CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm kế thừa lý luận và lý thuyết cơ bản về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng, quy trình cho vay, rủi ro tín dụng làm cơ sở để tìm hiểu thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh.
Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả: Trong đề tài, tác giả phân tích hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH tỉnh Nam Định chi tiết theo 05 bộ phận cấu thành là môi trƣờng kiểm soát; nhận biết và đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; hệ thống thông tin và truyền thông; giám sát. Thông qua việc phân
tích 05 bộ phận cấu thành để xây dựng một bức tranh toàn cảnh về vấn đề đang đƣợc nghiên cứu xem xét.
Phƣơng pháp phân tích số liệu: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ chứng từ, sổ sách kế toán thu thập đƣợc để đánh giá công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định.
Phỏng vấn chuyên gia: Mục đích chính phỏng vấn chuyên gia là nghiên cứu thăm dò để hiểu biết sâu hơn về hệ thống KSNB. Sử dụng bảng hỏi khoảng 15 câu thăm dò ý kiến cá nhân các chuyên gia về yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, và một số câu hỏi mở về ý kiến, giải pháp bổ sung để hoàn thiện hệ thống KSNB ngân hàng CSXH. Từ kết quả thu đƣợc của bảng hỏi tổng hợp phân tích đƣợc thực trạng hệ thống KSNB tại ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định đồng thời có một số giải pháp hoàn thiện do các chuyên gia đóng góp.
Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống: Thông qua các bài viết của các nhà nghiên cứu đã đƣợc thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, báo, báo điện tử, tin bài, website, luận văn, tạp chí, kỷ yếu hội thảo, trên các diễn đàn hội nghị... để tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB hoạt động tín dụng của một số NHTM trong nƣớc. Nhìn nhận các hạn chế và giải pháp khắc phục mà các tác giả đã phân tích, chứng minh để sàng lọc, lựa chọn các giải pháp thích hợp vận dụng, hoặc soi chiếu để nhận ra hạn chế của hệ thống KSNB NHCSXH.
Phƣơng pháp đồ thị: Biểu diễn số liệu từng năm của các chỉ tiêu tài chính.
Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh. Số liệu năm 2012 đƣợc chọn làm gốc để so sánh với các năm 2013, 2014 nhằm xác định sự biến động về số tuyệt đối và số tƣơng đối về nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn, dƣ nợ cho vay, cơ cấu dƣ nợ, dƣ nợ quá hạn và cơ cấu nợ quá hạn của NHCSXH tỉnh Nam Định qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CSXH TỈNH NAM ĐỊNH