THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tham gia hoạt động ngoại thƣơng
Xuất khẩu và tăng cường ngoại thương là chiến lược quan trọng của đất nước, không những thu về nguồn ngoại tệ lớn, mà quan trọng hơn là điều kiện để phát huy lợi thế so sánh. Trong điều kiện kinh tế nông thôn còn nhiều hạn chế, việc tăng cường phát triển và nâng cao khả năng tham gia hoạt động ngoại thương cho làng nghề là giải pháp mang tính chiến lược, đi tắt đón đầu nhanh chóng nâng cao trình độ kinh tế nông thôn.
Thông qua xuất khẩu hàng hóa TCMN, làng nghề góp phần nâng cao sự hiểu biết của các nước trên thế giới về Việt Nam, xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia. Những sản phẩm như đèn lồng Hội An, thổ cẩm Chăm (Ninh Thuận), thổ cẩm Mường Hòa Bình, rượu cần Ê Đê (ĐăkLak), lụa Vạn Phúc ... là một phần văn hóa Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá đó là hình thức “ngoại giao dân gian” rất hiệu quả.
Trên phạm vi cả nước, đóng góp cho ngoại thương của làng nghề còn rất khiêm tốn nhưng ở một số địa phương, sản phẩm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Huyện Chương Mỹ (Hà Tây) nổi tiếng về mây tre đan với hơn 100 DN hàng năm xuất khẩu được gần 10 triệu USD từ các sản phẩm làng nghề, tương đương với kim ngạch của một số tỉnh miền núi phía Bắc. 26
Làng chạm bạc Đồng Sâm với 2.500 lao động mỗi năm cũng xuất khẩu được hơn 1 triệu USD, trung bình 400 USD/người/năm, gần tương đương với mức bình quân cả nước năm 2006, nhưng gấp 8 lần mức bình quân xuất khẩu của toàn tỉnh Thái Bình (50 USD/người/năm). 34
Làng gốm Bát Tràng với 5.500 người làm nghề (chiếm 80% dân số) và thu hút thêm 3.000 - 5.000 lao động địa phương khác hàng năm xuất khẩu
được hơn 40 triệu USD, ngang với kim ngạch xuất khẩu của một số tỉnh đồng bằng, bình quân đầu người đạt từ 3.810 - 4.705 USD/năm, một con số rất cao, tương đương với mức bình quân đầu người của Malaixia.
Tiềm năng đóng góp cho ngoại thương của lang nghề Việt Nam còn rất lớn nếu như khu vực này được định hướng và hỗ trợ phát triển. Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2010, xuất khẩu làng nghề gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD/năm.