7. Bố cục của luận văn
3.2. Những giải pháp chủ yếu để doanh nghiệp công nghiệp
3.2.1. Giải pháp chung
Để khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao khả năng mở rộng, phát triển nguồn vốn từ chính kết quả sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng hiện có trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự huy động vốn từ dân cư, các tổ chức tín dụng, thị trường vốn trong và ngoài nước, cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Nghiên cứu và sửa đổi chính sách thuế, đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế. Ưu đãi về thuế áp dụng cho các doanh nghiệp mới đi vào sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp dùng lợi nhuận để tái đầu tư, doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả, doanh nghiệp đầu tư chiều sâu và đổi mới thiết bị, ....
- Xác định và đánh giá lại giá trị tài sản của các doanh nghiệp để có những căn cứ quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và tạo ra các căn cứ pháp lý đối với các doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng thương mại khi phải sử dụng căn cứ này để thế chấp. Hiện nay, việc tạo ra căn cứ thế chấp chậm và chưa có quy định thống nhất đang là những khó khăn nổi cộm đối với các doanh nghiệp trong việc vay vốn.
- Cần có những quy định thống nhất để tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế được quyền sử dụng chủ động và linh hoạt các nguồn vốn, các quỹ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh kịp thời, huy động các nguồn vốn trong nước thông qua các hình thức liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh, phát hành cổ phiếu và trái phiếu, huy động vốn nước ngoài thông qua hình thức góp vốn liên doanh, vay nợ nước ngoài.
- Mở rộng tín dụng trung hạn và dài hạn, giảm dần lãi suất đầu ra của các ngân hàng thương mại để các doanh nghiệp mở rộng được nguồn vốn tín dụng đầu tư, đảm bảo giá mua quyền sử dụng vốn dần dần phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Đồng thời, Nhà nước cần có quy định ràng buộc đối với các ngân hàng thương mại trong việc đảm bảo tỷ lệ tín dụng đầu tư đối với doanh nghiệp, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp cần được khuyến khích đầu tư