THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.3.4. Chiến lƣợc thị trƣờng
Công tác thị trường ở làng nghề hiện rất yếu. Không làm nghiên cứu thị trường, làng nghề sẽ thua thiệt nhiều bởi đây chính là chiếc “la bàn” định hướng sản xuất, kinh doanh cái gì và như thế nào. Tăng cường chiến lược thị trường, làng nghề có thể thu thập được thông tin quý giá để điều chỉnh, định hướng sản xuất kinh doanh, thiết kế sản phẩm sát với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và xác định được mức độ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp. Trong điều kiện hội nhập, công nghệ thông tin phát triển nhanh đang tác động đến kinh doanh, tạo sức ép về tốc độ xử lý, độ nhạy bén đối với các nhà quản lý nên nghiên cứu thị trường càng có ý nghĩa..
Cái khó của việc tăng cường công tác thị trường đối với làng nghề là nhân lực, đòi hỏi có trình độ và nhạy bén trong kinh doanh trong khi nguồn nhân lực này ở Việt Nam đang thiếu chứ không riêng làng nghề. Tuy nhiên, vấn đề là các cơ sở làng nghề chưa có ý thức về nghiên cứu thị trường.
Khi chưa hội nhập, thị trường trong nước được bảo hộ bởi hàng rào chính sách nhập khẩu, thuế, hải quan... nên các DN tồn tại được mà không cần thiết nghiên cứu thị trường. Nhưng khi hội nhập, hàng rào này sẽ mất đi, DN đứng trước cạnh tranh gay gắt và nếu không nghiên cứu thị trường thì nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
Trong khi đó, theo khảo sát, tỷ lệ cơ sở làng nghề có bộ phận kinh doanh, thị trường độc lập là rất ít, thậm chí nhiều DN làng nghề có doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm vẫn không có phòng kinh doanh, thị trường. Công việc thị trường thường do chủ cơ sở hoặc một nhân viên đảm nhận mà cũng chỉ là giao dịch với khách là chủ yếu.
Việc bỏ tiền ra thực hiện, thuê dịch vụ khảo sát, nghiên cứu thị trường, mua thông tin kinh doanh đối với các làng nghề là rất xa lạ. Ngoài ra, trình độ phân tích thông tin thị trường của làng nghề cũng rất yếu.