Quan hệ thƣơng mại Việt Nam-EU trong một số lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam hiện nay (Trang 90 - 97)

Quan hệ thƣơng mại Việt Nam-EU đang phát triển rất khả quan. Kim ngạch xuất nhập khẩu cả hai bên đều tăng và cơ cấu mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú, bổ sung cho nhau. Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm có: hàng dệt may, giầy dép, thuỷ sản, cà phê, thủ công mỹ nghệ, đặc biệt trong giai đoạn những năm gần đây Việt Nam đã xuất khẩu đƣợc các mặt hàng có giá trị với hàm lƣợng công nghệ cao hơn nhƣ hàng điện tử, điện máy…và nhập khẩu từ EU những mặt hàng: máy móc, thiết bị công nghiệp, hoá chất, tân dƣợc, thực phẩm chế biến…

Bên cạnh đó, Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và Uỷ ban châu Âu (EC) cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chế độ đãi ngộ phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam và EU đã ký chính thức “Hiệp định đối tác và hợp tác” (PCA) nâng tầm quan hệ lên phƣơng diện mới, nhằm mục tiêu đáp ứng đƣợc yêu cầu hợp tác của cả hai phía

3.1.2.1. Lĩnh vực đầu tƣ

EU cũng là đối tác lớn của Việt Nam. Đến đầu tháng 3/2011, EU có 1.079 dự án đầu tƣ trực tiếp đang hoạt động tại Việt Nam (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 14/3/2011) với tổng số vốn đăng ký là 16.158 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân khá cao (khoảng 60%, gấp hơn 3 lần mức trung bình là 18%). Các nhà đầu tƣ EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nhƣng tập trung nhiều nhất vào ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 52% số dự án và khoảng 59% tổng số vốn đầu tƣ), trong đó công nghiệp nặng khoảng 40% số dự án, tổng vốn đầu tƣ 6 tỷ USD, tiếp theo là khai thác dầu khí với gần 20 dự án và 2,4 tỷ USD vốn đầu tƣ. Do có ƣu thế về công nghệ, các nhà đầu tƣ EU đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành mới và sản phẩm mới có hàm lƣợng công nghệ cao

Hiện nay, các tập đoàn lớn của EU nhƣ Shell, Total, Siemens, Alcatel đã có mặt tại Việt Nam, có nhiều dự án quy mô lớn lên đến vài trăm triệu USD. Đầu tƣ của EU tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp là những ngành đòi hỏi vốn

lớn, công nghệ hiện đại, có đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi về nghiệp vụ và kỹ thuật. Doanh nghiệp EU thể hiện rõ về sự vƣợt trội khi đầu tƣ vào các ngành công nghiệp nặng có quy mô vốn đăng ký gấp 2,8 lần so với các dự án khác. Ngoài ra, EU còn tập trung đầu tƣ vào các ngành có thế mạnh của họ mà Việt Nam rất cần nhƣ: công nghiệp chế tạo, dịch vụ tài chính ngân hàng, kỹ thuật cao… Tuy vậy, do môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam chƣa hấp dẫn, tính ổn định về cơ chế cũng nhƣ thủ tục hành chính và chi phí đầu tƣ cao so với mặt bằng khu vực nên đang tạo ra những thách thức đáng kể trong việc thu hút FDI của EU vào Việt Nam. Mặt khác, các nƣớc EU đang dành ƣu tiên cao cho các khu vực mà họ có quan hệ truyền thống nhƣ Đông Âu, châu Phi, nên con số 16 tỉ USD đăng ký đầu tƣ vào Việt Nam chƣa phản ánh hết tiềm năng đầu tƣ của EU.

Điểm sáng dễ nhận thấy trong quan hệ hợp tác giữa EU- Việt Nam trong nhiều năm gần đây là EU đang là nhà cung cấp Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam. ODA của EU đƣợc thực hiện thông qua các kế hoạch chiến lƣợc hợp tác song phƣơng (CSP) giai đoạn 1996 - 2000, 2001 - 2006. Tổng vốn ODA cam kết giai đoạn 1996-2009 là 10 tỉ USD (giải ngân khoảng 5 tỉ). Năm 2010 tổng ODA cam kết của EU là 1,05 tỷ USD. ODA của EU tập trung vào các lĩnh vực ƣu tiên của Việt Nam nhƣ: phát triển nông thôn nhằm giảm khoảng cách giàu - nghèo; tập trung vào vùng sâu, vùng xa, miền núi; phát triển nguồn nhân lực; phát triển y tế giáo dục; hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản lý chất lƣợng, sở hữu trí tuệ; hỗ trợ cải cách hành chính, tƣ pháp, ngân hàng, tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, EU đang tiến hành nghiên cứu khả thi và hoàn thiện Hiệp định Tài chính cho các dự án thuộc giai đoạn 2005 - 2006 gồm: hỗ trợ giáo dục, đào tạo, y tế; hỗ trợ khu vực kinh tế tƣ nhân; phát triển nông thôn Tây Nguyên; hỗ trợ chính sách thƣơng mại đa biên (giai đoạn mở rộng); hỗ trợ thể chế và qui hoạch đô thị tại Việt Nam… Các chƣơng trình hợp tác phát triển của EU dành cho Việt Nam đang ngày càng phát huy có hiệu quả. Các chƣơng trình hợp tác mới ngày càng đi vào chiều sâu, giúp Việt Nam thúc đẩy cải cách toàn diện và phát triển bền vững, góp phần

tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giúp Việt Nam sớm đạt đƣợc nhiều chỉ tiêu trong các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs). Với việc EU mở rộng thêm 25 thành viên 2004, và lên là 27 thành viên, cơ hội và triển vọng hợp tác hai bên sẽ phát triển cao hơn, bởi nhiều thành viên mới của EU cũng đang là những đối tác truyền thống, rất quan trọng của Việt Nam.

Các dự án đầu tƣ của EU nhìn chung hoạt động có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đạt mức doanh thu 2,3 tỷ USD, thu hút hơn 23.000 lao động Việt Nam. Tuy vậy, so với tiềm năng và vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của EU, thì số vốn họ đầu tƣ vào Việt Nam còn quá nhỏ bé. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp của Việt Nam phải suy nghĩ làm sao thu hút đƣợc thêm đầu tƣ của các nƣớc EU trong thời gian tới.

3.1.2.2. Về thƣơng mại

Tổng kim ngạch thƣơng mại hai chiều Việt Nam- EU tăng nhanh từ 1,5 tỷ USD năm 1995 lên 17,73 tỉ USD năm 2010 (trong đó xuất khẩu đạt 12 tỷ USD chiếm 16,55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc) (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Trao đổi thƣơng mại Việt Nam- EU

Đơn vị tính: tỷ USD

2008 2009 2010

6 tháng đầu năm

2011

(1) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU

10,4 9,37 12 8,1

(2) Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

62,9 56,6 71,63 45,1

Tỷ trọng (1) trong (2) (%) 16,5 16,55 16,75 17,96

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Bộ Công thƣơng Việt Nam

EU trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2010. Tổng kim ngạch hai chiều tính đến hết tháng 06/2011 đạt 11,4 tỷ USD tăng 18,94% so với năm 2010. Trong đó xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 đạt 8,1 tỷ USD tăng

30,21% so với cùng kỳ năm 2010, nhập khẩu đạt 3,3 tỷ USD giảm 2,45% so với 6 tháng đầu năm 2010. Nhƣ vậy, xuất siêu của Việt Nam vào thị trƣờng EU 6 tháng năm 2011 là 4,4 tỷ USD. Kết quả đó đạt đƣợc trong bối cảnh có nhiều khó khăn do hàng hoá nhiều nƣớc châu Á có sức cạnh tranh cao vào thị trƣờng EU. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng EU chủ yếu là dệt may, giày dép, thuỷ sản, cà phê, khoáng sản (than đá) và hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động nhƣ: đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ. Với chất lƣợng, mẫu mã và tiêu chuẩn phù hợp với ngƣời tiêu dùng châu Âu.

Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, hàng xuất khẩu sang EU có thêm một số mặt hàng tiêu dùng chất lƣợng cao, thông qua liên doanh, gia công cho các doanh nghiệp EU và từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu Việt Nam. Điều đáng nói là cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng EU trong những năm gần đây đã chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng hàng hoá chất lƣợng cao, thực phẩm sạch, thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chất lƣợng trung bình, hàng nông sản thô... để phù hợp với thị trƣờng tiêu dùng vốn rất khó tính này. Sau khi Việt Nam vào WTO, một số rào cản kỹ thuật, các vụ kiện bán phá giá và những qui định bất bình đẳng trƣớc đây đƣợc bãi bỏ hoặc hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá

nói chung sang EU. 3.1.2.3. Văn hóa- Giáo dục

Ngày 01/09/2005 Hiệp định Tài chính cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại cho dự án “Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam” (SREM) đã đƣợc tiến sĩ Markus Cornaro, Đại sứ, Trƣởng phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam và Bộ trƣởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Minh Hiển ký tại buổi lễ tổ chức tại Hà Nội. Dự án này đƣợc EU tài trợ 12 triệu EUR, Việt Nam đóng góp 2,2 triệu EUR, trong giai đoạn 2006-2009 nhằm phát triển năng lực và phát triển các hệ thống quản lý giáo dục ở Việt Nam. Dự án sẽ tập trung vào các mục tiêu nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ giáo dục ở cấp trung ƣơng và địa phƣơng, tăng cƣờng hệ thống đào tạo quản lý giáo dục, hỗ trợ đổi mới và triển khai Luật Giáo dục, và tăng cƣờng năng lực của các nhà quản lý là nữ giới trong lĩnh vực giáo dục cơ bản.

“Hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo” do EC tài trợ (SMOET). Chƣơng trình này đƣợc triển khai trong giai đoạn 1999-2004, với kinh phí 8 triệu EUR . Một trong những lợi ích lớn nhất của dự án SMOET là việc thể chế hóa Hệ thống Thông tin Quản lý Giáo dục (EMIS) tại 64 tỉnh thành ở Việt Nam.

Ngày 02/07/2009, Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam thông báo: Ủy ban châu Âu vừa thông qua hai đề xuất cho các dự án hợp tác trong chƣơng trình Cửa sổ Hợp tác Mở rộng Erasmus Mundus (EMECW) cho năm học 2009-2010. EU sẽ cấp khoảng 9 triệu EUR cho hai dự án này trong khuôn khổ hệ thống hợp tác khu vực và song phƣơng giữa các tổ chức giáo dục bậc cao tại châu Âu, Đông Nam Á và Trung Á. Những hợp tác này sẽ góp phần vào việc nghiên cứu và giáo dục chung về các vấn đề nhƣ cơ khí, kinh doanh, nông nghiệp, xã hội, đồng thời xây dựng những mô hình và thủ tục cho việc chuyển giao công nghệ và kiến thức và các sáng kiến kinh doanh.

Chƣơng trình EMECW đƣợc khởi xƣớng dành cho châu Á vào năm 2005 bổ sung vào chƣơng trình Erasmus Mundus - chƣơng trình cung cấp các suất học bổng cho các liên doanh, các tổ chức giáo dục bậc cao của châu Âu và các nƣớc thứ ba cho các chƣơng trình đào tạo luân chuyển. Kể từ năm 2004, khoảng hơn 300 sinh viên và giảng viên Việt Nam đã đƣợc nhận học bổng của các chƣơng trình Erasmus Mundus và Cửa sổ Hợp tác Mở rộng Erasmus Mundus.

Ngoài những lĩnh vực hợp tác lớn nói trên, quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam. Riêng giai đoạn 2002-2006, EU đã dành 162 triệu EUR cho các dự án hợp tác với Việt Nam. Năm 2004, EU đã trợ giúp Việt Nam 600.000 EUR để phòng chống dịch cúm gia cầm. Năm 2007 đánh dấu bƣớc phát triển mới trong quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU. Số lƣợt khách du lịch các nƣớc thuộc EU đến Việt Nam tăng nhanh. Tổng số lƣợt khách du lịch từ EU đến Việt Nam đạt trên 600 triệu lƣợt, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 14,2% tổng lƣợt khách du lịch đến Việt Nam, nhƣng cao hơn tốc độ tăng khách du lịch đến từ Hoa Kỳ (tăng 5,9%). Các nƣớc có khách du lịch tăng nhanh là Anh tăng 27,5%; Bỉ tăng 32,5%; LB Đức tăng 32,7%; Italia

tăng 43%; CH Pháp tăng 38,9%; Tây Ban Nha tăng 34,9%; Thuỵ Điển tăng 25%; Thuỵ Sĩ tăng 27%... Thị trƣờng du lịch Việt Nam ngày càng hấp dẫn khách du lịch các nƣớc EU nhờ chất lƣợng du lịch có tiến bộ, hoạt động quảng bá du lịch sang châu Âu nói chung đƣợc Nhà nƣớc và các doanh nghiệp quan tâm. Thêm vào đó tình hình chính trị - xã hội Việt Nam rất ổn định. Kết quả đạt đƣợc tuy có cao hơn năm 2006 nhƣng quy số lƣợng khách EU đến Việt Nam năm 2007 còn quá khiêm tốn, chỉ bằng 14,2% tổng lƣợt khách quốc tế. Bên cạnh một số nƣớc tăng khá cao vẫn còn một số tăng chậm, thậm chí giảm nhƣ Hà Lan giảm 7,2%, nƣớc có lƣợt khách đến Việt Nam nhiều nhất là Pháp cũng chỉ có 183,7 nghìn lƣợt ngƣời.

3.1.2.4. Dự án MUTRAP

Song hành cùng với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam là Dự án Hỗ trợ Thƣơng mại Đa biên - MUTRAP (Mutilateral Trade Assistance Project), một biểu tƣợng của quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.

Dự án Hỗ trợ Chính sách Thƣơng mại Đa biên là Dự án hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thƣơng mại lớn nhất và dài nhất của Liên minh châu Âu dành cho chính phủ Việt Nam, đƣợc khởi đầu với Giai đoạn chuẩn bị (1998-1999), tiếp nối sau đó là các Dự án MUTRAP I (2001-2003), MUTRAP kéo dài (4/2003-3/2004), MUTRAP Bắc cầu (8/2004-11/2004), MUTRAP II (2005-2008) và hiện nay là MUTRAP III (2008-2012).

Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III có ngân sách 10.670.000 EUR , trong đó Liên minh châu Âu tài trợ 10.000.000 EUR và Chính phủ Việt Nam đóng góp 670.000 EUR, đƣợc thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 6/2012.

Dự án đƣợc xây dựng trên cơ sở Chiến lƣợc Quốc gia giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam cho giai đoạn 2007-2013 và phù hợp với Chƣơng trình hành động hậu gia nhập WTO của Chính phủ để thực hiện các cam kết WTO nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc tăng cƣờng năng lực của Bộ Công Thƣơng và các Bộ, ngành hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện chiến lƣợc hội nhập kinh tế quốc tế và thƣơng mại của Việt Nam. Những năm

gần đây, cộng đồng ngƣời Việt tại các nƣớc EU cũng là một cầu nối tích cực trong quan hệ thƣơng mại giữa hai bên. Hàng năm, cộng đồng ngƣời Việt tại EU đã nhập khẩu một lƣợng hàng Việt Nam để bán tại các trung tâm thƣơng mại và các cơ sở kinh doanh của ngƣời Việt tại các nƣớc này.

Hai bên cũng thỏa thuận tăng cƣờng hợp tác, đƣa quan hệ kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai bên, nâng kim ngạch thƣơng mại hai chiều đạt 15 tỷ EUR vào năm 2010, trên cơ sở dự kiến năm nay, con số này sẽ đạt hơn 12 tỷ EUR. EU cũng cam kết sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật để Việt Nam sớm đƣợc công nhận là có nền kinh tế thị trƣờng.

Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Chiến lƣợc hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 với khoản ngân sách trị giá 430 triệu USD tập trung hỗ trợ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự kiến tăng trƣởng thƣơng mại hai chiều vƣợt mức 20% và đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đó là những con số dự báo hết sức ấn tƣợng cho sự phát triển quan hệ Việt Nam-EU.

3.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU TỚI VIỆT NAM

Những điều chỉnh trong chính sách thƣơng mại chung của EU đã có tác động tới hoạt động xuất-nhập khẩu của các nƣớc đang phát triển nói chung và tới quan hệ thƣơng mại Việt Nam-EU nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam hiện nay (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)