Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.4. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp thống kê mô tả, Phƣơng pháp so sánh, Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, Phƣơng pháp tra cứu và một số phƣơng pháp khác. Trong đó, phƣơng pháp điều tra thực tế quá trình quản lý các dự án sử dụng vốn WB tại Đại học Quốc gia Hà Nội, dự án „„Phát triện phòng học thông minh Đại học Quốc gia Hà Nội‟‟ đƣợc tác giả lấy làm phƣơng pháp chủ đạo nhằm lấy các thông tin sơ cấp và thứ cấp phù hợp cho công việc đánh giá việc quản lý dự án sử dụng vốn WB tại Đại học Quốc gia Hà Nội để tìm kiếm thu thập thông tin và phân tích, xử lý nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra ở phần mở đầu.

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Đây là phƣơng pháp phổ biến để thực hiện việc đánh giá ban đầu, thu thập số liệu thông qua các báo cáo, niêm giám thống kê, các bài nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn. Tác giả nghiên cứu, thu thập dữ liệu có sẵn ngay trong cơ quan mình và các nguồn từ bên ngoài. Các số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ các báo cáo, các quy chế, quy trình, kết hợp với thông tin sơ cấp qua trao đổi, tìm hiểu tại Ban QLCDA, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động quản lý dự án sử dụng vốn WB tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phƣơng pháp này dùng để hệ thống hóa tài liệu bằng phân tố thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân để phân tích biến

động của hiện tƣợng theo thời gian. Tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để liệt kê, trình bày các khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý dự án.

Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đề ra, kết quả sẽ đƣợc đánh giá, phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý dự án thông qua phƣơng pháp thống kê mô tả.

2.4.3. Phương pháp so sánh

Thống kê và so sánh là hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng quản lý dự án, dự án ODA, dự án WB nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tƣợng nghiên cứu. Các phƣơng pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần phân tích. Phƣơng pháp so sánh đƣợc tác giả sử để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý dự án sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới và thực tế công tác quản lý dự án sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới tại Đại học Quốc gia Hà nội; phân tích thực trạng quản lý dự án sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới tại Đại học Quốc gia Hà nội, với các giải pháp đang áp dụng hiện nay. Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc trong các năm 2014 – 2017 về việc triển khai các dự án đầu tƣ sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới ; chất lƣợng, hiệu quả các dự án hoàn thành, tác giả luận văn đã so sánh số liệu giữa các năm, các dự án khác nhau để từ đó nêu ra đƣợc cả những thành tựu, cũng nhƣ các mặt hạn chế. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh kết quả đạt đƣợc của các đầu ra so với kế hoạch cũng giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện, để từ đó đề ra giải pháp quản lý hiệu quả hơn đối với các dự án tiếp theo.

2.4.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong Chƣơng 1 khi đề cập đến vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của luận văn.

những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 và chƣơng 3, đặc biệt trong chƣơng 3 - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý dự án sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới tại Đại học Quốc gia Hà nội.

2.4.5. Phương pháp tra cứu

Tra cứu các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và kế thừa các nội dung phù hợp với đề tài. Tham khảo ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ban Quản lý các dự án của ĐHQGHN về thực trạng, định hƣớng công tác quản lý dự án sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới tại Đại học Quốc gia Hà nội, những giải pháp đã và đang thực hiện nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, từ đó tổng hợp, chọn lọc và đƣa ra những giải pháp cụ thể.

2.4.6. Phương pháp quan sát

Phƣơng pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi, hình ảnh thực tế cho phép hiểu rõ hơn vấn đề đƣợc nghiên cứu. Bằng phƣơng pháp này, tác giả có thể quan sát các nhóm hoạt động của dự án, các hoạt động quản lý dự án, hoạt động điều phối dự án, hoạt động phối hợp giữa Ban Quản lý các dự án, Đại học Quốc gia Hà Nội với các chuyên gia, với các Bộ, ban nghành khác nhau để từ đó có một cái nhìn khái quát về quá trình quản lý dự án, quản lý dự án sử dụng vốn Ngân hàng

Thế giới tại ĐHQGHN. Nhờ những quan sát này, tác giả có những nhận định mang tính thực tế để có những đề xuất phù hợp với thực tế.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

3.1. Tổng quan về Đ i học Quốc gia Hà Nội và Ban Quản lý các dự án trực thuộc Đ i học Quốc gia Hà Nội

3.1.1. Giới thiệu về Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc, phù hợp với xu hƣớng phát triển giáo dục đại học tiên tiến. Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ. ĐHQGHN hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động đƣợc ban hành theo Quyết định số 477/TTg ngày 5/9/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo quy chế này, ĐHQGHN là đơn vị dự toán cấp 1 đƣợc Chính phủ giao cho quyền chủ động cao trong hoạt động tài chính. Nguồn kinh phí hoạt động của ĐHQGHN bao gồm nguồn kinh phí từ NSNN cấp, từ nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong và ngoài nƣớc và từ các cá nhân...

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hệ thống các cấp hành chính của ĐHQGHN

- ĐHQGHN là đầu mối đƣợc Chính phủ giao các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm; có tƣ cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; các đơn vị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

- Các khoa, phòng nghiên cứu và tƣơng đƣơng thuộc trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc.

ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; đƣợc làm việc trực tiếp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng về những vấn đề liên quan đến hoạt động

và phát triển của ĐHQGHN. Các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN là những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có quyền tự chủ cao, có pháp nhân nhƣ các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học khác đƣợc quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Khoa học - Công nghệ.

Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập với mục tiêu xây dựng một trung tâm đào tạo đại học chất lƣợng cao đầu ngành của đất nƣớc trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay ĐHQGHN là một trung tâm đào tạo đa ngành với quy mô gần 20.000 sinh viên hệ đại học chính quy thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ. Các trƣờng đại học, các khoa thành viên của ĐHQGHN có đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu khoa học tinh nhuệ, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho học tập và giảng dạy tƣơng đối tốt và truyền thống gần nửa thế kỷ trong công tác đào tạo, đủ sức đáp ứng các yêu cầu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Hơn bẩy năm qua, trong quá trình xây dựng và phát triển của mình ĐHQGHN đã từng bƣớc khắc phục các khó khăn nhiều mặt triển khai các hoạt động nhằm giữ vững và nâng cao chất lƣợng đào tạo, vừa thực hiện sứ mệnh của mình, vừa đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của xã hội đặt ra. Nghị định 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ về Đại học Quốc gia đã khẳng định "Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao ngang tầm khu vực, dần dần đạt trình độ quốc tế". Trong xu thế quốc tế hóa của khu vực và thế giới, ĐHQGHN phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo đầu tiên của Việt Nam có trình độ và chất lƣợng đào tạo đạt trình độ ngang bằng với các trung tâm đại học tiến tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ quốc tế. ĐHQGHN có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu KH-CN, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. ĐHQGHN có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, là đầu mối đƣợc giao các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

3.1.2. Giới thiệu về Ban Quản lý các dự án

Tên tiếng Việt: Ban Quản lý các dự án.

Tên tiếng Anh: VNU - Project Management Department. Tên viết tắt: VNU - PMD.

Trụ sở chính: số 144, đƣờng Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04).66736701

Website: http://project.vnu.edu.vn; Email: bqlptda@vnu.edu.vn

Ban Quản lý các dự án đƣợc phát triển từ Ban Quản lý và phát triển dự án theo Quyết định số 2473/QĐ-TCCB ngày 22/7/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), là đơn vị phục vụ trực thuộc ĐHQGHN, hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng :

- Chủ đầu tƣ đối với các dự án đƣợc Giám đốc ĐHQGHN giao theo quy định của ĐHQGHN và của pháp luật.

- Cung cấp các dịch vụ tƣ vấn phát triển, quản lý và đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ.

Nhiệm vụ

- Quản lý các dự án đầu tƣ do Giám đốc ĐHQGHN giao.

- Thực hiện vai trò chủ đầu tƣ đối với các dự án đƣợc Giám đốc ĐHQGHN giao theo quy định của pháp luật và của ĐHQGHN.

- Đề xuất, xây dựng các dự án đầu tƣ lớn, trọng điểm, có tính liên ngành và tầm quan trọng chiến lƣợc đối với ĐHQGHN.

- Tổ chức cung cấp các dịch vụ tƣ vấn phát triển, quản lý và đánh giá hiệu quả dự án đầu tƣ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc ĐHQGHN giao.

Tổ chức và nhân sự

Sơ đồ 3.2: Hệ thống quản lý các dự án ở ĐHQGHN

- Văn phòng và các Ban chức năng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra các nội dung liên quan đến chức năng nhiệm vụ của mình trong dự án.

- Căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, viên chức và ngƣời lao động, Ban QLCDA đã bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với vị trí việc làm theo sơ đồ sau:

PHÒNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (14) PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH (6) PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP (6) BAN GIÁM ĐỐC (4)

1. Nguyễn Hồng Dƣơng – Giám đốc

2. Đỗ M nh Hà – Phó Giám đốc

3. Lê Văn Chiều – Phó Giám đốc

4. Trần Quang Hùng– Phó Giám đốc Vũ Văn Hùng Phụ trách Kế toán Nguyễn T. Thanh Hoa Phó trưởng Phòng Vũ M nh Cƣờng Phó trưởng Phòng - Phụ trách Phòng

Ban Quản lý các dự án gồm:

+ Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án. + Phòng Hành chính - Tổng hợp. + Phòng Kế hoạch - Tài chính. + Phòng Phát triển và quản lý dự án. + Các Ban Điều hành dự án trực thuộc. Trong đó:

+ Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc.

+ Giám đốc Ban Quản lý các dự án do Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc Ban Quản lý các dự án là ngƣời đại diện pháp nhân cao nhất của Ban Quản lý các dự án trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc Giám đốc ĐHQGHN về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý các dự án.

+ Cấp phó của Giám đốc Ban Quản lý các dự án là Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án do Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý các dự án. Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án đƣợc Giám đốc Ban Quản lý các dự án phân công phụ trách một số mặt công tác của Ban Quản lý các dự án và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc Giám đốc Ban Quản lý các dự án về những công việc đƣợc phân công.

+ Các phòng chức năng, Ban Điều hành dự án trực thuộc Ban Quản lý các dự án có chức năng tham mƣu, tƣ vấn, giúp việc cho Giám đốc Ban Quản lý các dự án, do Giám đốc ĐHQGHN quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể theo đề nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)