2.1.2 .Xử lý dữ liệu sơ cấp
4.3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank
4.3.5. Tiếp tục cũng cố, phát huy sức mạnh nguồn nhân lực
4.3.5.1. Đối với công tác tuyển dụng
Thiết lập qui trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển; Công khai hoá thông tin tuyển dụng từng chức danh cụ thể,
công bố công khai các kỹ năng mong muốn đòi hỏi ở ứng viên, cũng nhƣ xây dựng bảng mô tả công việc cho các ứng viên hình dung vị trí họ sẽ công tác nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau, Ví dụ có thể áp dụng thi trực tuyến qua phƣơng thức làm bài test IQ, đủ điểm sẽ đƣợc mời phỏng vấn.
Hình thức phỏng vấn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau: + Ban giám đốc + chuyên gia + ứng viên
+ Ban giám đốc + Trƣởng phòng ban liên quan + nhân viên giỏi + ứng viên
Xây dựng tiêu chí và cơ chế tuyển dụng, hình thức tuyển dụng hợp lý và rõ ràng đối với từng vị trí cán bộ. Đặc thù của Sacombank là tuyển ngƣời tập trung vào khối ngành kinh tế, ngân hàng, ngoại thƣơng…Nhƣng thực tế Sacombank đầu tƣ nhiều lĩnh vực mà nghiệp vụ chuyên môn của những ngành đó rất cần thiết. Vì vậy ở những lĩnh vực trọng điểm, quy mô lớn Sacombank nên tuyển cán bộ chuyên ngành. Đặt biệt nên tuyển dụng tất cả các sinh viên giỏi, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa tại các trƣờng Đại học kinh tế theo những nhu cầu, mục đích tuyển dụng, và cũng cần tuyển nhân viên chuyên ngành luật phụ trách công việc liên quan pháp lý nhƣ xử lý nợ..
4.3.5.2. Đối với công tác đào tạo và đào tạo lại
Cần tăng cƣờng hoạt động đào tạo nhằm nâng cao trình độ, bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các chuyên viên ngân hàng theo từng yêu cầu, mục đích cụ thể. Đặc biệt, Sacombank cần tập trung tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, công tác chăm sóc khách hàng …nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới…. Cụ thể:
Tại Hội sở chính: Đào tạo kiến thức kinh doanh từng mảng nghiệp vụ, kỹ năng thiết kế và phát triển sản phẩm dịch vụ, kỹ năng quản lý và triển khai bán sản phẩm dịch vụ thông qua mạng lƣới chi nhánh và các kênh bán hàng khác.
có thể tổ chức đào tạo chuyên gia về sản phẩm tại chi nhánh; Tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ: Cán bộ Quan hệ khách hàng CRM và Tƣ vấn tài chính cá nhân FA, cán bộ đón tiếp khách hàng CSR, cán bộ dịch vụ khách hàng Teller, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng… Áp dụng mô hình bán hàng hiện đại cho cán bộ chăm sóc khách hàng, giao dịch viên thay cho mô hình cũ.
4.3.5.3. Tạo ra môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý
Tạo môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, năng động, đổi mới để qua đó nhân viên đƣợc khuyến khích hăng say làm việc và sáng tạo. Tạo ra nhiều cơ hội học tập, thăng tiến cho tất cả các cán bộ có năng lực. Môi trƣờng làm việc tốt là ở đó, đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, năng động sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cởi mở, chân thực, thẳng thắn. Đó chính là môi trƣờng nảy nở và phát huy tốt nhất mối quan hệ con ngƣời – cơ sở cho sự hợp tác nâng cao chất lƣợng kinh doanh ngân hàng. Làm việc trong một môi trƣờng mà ngƣời lãnh đạo luôn coi trọng giá trị con ngƣời, thì ngƣời lao động sẽ coi ngân hàng là nhà, và cống hiến hết mình với thái độ và trách nhiệm lao động tốt nhất.
Cần xây dựng một mối quan hệ tốt giữa nhà quản trị với nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi và giữa các nhân viên với nhau. Từ đó tạo nên một thứ văn hóa mà tất cả nhân viên ràng buộc với nhau không chỉ với tin thần đồng đội, đồng nghiệp mà nhƣ những ngƣời thân trong gia đình, xem Sacombank nhƣ là nhà của họ.
Các nhà quản trị Sacombank cũng cần quan tâm hơn đến nhân viên, mạnh dạn giao việc, cho họ thấy đƣợc tầm quan trọng của họ đối với công việc và ngân hàng. Điều này giúp hình thành lòng trung thành, sự tin tƣởng và phát triển thành sự cam kết, cộng tác.