Thực trạng huy động vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Công ty Cổ phần Thương mại Quốc tế Sing Việt (Trang 73 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng huy động vốn tại công ty cổ phần thƣơng mại quốc tế Sing Việt

3.2.2. Thực trạng huy động vốn vay

Song song với huy động vốn chủ sở hữu để tái sản xuất kinh doanh, đầu tƣ vào tài sản cố định thì một nguồn vốn khác cũng không kém phần quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp đó là nguồn vốn vay. Việc cân đối giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ nhất định. Tại Công ty, vốn vay chủ yếu dùng để đầu tƣ vào các dự án lớn của công ty. Tình hình tăng trƣởng vốn vay đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Nguồn vốn của Công ty tăng trƣởng qua các năm tƣơng ứng nợ cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ dự án đầu tƣ: Năm 2013 nợ vay đạt 10.903 triệu đồng. Năm 2014 nợ tăng 3.082 triệu đồng tƣơng ứng 28,3%. Năm 2015 nợ tăng 4.076 triệu đồng tƣơng ứng 29.1%. Đây cũng là năm có sự tăng trƣởng nợ vay cao nhất trong các năm qua. Việc gia tăng nợ vay của Công ty góp phần một mặt bổ sung nguồn vốn kinh doanh, mặt khác góp phần tạo đòn bẩy tài chính, gia tăng đƣợc mức sinh lời của vốn cố định.

Bảng 3. 4 Thực trạng huy động vốn vay Đvt: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Vốn vay 10.903 13.984,8 18.061,113 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 3.082 28,3 4.076 29,1

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty Cổ phần thương mại quốc tế Sing Việt)

Nợ vay của Công ty bao gồm các khoản vay ngân hàng thƣơng mại và các khoản nợ cảm ứng. Cụ thể nhƣ sau:

* Vay ngân hàng thƣơng mại:

Có thể nói vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn với dịch vụ tài chính do các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn.

Tín dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt của Công ty. Năm 2013 Công ty sử dụng nợ vay ngân hàng là 3.270,9 triệu đồng chiếm 30% trong nợ vay. Kể từ năm 2013 cho tới năm 2015, lãi suất cho vay của NHTM ở mức tƣơng đối cao, trong khi đó, các quy định về tín dụng cũng khắt khe hơn. Hoạt động kinh doanh của Công ty cũng không yêu cầu gia tăng lƣợng vốn lớn, tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản lại không đảm bảo giá trị khoản vay nên khả năng tiếp cận vốn vay của Công ty với các NHTM bị sụt giảm trong năm này.

Bảng 3. 5 Thực trạng huy động vốn vay ngân hàng thƣơng mại đvt: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Vốn vay NHTM 3.270,9 6.992,4 11.739,7 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 3.721,5 114 4.747,3 68

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty Cổ phần thương mại quốc tế Sing Việt)

Tuy nhiên, trong năm 2014, lãi suất vay vốn cũng giảm nhiệt mạnh, Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp kích cầu để thúc đẩy đầu tƣ, tăng trƣởng kinh tế, công tác quản trị của các NHTM đang trong quá trình biến đổi nhƣng nợ xấu của hệ thống NH đã đƣợc giữ ổn định. Trong năm này, xác định cơ hội mở rộng đầu tƣ trong những năm tiếp theo, Công ty gia tăng nguồn vốn kinh doanh để đầu tƣ vào máy móc thiết bị. Chính vì vậy, vốn vay ngân hàng của Công ty năm này tăng lên 6.992,4 triệu đồng, tăng thêm 114% so với năm trƣớc.

Qua bảng ta thấy tín dụng ngân hàng tăng lên qua các năm. Năm 2015 tín dụng ngân hàng ở mức 11.739,7 triệu đồng, tăng 68% so với năm 2014. Năm 2015 này Công ty đã đầu tƣ vào dự án lớn nên tăng cƣờng huy động vốn vay ngân hàng.

Hình 3. 2 Tỷ trọng huy động vốn vay ngân hàng thƣơng mại

Qua biểu đồ, vay ngân hàng ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhất (63.66%), tỷ trọng thấp nhất là vay trung hạn (0.72%). Tuy nhiên năm 2013, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, lãi suất vay ngân hàng tăng, thì vay tín dụng ngân hàng trở thành gánh nặng cho Công ty trong việc trả nợ. Mặt khác năm 2013 Công ty gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn.

* Các khoản chiếm dụng đƣơng nhiên

Tín dụng thƣơng mại là phần chiếm dụng từ ngƣời bán bằng hình thức thanh toán chậm, hoặc chiếm dụng từ ngƣời mua thông qua phƣơng thức ngƣời mua trả tiền trƣớc. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Khi sử dụng vay vốn từ tín dụng thƣơng mại là doanh nghiệp không phải trả lãi khi đi vay. Trong những năm qua thì công ty đã vay đƣợc một số lƣợng vốn tƣơng đối từ nguồn này đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì trong những năm hoạt động vừa qua công ty luôn trong tình trạng kinh doanh ở hiệu quả cao nên đã tạo đƣợc lòng tin đối với các nhà đối tác vì vậy mà việc tiến hành đàm phán vay vốn tín dụng thƣơng mại của các đối tác cũng trở lên dễ dàng hơn.

Trong các khoản nợ chiếm dụng của Công ty thì phải trả cho ngƣời bán là khoản nợ chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguồn vốn tín dụng thƣơng mại là kênh huy động vốn cần thiết và quan trọng vì khi mua hàng hóa, vật tƣ, linh kiện không thể trả tiền ngay mà phải đi vay vốn thông qua mua bán chịu hàng hóa, nguyên vật liệu. Tuy nhiên, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng thƣơng mại để tránh rủi ro trả nợ.

Bảng 3. 6 Biến động các khoản chiếm dụng đƣơng nhiên của công ty Cổ phần thƣơng mại quốc tế Sing Việt từ năm 2013 – 2015

đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Phải trả cho ngƣời bán 6619,2 86,7% 6.138 87,8% 5.398 85,4% Phải trả cán bộ công

nhân viên 614,6 8,1% 523,8 7,5% 608,1 9,6%

Thuế và các khoản phải

nộp NS 224 2,9% 198 2,8% 226 3,6%

Phải trả phải nộp khác 174,3 2,3% 132,6 1,9% 89,3 1,4%

Tổng 7.632,1 100,0% 6.992,4 100,0% 6.321,39 100,0%

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty Cổ phần thương mại quốc tế Sing Việt)

Hoạt động từ năm 2011, trong những năm qua, Công ty đã xây dựng chỗ đứng nhất định trên thị trƣờng của địa bàn kinh doanh cũng nhƣ xây dựng đƣợc mối quan hệ khăng khít gắn bó lâu dài với các đối tác kinh doanh nhƣ Công ty TNHH thƣơng mại Toàn Phƣơng, Công ty cổ phần thƣơng mại Hùng Nhung,.... Nhờ vậy, Công ty tận dụng đƣợc nguồn vốn khá lớn từ mua bán chịu hàng hóa. Nó cũng tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác trong kinh doanh một cách lâu bền; ngoài ra, tín dụng thƣơng mại còn đẩy nhanh tốc độ chu chuyển và lƣu thông hàng hóa, tức là khả năng quay vòng vốn nhanh, đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn trong ngắn hạn, giảm thiểu sự lệ thuộc vào các tổ chức tín dụng, giảm lƣu thông tiền mặt và chi phí giao dịch.

Tuy nhiên, các khoản phải trả cho ngƣời bán các năm tăng trƣởng không ổn định và khi sử dụng hình thức này, công ty phải đối mặt với những rủi ro lớn về tài chính. Vì tín dụng thuong mại (TDTM) phải hoàn trả trong

thời gian ngắn. Do đó, nếu công ty gặp khó khăn trong kinh doanh về ngắn hạn thì sẽ khó huy động vốn để trả nợ ảnh hƣởng tới uy tín của công ty. Biến động của các khoản phải trả cho ngƣời bán các năm qua cụ thể nhƣ sau:

Năm 2013, phải trả cho ngƣời bán là 6.619,2 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86,7% thì tới năm 2014 giảm còn 6.138 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,8% và năm 2015 tiếp tục giảm còn 5.398 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85,4%. Nhƣ vậy có thể thấy doanh thu tăng nhƣng phải trả cho ngƣời bán lại giảm. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân cũng là do giá vật liệu xây dựng năm 2015 có xu hƣớng giảm xuống.

Các khoản nợ chiếm dụng khác của Công ty nhƣ nợ cán bộ công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp NSNN khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có quy mô nhỏ nhƣng cũng góp phần quan trọng nhằm bổ sung vốn kinh doanh cho Công ty, giảm chi phí sử dụng vốn do các nguồn vốn này đều không phải trả lãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Công ty Cổ phần Thương mại Quốc tế Sing Việt (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)