̣ xuất khẩu

thủy sản Việt Nam : Nghiên cứu thi ̣ trường Nhật và Mỹ . Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015.

23.Tô thị Hiền Vinh, 2016. Trách nhiệm xã hội về môi trường của ngành thủy

sản hội nhập quốc tế. Tạp chí Khoa học công nghệ thủy sản, số 2/2016.

Tiếng Anh:

24.Ben Shepherd, 2013. The Gravity Model of International Trade: A User

Guide. United Nations.

25.Bender, Siegfried and Li, Kui-Wai, 2002. The changing trade and revealed

comparative advantages of Asian and Latin American manufacture

exports. The Economic Growth Center, Discussion paper N0843, Yale

University.108

26.Céline Carrere, 2002. Revisiting Regional Trading Agreements with

Proper Specification of the Gravity Model. CERDI., 10 - 17

27.Centre for International Economics (CIE), 1998. Vietnam’s Trade Policies

1998. Canberra and Sydney, 111.

28.H. Mikael Sandberg, 2004. The Impact of Historical and Regional

Linkages on Free Trade in the Americas: A Gravity Model Analysis

Across Sectors. American Agricultural Economics Association Annual

Meeting., 8 - 16

29.Inmaculada Martínez Zarzoz và Felicitas Nowak Lehmann, 2003.

Augmented Gravity Model: An empirical application to Mercosur -

30.Simon J. Evenett và Wolfgang Keller, 2002. On Theories Explaining the

Success of the Gravity Equation. Journal of Political Economy, 289.

31.Đỗ Thái Trí, 2006. A Gravity Model for Trade between Vietnam and

twenty-three European countries. Departmant of Economics and Society,

12 - 19.

32.Nguyen Tien Trung, 2002. Vietnam's international trade regime and

comparative advantage. Center for ASEAN Study and Center for International Management and Development, Discussion paper No37, Antwerp. 139.

33.Nguyễn Bắc Xuân, 2010. The Determinants of Vietnamese Export Flows:

Static and Dynamic Panel Gravity Approaches. International Graduate School of Social Sciences, Yokohama National University.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu thủy sản Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)