Kiến nghị đối với công ty chứng khoán và ngân hàng lưu ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM (Trang 104)

3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tƣ tại công

3.3.2. Kiến nghị đối với công ty chứng khoán và ngân hàng lưu ký

Theo quy định của luật chứng khoán, công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ, bao gồm : môi giới,bảo lãnh phát hành, tụ doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. Trong đó, chức năng môi giới của công ty chứng khoán có ảnh hưởng mạnh nhất tới hoạt động quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ. Môi giới chứng khoán là một hoạt động của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại cơ sở giao dịch

chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của giao dịch đó.

Điều đáng lưu ý là thị trường chứng khoán hoạt động theo nguyên tắc trung gian, nghĩa là trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Theo đó, khi công ty quản lý quỹ hoạc quỹ đầu tư muốn đặt lệnh mua bán chứng khoán, bắt buộc phải thông qua công ty chứng khoán, và phải có biên bản thoả thuận 3 bên : ngân hàng lưu ký - công ty chứng khoán - công ty quản lý quỹ để theo dõi giao dịch chứng khoán của công ty quản lý quỹ.

Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp của khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các công việc mua bán chứng khoán, công ty chứng khoán phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên cho khách hàng trước rồi mới đến lượt mình sau, tránh trường hợp tranh mua tranh bán mà gây thiệt hại cho khách hàng. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy, để giám sát được vấn đề này là một thử thách hết sức khó khăn đối với cơ quan chức năng mà chỉ có thể phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp của bản thân các công ty chứng khoán và bản thân các chuyên viên nhận lệnh của công ty chứng khoán.

Do đó, thời điểm này các công ty chứng khoán tự chuấn chỉnh, đề ra quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ hơn, nâng cao tinh thân đạo đức nghề nghiệp, giảm bớt phí môi giới cho nhà đầu tư nhằm giữ vứng mối quan hệ với khách hàng hiện có. Làm được điều này cững đồng nghĩa với việc công ty chứng khoán đang gián tiếp hỗ trợ cho nhà đầu tư nói chung, cho quản lý danh mục đầu tư nói riêng của SSIAM, từ đó làm lợi cho toàn bộ thị trường, góp phần đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên.

Trong khi đó, ngân hàng lưu ký được hiểu là một ngân hàng được ủy ban chứng khoán cấp phép để làm nghiệp vụ lưu ký, giám sát cho các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư. Lưu ký chứng khoán là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán. Lưu ký chứng khoán là bắt buộc trước khi muốn chứng khoán được giao dịch qua sàn giao dịch của trung tâm giao dịch chứng khoán. Công ty quản lý quỹ khi quản lý tài sản cho khách hàng hoặc quỹ thành viên thì phải thông qua một ngân hàng lưu ký để theo dõi giao dịch, phân bổ và xác nhận báo cáo cho công ty quản ly quỹ. Do đo, hoạt động quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ gắn chặt với hoạt động lưu ký của một ngân hàng lưu ký.

Không phải lúc nào công ty quản lý quỹ và ngân hàng lưu ký cũng hoạt động ăn khớp với nhau. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng lưu ký nhầm lẫn, ghi chép phản ánh không chính xác, tự làm tròn số liệu đối với bảng phân bổ mà công ty quản lý quỹ gửi khi thực hiện mua bán chứng khoán. Đồng thời, cũng có nhiều trường hợp ngân hàng lưu ký thông báo không kịp thời những thông tin liên quan tới việc cổ tức và cổ phiếu thưởng của công ty đã về tài khoản lưu ký. Những kết hợp không hài hoà trên gây ra hiện tượng lệch số liệu trong quá trình đối chiếu giữa công ty và ngân hàng lưu ký, làm mất nhiều thời gian và chi phí của công ty quản lý quỹ trong việc tìm kiếm, tra soát lại thông tin, điều chính lại báo cáo và thông báo đính chính hay gửi lại báo cáo tới từng nhà đầu tư uỷ thác.

Tóm lại, để đạt được hiệu quả tốt, trong quá trình quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ, cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa bộ phận đầu tư của công ty quản lý quỹ với các bộ phân liên quan trong công ty chứng khoán và ngân hàng lưu ký. Do đó, nếu công ty chứng khoán và ngân hàng lưu ký thực hiện đúng, chính xác và đầy đủ chức năng theo pháp luật quy định

cũng như theo đạo đức nghề nghiệp thì cũng một phần hỗ trợ tốt, nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ.

3.3.3. Kiến nghị đối với những nhà đầu tƣ uỷ thác

Nguồn vốn từ những nhà đầu tư uỷ thác là điều kiện cân để một công ty quản lý quỹ duy trình hoạt động quản lý danh mục đầu tư. Nếu không thể huy động được nguồn vốn này, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư của SSIAM không thể tồn tại được.

Thông thường, những nhà đầu tư ủy thác là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, cũng có trường hợp là nhà đầu tư có tổ chức, có điều kiện về vốn song không lớn, nhưng thiếu thời gian, thiếu kiến thức chuyên môn, kiến thức tài chính chứng khoán hoặc thiếu kinh nghiệm đầu tư, không am hiểu thị trường. Đa phần các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường chứng khoán gặp nhiều bất lợi hơn so với các nhà đầu tư lớn trong khi rủi ro trên thị trường thì không nhỏ. Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư này chỉ nên tham gia thị trường chứng khoán thông qua việc ủy thác vốn đầu tư cho các công ty chứng khoán là điều phổ biến. Hầu hết những nhà đầu tư cho các công ty quản lý quỹ. Ở nước ngoài, việc ủy thác cho các công ty quản lý quỹ hay công ty chứng khoán là điều rất phổ biến. Hầu hết những nhà đầu tư cá nhân ủy thác vốn ở các quỹ chứ không trực tiếp tham gia thị trường như Việt Nam.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà đầu tư ủy thác lại không tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ mà lại sử dụng các dịch vụ ủy thác đầu tư tự phát do cá nhân, nhóm đầu tư hay công ty chứng khoán thực hiện "chui" vì tin rằng họ có nhiều thông tin nội gián, nhanh nhạy nên đồng vốn sinh lời nhanh. Năm 2008, thị trường chứng khoán đi xuống, hoạt động này gần như mất hẳn. Đến năm 2009, thị trường chứng khoán hồi phục cũng là lúc hoạt động này sôi động trở lại từ năm 2010, những hoạt động này vẫn rầm rộ trên thị trường với nhiều chào mời hấp đẫn như nếu đầu tư lỗ, khách hàng vẫn được hưởng lãi suất 13 - 15%, nếu đầu tư có lãi, khoản lãi này sẽ

chia theo tỷ lệ 2:8 (khách 20%, nhóm đầu tư 80%) còn nếu khách hàng giao toàn quyền cho nhóm đầu tư chơi thì hưởng lãi suất cố định 25%.

Có những thời điểm các môi giới tranh thủ niềm tin của những nhà đầu tư ít kinh nghiệm hoặc không có thời gian thường xuyên theo dõi thị trường, nhận tiền ủy thác từ khách để chơi chứng khoán. Thủ tục ủy thác rất đơn giản, chỉ cần một hợp đồng nêu rõ tỷ lệ ăn chia giữa các bên, nếu nhanh hơn sau cái gật đầu là môi giới có thể sử dụng tài khoản của khách để mua bán. Đối với những nhà đầu tư được tư vấn và tự giao dịch, môi giới sẽ hưởng 7 - 10% trên số lãi, nếu lỗ khách chịu hoàn toàn. Một cách mở rộng thị phần phổ biến hiện nay của các công ty chứng khoán là liên kết với một nhóm đầu tư. Nhóm đầu tư này sẽ dẫn khách hàng của mình đến mở tài khoản tại công ty chứng khoán và hai bên ăn chia chi phí giao dịch, tỷ lệ chia thường 50:50 hoặc 70:30 (công ty chứng khoán nhân 70% chi phí, còn lại là của nhóm đầu tư). Còn vấn đề ủy thác như thế nào, ăn chia với khách hàng ra sao do nhóm đầu tư tự làm việc với khách, công ty chứng khoán không tham gia.

Thực tế cho thấy, không phải lúc nào cũng môi giới cũng đầu tư có lãi, nhất là khi thị trường đi xuống. Nhiều nhóm đầu tư vì cái lợi trước măt, chấp nhận thu lãi thấp, giao dịch nhiều lần để hưởng chi phí giao dịch. Nhiều nhà đầu tư, một phần vì nể, phần vì nghĩ nếu có ép buộc họ cũng không có tiền trả, nên không kiện, ngậm ngùi chờ thị trường lên lại. Vì đây là các hợp đồng dân sự, do cá nhân ký kết với nhau nên thực tế, Ủy ban chứng khoán khó kiểm soát được. Những vụ làm ăn này cũng nằm ngoài sổ sách của công ty chứng khoán, dù tiến hành thanh tra thường xuyên cũng không phát hiện. Thậm chí ngay cả khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng, theo luật, ủy ban chứng khoán cũng không thể can thiệp để bao vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Chính vì thế, nhà đầu tư ủy thác cần phải cảnh giác hơn với những hoạt động này.

Rõ ràng, việc ủy thác vốn cho các công ty quản lý quỹ đầu tư là phương thức hiệu quả cho các cá nhân và tổ chức tham gia thị trường chứng khoán để nâng cao hiệu quả đồng vốn của mình và giảm thiểu rủi ro do sự biến động

của nền kinh tế bởi công ty quản lý quỹ là tổ chức trung gian được đứng ra để đầu tư sinh lợi cho một cá nhân hay tổ chức nào đó theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, khi ủy thác vốn vào công ty quản lý quỹ, nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau như: ủy quyền toàn bộ (khi các nhà đầu tư không có thời gian tìm hiểu và cập nhật thông tin thị trường); ủy quyền theo chỉ định (trên cơ sở nhận tư vấn đầu tư có thể tự quyệt định danh mục đầu tư của mình (trong trường hợp các nhà đầu tư có hiểu biết sâu sắc về thị trường, và có điều kiện phối hợp chặt chẽ với công ty quản lý quỹ).

Hợp đồng ủy thác ký giữa nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau có lợi và trên cở sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi tiến hành ký hợp đồng ủy thác đầu tư với công ty quản lý quỹ, nhà đầu tư cung nên cân nhắc kỹ lưỡng hình thức ủy thác, nhằm tránh các trường hợp tranh chấp ngoài ý muốn gây thiệt hại tới đôi bên sau này. Sự hiểu biết, thông cảm và phối hợp tốt của nhà đầu tư ủy thác với công ty cũng là một trong những yếu tố giúp công ty nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của mình

KẾT LUẬN

Quản lý danh mục đầu tư là nhu cầu xuất phát từ đòi hỏi thực tế của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tài chính. Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả quản lý danh mục đầu tư lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược đầu tư của công ty; đạo đức nghề nghiệp, trình độ cũng như kinh nghiệm của những chuyên gia quản lý; tình hình kinh tế, tài chính xã hội của đất nước; mức độ tin cậy của những thông tin được công bố trên thị trường… Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư là điều mà công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM nói riêng và nhiều công ty quản lý quỹ khác luôn chú trọng quan tâm, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều diễn biến bất lợi, nhiều nhà đầu tư đang mất dần niềm tin với thị trường; tỷ giá, lãi suất ngân hàng và giá vàng liên tục biến động khó lường.

Với việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và phân tích tình hình thực tế, luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý danh mục đầu tư, các chỉ tiêu và ý nghĩa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý danh mục đầu tư. Đồng thời, luận văn còn đề cập tới một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý danh mục đầu tư tại công ty quản lý quỹ nói chung.

Luận văn đã phân tích tình hình thực tế tại công ty công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM, đánh giá những thành công, hạn chế còn tồn tại về hiệu quả quản lý danh mục đầu tư cũng như phân tích những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này.

Luận văn cũng đã đề xuất những giải pháp có thể thực hiện được nhằm nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư tại công ty TNHH quản lý quỹ

SSIAM như: tăng cường các biện pháp hạn chế rủi ro, tăng cường khả năng dự báo, chú trọng hơn vào phân tích cơ bản và linh hoạt hơn trong các phương án đầu tư kết hợp với xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên nghiệp vụ, nâng cấp phần mềm quản lý phân tích đầu tư. Đồng thời, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị vối cơ quan quản lý Nhà nước, với công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký và những nhà đầu tư ủy thác nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi nhưng thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự góp ý của thầy cô, đồng nghiệp và các chuyên gia đầu tư để hoàn thiện về cả lý luận và thực tiễn cho luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phạm Thế Anh (2007), Chiến lược đầu tư chứng khoán, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

2.Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 35\2007 QĐ-BTC ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ, Hà Nội.

3.Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 45\2007\QBTC ban chấp hành quy chế hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Hà Nội.

4.Chính phủ (2007), Nghị định số 14\2007 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán, Hà Nội.

5.Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (2011), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán 2010-2011, Hà Nội.

6.Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect (2011), Báo cáo thị trường chứng khoán 2020 và triển vọng ngành 2011, Hà Nội.

7.Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM (2010, 2011, 2012), Báo cáo gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Hà Nội.

8.David Blake (2000), Phân tích thị trường tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9.David Brown, Kassandra Bentley (2008), Chiến lược đầu tư chứng khoán - Tất cả những điều bạn cần biết về chiến lược đầu tư chứng khoán, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

10.Nguyễn Thành Long (2010) , Giáo trình quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

11.Đào Lê Minh (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.Nguyễn Đăng Nam, Hoàng Văn Quỳnh (2008), Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán,Nxb Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

14.Lê Thị Thu Thuỷ (2010), “Những bất cập của luật chứng khoán và kiến nghị giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, (26),tr.167-179.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)