Các nhân tố quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 31)

1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh

1.3.1 Các nhân tố quốc tế

Toàn cầu hóa kinh tế, dẫn đến quá trình hội nhập các NH, thực tế cho thấy toàn cầu hóa kinh tế là một phƣơng thức thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập của các quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - NH, qua đó các NHTM đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và thị phần bằng cách vƣơn tới những thị trƣờng vƣợt ra khuôn khổ quốc gia.

Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hội nhập và khả năng phát triển của NHTM là tính đa quốc gia trong phạm vi hoạt động KD. Vì vậy, nhiều NHTM đã mở ra khắp các châu lục bằng nhiều phƣơng thức: mở mới chi nhánh, hợp nhất, sáp nhập, mua lại…quy mô của các NHTM tăng lên đáng kể. Xu hƣớng các NHTM lớn, giàu tiềm lực tài chính tìm cách thâm nhập vào các NHTM nhỏ ở các quốc gia, nơi họ đến để tìm kiếm cơ hội KD. Đây đƣợc xem là giải pháp chủ yếu trong việc thâm nhập thị trƣờng cung cấp dịch vụ NH ở các nƣớc đang phát triển của các NH lớn, tạo ra tính đa quốc gia trong hình thức sở hữu của các NHTM.

Cạnh tranh không giới hạn phạm vi quốc gia mà diễn ra ở khắp châu lục, trong cuộc cạnh tranh này các NHTM ở các nƣớc phát triển, có quy mô lớn và tiềm lực tài chính, giàu kinh nghiệm sẽ có lợi thế hơn các NH ở các nƣớc đang phát triển, nguy cơ bị thôn tính của các NH ở những quốc gia này sẽ tăng, song nó cũng tạo ra những động lực nhất định để các NH có quy mô nhỏ ý thức hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nâng vị thế NH mình.

Ngƣời ta cho rằng tổ chức chính trị quan trọng nhất là Nhà nƣớc chủ quyền, do nó có khả năng phát hành tiền tệ, đánh thuế và đặt ra các luật lệ trong một quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số khía cạnh chính trị quan trọng vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia và tác động không nhỏ đến môi trƣờng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của NHTM nhƣ:

- Mối quan hệ giữa các Chính phủ: Khi mối quan hệ trở nên thù địch thù sự mâu thuẫn giữa hai Chính phủ có thể phá hủy các mối quan hệ kinh doanh giữa hai nƣớc. Nếu mối quan hệ song phƣơng đƣợc cải thiện sẽ thúc đẩy thƣơng mại phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh phát triển, trong đó bao gồm cả lĩnh vực tài chính ngân hàng

- Các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và vận dụng các chính sách biểu lộ nguyện vọng chính trị của các quốc gia thành viên.

- Hệ thống luật pháp quốc tế, những hiệp định và thỏa thuận đƣợc nhiều quốc gia tuân thủ có ảnh hƣởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh quốc tế.

- Bên cạnh đó là các đối thủ nƣớc ngoài, các định chế tài chính quốc tế lớn với tiềm lực mạnh đang đe dọa đến các ngân hàng thƣơng mại Việt nam với tiềm lực nhỏ bé. Các định chế này không chỉ có lợi thế về vốn, công nghệ mà còn với bề dày lịch sử phát triển với kinh nghiệm, chuyên môn hóa và sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ, sẽ có nhiều ƣu thế cạnh tranh.

1.3.2 Các nhân tố trong nước

Thứ nhất, nhóm nhân tố kinh tế

Bao gồm nhóm các nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đồng thời cũng là cơ hội khai thác hấp dẫn đối với các NHTM, các nhân tố bao gồm:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế: nếu tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế cao làm cho thu nhập của dân cƣ tăng nhanh và nhu cầu sử dụng các tiện ích từ sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên, đây là cơ hội cho những NHTM nắm bắt đƣợc nhu cầu này; mặt khác với nguồn thu nhập dồi dào, nhu cầu đầu tƣ của đại bộ phận dân cƣ sẽ tăng lên, và một phần lớn nguồn vốn này sẽ đổ vào ngân hàng nếu biết cách khai thác hiệu quả.

Lãi suất: lãi suất ngân hàng ảnh hƣởng rất lớn đến quyết định đầu tƣ của khách hàng. Khi lãi suất vay ngân hàng càng cao, chi phí đầu tƣ của khách hàng gia tăng do phải trả lãi tiền vay nhiều và ngƣợc lại. Do đó yếu tố này cần đƣợc các NHTM cân nhắc kỹ trong quá trình hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của mình.

Lạm phát: lạm phát làm giảm tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế và gây nhiều biến động trong nƣớc. Do lạm phát, các khách hàng của ngân hàng do không dự đoán trƣớc đƣợc điều gì sẽ xảy ra nên thƣờng có tâm lý hạn chế đầu tƣ vì thế cũng rác động dây chuyền đến hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, ảnh hưởng của quá trình tiến bộ khoa học công nghệ

Thời gian gần đây, cùng với sự hỗ trợ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các NHTM đã đƣa ra thị trƣờng hàng loạt SP dịch vụ tài chính hiện đại, các NHTM đã và đang xúc tiến ứng dụng công nghệ vào hệ thống tự động thay thế cho lao động thủ công hiện nay với mức độ tin cậy, đặc biệt trong lĩnh vực: thanh toán bù trừ; nhận tiền gửi qua máy ATM, hệ thống xử lý, thống kê và tổng hợp các giao dịch hàng ngày.

Những tiến bộ của công nghệ đã hỗ trợ NH xử lý công việc nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút và đáp ứng các nhu cầu KH đồng thời giúp cho NHTM giảm đƣợc chi phí KD, nâng cao vị thế cạnh tranh. Vì thế các NHTM đang ngày càng gia tăng đầu tƣ vào các trang thiết bị và phƣơng tiện hiện đại để dần thay thế những thao tác nghiệp vụ thủ công.

Tuy nhiên, yếu tố con ngƣời vẫn có vai trò quan trọng và mang tính quyết định trong hoạt động KD của NHTM, bởi sự phát triển công nghệ đã giúp cho các NHTM có đƣợc những bƣớc đi dài trong đột phá nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đápứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của KH, phục vụ tốt hơn cho công tác thống kê, phân tích hiệu quả các hoạt động KD, nhƣng những tiến bộ của công nghệ chỉ có thể phát huy, tạo ra những lợi thế vƣợt trội khi có sự quản lý và kiểm soát hiệu quả của con ngƣời.

Thứ ba, ảnh hưởng do nhu cầu đòi hỏi từ phía khách hàng

Xu hƣớng quốc tế hóa hoạt động NH đã đặt các NHTM trƣớc áp lực rất lớn của sự cạnh tranh, không những cạnh tranh giữa các NHTM mà còn cạnh tranh với các tổ chức tài chính phi NH (các Cty tài chính, các quỹ đầu tƣ, các

công ty bảo hiểm, bƣu điện,…), xu hƣớng này sẽ ảnh hƣởng và tác động đến KH của các NH trong tƣơng lai, vì trong KD, mọi DN đều lấy KH làm đối tƣợng và mục tiêu phục vụ, họ đã không ngừng nỗ lực đổi mới và xây dựng mô hình phục vụ hƣớng tới KH, thỏa mãn tối đa các nhu cầu của KH dựa trên các giới hạn chi phí cho phép. Do đó, những đòi hỏi của KH trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM là tất yếu.

Mặt khác, kinh tế càng phát triển, thu nhập và mức sống của ngƣời dân càng nâng cao, nhu cầu của họ đối với SP dịch vụ NH đòi hỏi ngày càng phải hoàn thiện, giá trị gia tăng mang lại từ các SP DV đó ngày càng nhiều, từ nhu cầu thực tế, đòi hỏi các NH phải nhạy bén, cảm nhận thị trƣờng để “bán cái KH cần”. Hơn nữa, trong điều kiện thị trƣờng tài chính phát triển nhƣ hiện nay, các DN lớn có nhiều cơ hội để lựa chọn phƣơng thức tài trợ vốn hơn, thông qua các TCTD phi NH, qua thị trƣờng chứng khoán... và họ phải cân nhắc lực chọn phƣơng án tài trợ nào có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, nhằm mục đích tối đa hóa các lợi ích kinh tế của họ. Sự thay đổi này, sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động NH, các khoản cho vay lớn giảm, các khoản cho vay nhỏ lẻ tăng, chi phí quản lý tăng, rủi ro cũng tăng, phần nào cũng làm ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NH.

Thứ tư, ảnh hưởng từ nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế

Hệ thống NH với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế đã cung ứng một lƣợng vốn khá lớn cho nền kinh tế hàng năm (chiếm khoảng 16% - 18% GDP) và gần bằng 50% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, NH là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế, đây là ngành chịu ảnh hƣởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn, nhƣng cũng là ngành hồi phục trƣớc tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế hồi phục và đi vào ổn định.

Với đặc điểm, hoạt động của các NHTM đồng thời cũng là một trong những công cụ hữu hiệu để NHNN thực hiện điều tiết các chính

sách tiền tệ, vì thế tốc độ tăng trƣởng của các NHTM có ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế và ngƣợc lại. Do vậy, để đảm bảo an toàn, NHNN giám sát các hoạt động của NHTM rất chặt, nhất là mức vốn chủ sở hữu của NHTM, một trong những tiêu chí để đánh giá xếp hạng các NHTM là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, để đạt tỷ lệ này các NHTM đã phải thƣờng xuyên tăng vốn điều lệ bằng nhiều cách (sáp nhập, bán cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại...) điều này đã tạo áp lực làm gia tăng quá trình các NHTM đua nhau tăng vốn điều lệ trong thời gian gần đây.

Cuối cùng, các nhân tố thuộc về môi trường ngành

Các nhân tố này tác động đến môi trƣờng hoạt động của ngân hàng, và vì vậy ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Ngành kinh doanh là ngành hoạt động trong đó bao gồm các ngân hàng cùng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể thay thế lẫn nhau nhằm đáp ứng cùng một nhu cầu căn bản nào đó của ngƣời tiêu dùng.

Theo Michael E.Poter, mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh trong ngành kinh doanh bao gồm:

+ Nguy cơ do các đối thủ mới có tiềm năng gia nhập ngành kinh doanh + Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ cùng hoạt động trong ngành + Khả năng mặc cả của ngƣời mua hàng (Quyền lực của ngƣời mua) + Khả năng mặc cả của ngƣời cung cấp (Quyền lực của nhà cung ứng) + Mức độ thay thế các sản phẩm trong ngành

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là các đơn vị, tổ chức hiện nay chƣa xuất hiện trên thị trƣờng nhƣng có khả năng cạnh tranh trong tƣơng lai. Khả năng cạnh tranh của đối thủ này đƣợc đánh giá qua việc rào cản ngăn chặn việc gia nhập vào ngành, có nghĩa là doanh nghiệp phải tốn kém nhiều hay ít để tham gia vào ngành. Nếu phí tổn gia nhập ngành càng cao, rào cản ngăn chặn việc gia nhập sẽ càng cao và ngƣợc lại. Các rào cản chủ yếu để ngăn chặn sự gia

nhập ngành hoạt động là:

. Tính kinh tế nhờ quy mô . Sự khác biệt hóa sản phẩm . Nhu cầu vốn đầu tƣ tối thiểu

. Các lợi thế đặc biệt của đối thủ hiện có . Chính sách của Nhà nƣớc

Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: là các định chế tài chính đã có vị thế vững chắc trên thị trƣờng cùng ngành kinh doanh, nếu mực cạnh tranh giữa họ càng cao, giá bán sẽ càng giảm, đƣa đến mức lợi nhuận giảm. Do đó, cạnh tranh về giá bán sản phẩm dịch vụ là nguy cơ đối với ngân hàng. Thông thƣờng cƣờng độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại đƣợc quyết định bởi các yếu tố sau:

. Số lƣợng và kết cấu các đối thủ cạnh tranh . Tốc độ tăng trƣởng của ngành

. Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh . Hàng rào cản trở rút lui

Sức ép của nhà cung ứng: Nhà cung ứng trong lĩnh vực ngân hàng chính là những khách hàng(tổ chức, cá nhân) có nguồn vốn dồi dào và có nhu cầu đầu tƣ. Các nhà cung ứng có thế lực mạnh khi họ có những điều kiện sau: nguồn vốn trong xã hội bị giảm bớt bởi những hành vi khác nhƣ đầu tƣ chứng khoán, đầu tƣ bất động sản, khi có nhiều định chế tài chính với các mức giá hấp dẫn khác nhau đem lại nhiều khả năng lựa chọn đối với nhà cung ứng.

Sức ép của khách hàng: khách hàng là từ chỉ chung cá nhân hay tổ chức chấp nhận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Khi khách hàng không bị ràng buộc và có nhiều quyền lựa chọn giữa các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác nhau thì sức ép của khách hàng càng lớn, dẫn

đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng cao.

Sự xuất hiện của các dịch vụ thay thế: những sản phẩm dịch vụ thay thế cũng là một trong những lực lƣợng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp trong cùng ngành. Sự sẵn có của các sản phẩm dịch vụ thay thế trên thị trƣờng là mối đe dọa trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức lợi nhuận của các ngân hàng

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua phân tích chƣơng này, cho thấy sự cần thiết phải hiểu rõ “ta yếu cái gì để khắc phục và biết ngƣời mạnh cái gì để ta có bƣớc chuẩn bị”, nhằm đón nhận cạnh tranh ở thế chủ động hơn. Mặt khác, kinh doanh tiền tệ - NH là một loại hình KD đƣợc đánh giá là hấp dẫn và là một ngành nghề KD có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định và tăng trƣởng kinh tế ở mỗi quốc gia, vì đây là lĩnh vực KD này rất nhạy cảm và chịu tác động bởi nhiều nhân tố (kinh tế, chính trị, xã hội... cả trong và ngoài nƣớc). Trong điều kiện phải thực hiện những cam kết theo lộ trình hội nhập, và trƣớc những thử thách - cơ hội, mà chúng ta không có nhiều lợi thế, các NHTM VN rất cần có những bƣớc chuẩn bị (mặc dù đã muộn) những giải pháp nhằm “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động của các NH trong điều kiện mới” là một vấn đề cấp thiết.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN

2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đại Tín

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần(TMCP) Đại Tín – Trustbank chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi là ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến – ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An, và đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993, trụ sở chính tại số 1 Thị tứ Long Hoà, huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An.

Ngày 17/08/2007, theo quyết địn số 1931/QĐ-NHNN, ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín, theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Việc chấp thuận cho Ngân hàng Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lƣới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Trustbank với mục tiêu phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, hoàn thành mục tiêu đƣa Trustbank trở thành một trong số các ngân hàng có chất lƣợng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam.

Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng mạng lƣới hoạt động, theo quyết định số 1855/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, ngày 21/08/2008, ngân hàng TMCP Đại Tín chuyển địa điểm trụ sở chính đến số 145-147-149 Hùng Vƣơng, phƣờng 2, Thị xã Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)