2.2 .Thực trạng phát triển thƣơng mại dịch vụ thành phố vĩnh yên
3.2. Một số nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thƣơng mại dịch vụ trên địa
3.2.2. Nhóm giải pháp về thị trƣờng
3.2.2.1. Giải pháp về quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
- Tăng cƣờng quảng bá hình ảnh của thành phố, đa dạng hoá các thị trƣờng, củng cố mạng lƣới thƣơng mại, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,…
- Xây dựng Wesite riêng của thành phố, phối hợp chặt chẽ với cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác đƣa thông tin, hình ảnh.
- Phối hợp với hiệp hội đô thị và các trung tâm xúc tiến thƣơng mại để quảng bá hình ảnh của thành phố đến bạn bè trong và ngƣời nƣớc.
3.2.2.2. Giải pháp về phát triển thị trường
a) Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng và hoạt động TMDV.
Để tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thƣơng mại phát triển, vừa đảm bảo lợi ích cho chủ thể tham gia hoạt động thị trƣờng, vừa tuân thủ các qui định của pháp luật cần tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc.
- Trên cơ sở các văn bản pháp luật về thƣơng mại, thành phố xây dựng đề án, qui hoạch kế hoạch phát triển thƣơng mại. Tổ chức đăng ký kinh doanh thƣơng mại, tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, dự báo và định hƣớng thị trƣờng trong tỉnh và xu thế phát triển của thị trƣờng trong nƣớc, hƣớng dẫn tiêu dùng hợp lý và tiết kiệm. Đẩy mạnh lƣu thông hàng hoá, quản lý chất lƣợng hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng thành phố, tổ chức hƣớng dẫn các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thƣơng mại, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thƣơng mại.
- Hƣớng dẫn thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng về các vấn đề tiêu cực nhƣ: hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng kém phẩm chất,... Đấu tranh chống buôn lậu, tham nhũng và các hành vi kinh doanh trái pháp luật, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế bằng chất lƣợng phục vụ, giá cả sản phẩm. Phát huy mọi năng lực của các cơ sở kinh doanh với mục tiêu là mở rộng thị trƣờng thông suốt, hạ thấp chi phí lƣu thông, tăng nhanh vòng quay vốn, góp phần tích luỹ cho ngân sách. Kết hợp doanh số, lợi nhuận với nhiệm vụ kế hoạch và tăng cƣờng nghiệp vụ. Để làm tốt công tác trên các ngành cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, thành lập đội kiểm tra liên ngành hoạt động trong những thời điểm nổi cộm, đồng thời gắn chặt quản lý trên phạm vi các xã phƣờng và toàn thành phố.
Tiến hành hợp đồng một số cán bộ để phụ trách theo dõi lĩnh vực kinh tế, tham mƣu cho lãnh đạo xã phƣờng, trích một phần kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra...
b) Giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin, nghiên cứu thị trƣờng và tiếp thị. Các vấn đề về thị trƣờng, thông tin, xúc tiến thƣơng mại luôn luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất đối với hiệu quả hoạt động thƣơng mại. Để đảm bảo hoạt động
thƣơng mại trên địa bàn thành phố có hiệu quả cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hoạch định chiến lƣợc phát triển thị trƣờng trong một tầm nhìn dài hạn, đảm bảo đồng thời các yếu tố nhƣ tốc độ phát triển, cơ cấu thị trƣờng và cơ cấu mặt hàng.
- Thu thập và phổ biến thông tin thị trƣờng một cách kịp thời cho các chủ thể kinh doanh, đồng thời làm tốt công tác dự báo để định hƣớng cho sản xuất và xuất khẩu, phát triển các mặt hàng mới.
- Tổ chức thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại. Nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin thƣơng mại, đáp ứng kịp thời yêu cầu của quản lý nhà nƣớc và điều hành kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức tốt các hoạt động thông tin thị trƣờng và thƣơng mại theo các biện pháp sau:
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, tiếp xúc với các nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh. Tăng cƣờng công tác quảng bá, giới thiệu các tiềm năng, cơ hội, sản phẩm, thƣơng hiệu của Vĩnh Yên, kêu gọi hợp tác thu hút đầu tƣ phát triển các dự án thƣơng mại. Mở rộng quan hệ tìm kiếm đối tác, bạn hàng để hợp tác, liên doanh, liên kết với địa phƣơng trong và ngoài tỉnh.
+ Thành phố phối hợp cùng tỉnh xây dựng một trung tâm thông tin thƣơng mại để cập nhật kịp thời, chính xác tình hình thị trƣờng và hoạt động thƣơng mại của thành phố và các huyện, thị xã lân cận.
+ Đầu tƣ vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hiện đại phục vụ công tác công nghệ thông tin nhƣ điện thoại, Fax, máy tính nối mạng Internet có đƣờng truyền tốc độ cao (ADSL sử dụng cáp quang) nhằm truy xuất thông tin kịp thời tại mọi thời điểm và mọi nơi.
+ Tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin thƣơng mại. Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ xử lý thông tin và sử dụng các phƣơng tiện thông tin hiện đại.
+ Các doanh nghiệp cần có nhận thức đúng về tầm quan trọng của thông tin đối với hoạt động kinh doanh để hàng năm có sự phân bổ kinh phí thoả đáng cho việc mua và xử lý thông tin.
3.2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, quản lý thị trường
- Theo dõi sát diễn biến thị trƣờng, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung - cầu, bình ổn thị trƣờng, nhất là những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá nhằm đảm bảo chỉ số giá tiêu dùng. Có biện pháp hiệu quả đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu cho các xã, phƣờng, nhất là trong những thời điểm khó khăn, thiên tai, dịch bệnh.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, chống hàng giả, chống gian lận thƣơng mại, gian lận giá nhập khẩu. Theo dõi và tổng hợp báo cáo thƣờng xuyên tình hình thị trƣờng thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm, góp phần duy trì môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên thị trƣờng.
- Kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện việc nhập khẩu đảm bảo sản xuất, không nhập quá nhu cầu và có biện pháp phòng ngừa hành vi nhập khẩu để đầu cơ, tích trữ hàng hoá. Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng hoá vật chất trong nƣớc đã sản xuất đƣợc.