2.1.2 .Xử lý dữ liệu sơ cấp
4.4. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc
4.4.3. Đối với việc xử lý nợ xấu
Một trong những vấn đề mang tính quyết định đối với chƣơng trình tái cơ cấu hệ thống và cũng là nhiệm vụ nặng nề đối với các tổ chức tín dụng là phƣơng án xử lý nợ xấu. Để xử lý tận gốc vấn đề nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng, trƣớc mắt cần minh bạch hóa thông tin nợ xấu của từng tổ chức tín dụng. Để thực hiện vấn đề này, NHNN phải có biện pháp kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo các thông tin về nợ xấu do các tổ chức này cung cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng chấp hành các quy định về hoạt động ngân hàng, xử lý nợ xấu; Đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; ban hành các cơ chế, quy định an toàn hoạt động ngân hàng nhƣ phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, quy chế cho vay, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác và xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng... Cần có biện pháp xử phạt thích đáng đối với các tổ chức tín dụng vi phạm.
VAMC đã đƣợc thành lập hơn hai năm, cho tới nay mới phát huy tác dụng ở góc độ là góp phần làm sạch bảng cân đối tài sản của các tổ chức tín dụng trƣớc mắt, trong ngắn hạn để giúp chúng trở nên lành mạnh hơn nhằm khai thông tín dụng cho nền kinh tế và giúp hệ thống ngân hàng hấp dẫn các nhà đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài hơn. Theo đó, để đẩy nhanh việc bán nợ xấu cho đối tác ngoại thì các thủ tục hành chính, pháp lý cũng cần phải đƣợc cải cách theo hƣớng đơn giản và rút gọn hơn để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tƣ sau khi họ quyết định mua. Cần phải nhận thức đƣợc rằng Việt Nam cần phải tìm một giải pháp toàn diện, triệt để, và hữu hiệu hơn cho vấn đề nợ xấu, chứ không nên đơn thuần quan niệm rằng thành lập VAMC là điều kiện cần và đủ để giải quyết vấn đề này, hoặc đặt quá nhiều hy vọng vào VAMC trong việc giải quyết nợ xấu.