Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Kết quả khảo sát về độ tuổi lao động của nhân lực tại chi nhánh Giải Phóng cho thấy số nhân lực có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm phần lớn trong cơ cấu nhân lực chi nhánh với 61,34% , số nhân lực trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm 30,25% và số nhân lực trên 40 tuổi chiếm rất ít với chỉ 7,56%.
Do chính sách tuyển dụng của Trường Hải hướng đến đối tượng nhân lực từ 23 – 30 tuổi nên có thể thấy đội ngũ nhân lực của chi nhánh còn khá trẻ, hầu hết đều vừa ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm. Đây có thể coi là một lợi thế của chi nhánh vì đội ngũ nhân lực trẻ thường có khát khao khẳng định bản thân, có nhiều khả năng sáng tạo, nhiệt tình trong công việc. Tuy vậy, nhân lực trẻ thường thiếu kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết trong công việc nên cần chú trọng đào tạo, huấn luyện để hoàn thiện và phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân sự này.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Giải Phóng
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Giải Phóng giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 1 Doanh thu 278.000 524.547 278.706 246.546 88,69 -245.840 -46,87 2 Chi phí 267.300 502.672 267.499 235.373 88,06 -235.173 -46,78 3 Lợi nhuận trước thuế 10.701 21.874 11.207 11.174 104,42 -10.667 -48,76 4 Thuế TNDN 3.954 7.813 2.802 3.858 97,57 -5.011 -64,14 5 Lợi nhuận sau thuế 6.746 14.061 8.406 7.315 108,43 -5.656 -40,22
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Trong 3 năm từ 2010 – 2012, tình hình kinh doanh của chi nhánh có nhiều biến động.
Doanh thu năm 2011 tăng 88,69% so với năm 2010 lên 524,547 tỷ đồng. Năm 2012 đánh dấu sự sụt giảm rõ rệt về tình hình kinh doanh của chi nhánh. Doanh thu giảm 46,87% so với năm 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và các chính sách thuế phi tăng cao tác động mạnh lên thị trường ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, với nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân lực trong chi nhánh nên tình hình kinh doanh của chi nhánh vẫn rất khả quan với mức lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2010 – 2012 đều trên 10 tỷ đồng, đặc biệt năm 2011 với mức lợi nhuận trước thuế đạt trên 21 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động của chi nhánh có sự biến động đặc biệt vào năm 2011 với giá trị 502,67 tỷ đồng tăng 88,06% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2011 chi nhánh Giải Phóng chính thức được khởi công nâng cấp theo tiêu chuẩn nhận diện mới nhất của Kia Motors theo tiêu chuẩn toàn cầu, do đó chi phí cho các hoạt động đầu tư, xây dựng của chi nhánh tăng mạnh.
Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh có mức tăng trưởng nhất định. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 6,75 tỷ đồng, năm 2011 tăng trưởng mạnh với lợi nhuận sau thuế đạt trên 14 tỷ đồng tăng 108,43% so với 2010. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 8,4 tỷ đồng giảm 40,22% so với năm 2011.
Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh qua các năm đều ở mức dương trên 10 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng trưởng dương chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh được vận hành tốt. Với những kết quả đã đạt được, showroom Kia Giải Phóng đã một lần nữa khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh trên thị trường Việt Nam của Thaco Kia trong việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt nhất.
2.2. Thực trạng chính sách đãi ngộ nhân lực tại chi nhánh Giải Phóng
Chính sách đãi ngộ nhân lực tại chi nhánh Giải Phóng cũng giống như mọi chính sách đãi ngộ tại các chi nhánh khác của Trường Hải. Chính sách đãi ngộ này được ban hành bởi hội đồng quản trị của chi nhánh và được áp dụng trong toàn tập đoàn bao gồm đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính.
2.2.1. Chính sách đãi ngộ tài chính 2.2.1.1. Đãi ngộ tài chính trực tiếp 2.2.1.1. Đãi ngộ tài chính trực tiếp a. Lƣơng
Các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm, trả lương theo thời gian. Hầu hết, các doanh nghiệp ngoài nhà nước đều sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm nhằm khuyến khích năng lực nhân viên.
Trường Hải áp dụng chính sách trả lương theo thời gian. Tiền lương hàng tháng của nhân lực chi nhánh là khoản lương cố định được trả dựa theo năng lực và thời gian làm việc của nhân lực tại chi nhánh (chưa bao gồm các khoản thưởng, phụ cấp). Chi nhánh thực hiện trả lương cho nhân lực vào các ngày mồng 8 hàng tháng.
Cách tính tiền lƣơng hàng tháng tại chi nhánh TLcđ = TL0 × Hhsl
TL0: Mức lương cố định hàng tháng theo kỳ đánh giá gần nhất.
Hhsl: Hệ số lương của nhân lực phụ thuộc vào số ngày làm việc đủ trong tháng theo quy định; thâm niên công tác; quá trình phấn đấu làm việc của người lao động trong năm.
Thông qua công thức tính lương trên, có thể thấy hệ số Hhsl là hệ số quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới mức lương của người lao động trong chi nhánh. Mỗi một nhân lực làm việc trong chi nhánh sẽ có 1 hệ số lương riêng. Cách tính hệ số lương như sau:
Hhsl = Hđg×Ttháng
Hđg: Hệ số đánh giá nhân lực phụ thuộc vào kết quả làm việc của nhân lực đó. Trong 1 năm chi nhánh sẽ có 2 đợt thực hiện điều chỉnh lương dựa trên kết quả đánh giá mỗi cá nhân. Mỗi đợt đánh giá có thể tăng lương cho lao động từ 5 – 15% tùy vào thành tích làm việc mỗi cá nhân.
Ttháng: Tỷ lệ số ngày làm việc trong tháng của nhân lực
Ttháng = Số ngày nhân lực đi làm theo đúng quy định của chi nhánh Tổng số ngày làm việc trong tháng của chi nhánh
Công thức chung tính lương tháng của nhân lực chi nhánh là:
TLcđ = TL0× Hđg×Ttháng
VD: Một NVKD A bắt đầu làm việc tại chi nhánh Giải Phóng được 2 năm. Mức lương tháng cố định kỳ đánh giá gần nhất của A là 5 triệu đồng. Trong kỳ đánh giá vừa rồi A được điều chỉnh tăng lương 5% do hoàn thành tốt chỉ tiêu công việc. Trong tháng 5, A đi làm đầy đủ theo quy định 100% số ngày làm việc và có lịch trực showroom 1 ngày chủ nhật trong tháng. Số ngày làm việc theo quy định trong tháng 5 là 26 ngày.
Tiền lương cố định của A trong tháng 5 là:
TLcđ = TL0 × Hhsl = 5.000×5%×1= 5.250 (ngàn đồng)
Chính sách nâng lƣơng cho nhân lực
Căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh, hàng năm chi nhánh thường lập kế hoạch và tổ chức đánh giá nhân lực làm cơ sở điều chỉnh lương cho nhân lực làm việc trong chi nhánh.
Điều kiện đánh giá tăng lương của chi nhánh được quy định tương đối khắt khe, dựa vào các tiêu chí như: số ngày làm việc hành chính của CBCNV, thành tích làm việc. Nếu được xét loại khá trở lên để được tăng lương khi nhân viên đó nghỉ không quá 08 ngày phép/năm (1 năm được nghỉ 12 ngày phép). Trong trường hợp nhân viên hoàn thành tốt chỉ tiêu công việc được giao của năm nhưng nghỉ quá nhiều cũng không đủ điều kiện xếp loại khá. Số lần được tăng lương và tỷ lệ % tăng lương phụ thuộc rất nhiều vào 2 lần đánh giá trong năm. Tuy nhiên không phải lúc nào nhân viên cũng được tăng lương sau mỗi lần đánh giá.
Thực trạng trả lƣơng tại chi nhánh
Bảng 2.3: Mức lƣơng trung bình tháng của nhân lực tại chi nhánh Giải Phóng năm 2013
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Phòng KD Phòng sửa chữa – dịch vụ Phòng kế toán – tài chính Phòng hành chính – nhân sự Trung bình Mức lương trung bình 7,3 5,6 6,5 4,7 5,9
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tại chi nhánh Giải Phóng Theo kết quả phỏng vấn mức lương trung bình của nhân lực năm 2013 tại chi nhánh Giải Phóng khoảng 5,9 triệu đồng/người/tháng. Trong đó mức lương cao nhất thuộc về nhân sự phòng kinh doanh với mức lương trung bình 7,3 triệu đồng/tháng, tiếp đến là phòng kế toán – tài chính với 6,5 triệu đồng/tháng, thấp nhất là phòng hành chính – nhân sự với 4,7 triệu đồng/tháng. Phòng kinh doanh là phòng trực tiếp đem lại phần lớn doanh thu cho chi nhánh, đồng thời áp lực làm việc, mức khoán doanh số của phòng kinh doanh là lớn nhất, do đó mức đãi ngộ cho vị trí NVKD là cao nhất. Thông thường, một nhân viên kinh doanh khi được tuyển vào chi nhánh có mức lương cao hơn các vị trí khác trong chi nhánh (mức lương khởi điểm của nhân viên kinh doanh trung bình là 5 triệu đồng/tháng). Phòng hành chính nhân sự bao gồm nhiều vị trí: bảo vệ, nhân viên vệ sinh .... Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là duy trì công tác hành chính, duy trì kỷ luật cho nhân sự trong chi nhánh, không có
mức khoán doanh số do đó mức lương trung bình của nhân sự phòng này thấp hơn các phòng khác.
Bảng 2.4: Mức lƣơng trung bình tháng đối với các vị trí lãnh đạo tại chi nhánh năm 2013
Đơn vị: triệu đồng
STT Chức vụ, vị trí làm việc Mức lƣơng trung bình tháng
1 GĐ Chi nhánh 20 2 PGĐ Chi nhánh 17 3 PGĐ Chi nhánh 15 4 TP Kinh doanh 12 5 TP Sửa chữa – dịch vụ 13 6 TP Hành chính – nhân sự 11 7 TP Kế toán 13 Trung bình 14,43
Nguồn: Kết quả phỏng vấn tại chi nhánh Giải Phóng Kết quả điều tra cho thấy mức lương của các quản lý trong chi nhánh có sự khác biệt khá lớn so với mức lương trung bình của các nhân viên trong chi nhánh. Mức lương trung bình của khối quản lý tại chi nhánh Giải Phóng là 14,43 triệu đồng/tháng gấp 2,45 lần mức lương trung bình của nhân viên trong chi nhánh. Nếu tính thêm cả mức phụ câp trách nhiệm, có thể thấy thu nhập của các quản lý trong chi nhánh còn cao hơn nhiều. Qua đó có thể thấy, chính sách đãi ngộ nhân lực của Trường Hải hướng chú trọng đến nhân lực có chất lượng làm việc tại chi nhánh, bên cạnh đó, đãi ngộ tài chính cao và chính sách thăng tiến rộng mở tạo động lực cho nhân lực trong chi nhánh có mục tiêu để cố gắng phấn đấu và làm việc hiệu quả.
Đánh giá về chính sách chi trả lương tại chi nhánh có 72,92% số người được phỏng vấn đánh giá hài lòng về mức lương hiện tại; có 14,58% đánh giá bình thường; có 12,5% đánh giá không hài lòng và cho rằng điều kiện tăng lương hiện tại mang nặng tính hành chính, chưa kích thích được động lực làm việc của nhân viên
(PL2-B1). Chính sách lương của chi nhánh chủ yếu dựa vào kết quả làm việc của nhân lực chi nhánh nên phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người lao động, kích thích được khả năng làm việc của nhân lực.
b. Thƣởng
Chi nhánh Giải Phóng không xây dựng chính sách thưởng theo doanh số hàng tháng, hàng quý mà chỉ có chính sách thưởng vào các dịp lễ, tết cụ thể như sau:
+ Vào dịp tết dương dương lịch hàng năm, mức thưởng cố định là 500 ngàn đồng/người đối với nhân viên và 1 triệu đồng/người đối với lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng trở lên. Mức thưởng này có thể được điều chỉnh tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh trong năm.
+ Vào dịp tết âm, mức thưởng cho mỗi cá nhân tương ứng với 1 tháng lương. Mức thưởng này phụ thuộc vào mức lương tháng của từng người, và cũng phụ thuộc chủ yếu vào kết quả làm việc của mỗi cá nhân trong năm.
Đánh giá về chính sách thưởng của chi nhánh có 25% số người được phỏng vấn đánh giá hài lòng; có 33,33% đánh giá bình thường; có 41,67% đánh giá không hài lòng và cho rằng chính sách thưởng của chi nhánh còn nhiều bất cập, chưa kích thích được động lực làm việc của nhân viên (PL2-B1).
Có thể thấy nhân lực chi nhánh đánh giá không lạc quan về chính sách thưởng của chi nhánh với chỉ 25% số người được phỏng vấn đánh giá hài lòng. Ban lãnh đạo chi nhánh chưa chú trọng xây dựng chính sách thưởng như một công cụ quan trọng để tạo động lực làm việc cho nhân lực. Chính sách thưởng của chi nhánh Giải Phóng nói riêng hay của cả tổng chi nhánh Trường Hải nói chung mới chỉ được xây dựng một cách giản đơn và chưa có nhiều tác dụng trong việc kích thích, thúc đẩy nhân lực làm việc tốt hơn. Đặc thù là một chi nhánh chuyên doanh và sản xuất ô tô, Ban lãnh đạo chi nhánh cần chú trọng xây dựng một chính sách thưởng linh hoạt, phù hợp với nhân lực hướng tới nâng cao năng suất, thành tích công việc của nhân lực đảm bảo tính công bằng và cân đối.
c. Cổ phần
Để khuyến khích nhân lực làm việc, cống hiến và gắn bó lâu dài với Trường Hải cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân lực đối với chi nhánh. Trường Hải xây dựng chính sách ưu tiên mua cổ phần của công ty cho nhân lực làm việc cho công ty từ 5 năm trở lên. Chính sách này có tác dụng giúp người lao động có cơ hội trực tiếp trở thành những cổ đông của công ty, những người sẽ làm việc và cống hiến cho công ty với trách nhiệm và tinh thần cao hơn, xây dựng công ty trở thành một tập thể lớn mạnh và gắn bó. Đồng thời chính sách ưu đãi quyền mua cổ phần sẽ giúp doanh nghiệp huy động được thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ cá nhân để tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, giảm phần nào đó cơ cấu vốn vay cho công ty.
Điều kiện ƣu tiên mua cổ phần của công ty:
Nhân lực làm việc cho công ty từ 5 năm trở lên, không kể thời gian thử việc
Quyền lợi của nhân lực đƣợc ƣu tiên mua cổ phần của công ty:
+ Được mua cổ phần với giá ưu đãi bằng 50% giá bán cho cổ đông hiện hữu + Được chia cổ tức hàng năm theo kết quả kinh doanh của công ty và hưởng các quyền lợi như một cổ đông ưu đãi của công ty.
Đánh giá về chính sách đãi ngộ về cổ phần của doanh nghiệp có 52,08% số người được phỏng vấn hài lòng; 31,25% đánh giá bình thường và 16,67% đánh giá không hài lòng và cho rằng điều kiện về thâm niên làm việc để được mua cổ phần đưa ra là quá dài và chỉ các cấp lãnh đạo mới có thể tiếp cận được chính sách này.
2.2.1.2. Đãi ngộ tài chính gián tiếp a. Phụ cấp
Phụ cấp là khoản tiền bổ sung cho lương, góp phần làm tăng thêm thu nhập, bù đắp hao tổn về tinh thần, sức khỏe mà người lao động phải bỏ ra do điều kiện công việc đem lại mà lương vẫn chưa tính hết.
Chính sách phụ cấp cho nhân lực của chi nhánh khá đa dạng, bao gồm nhiều chính sách phụ cấp khác nhau. Các khoản phụ cấp cho nhân lực của chi nhánh được chi trả vào ngày 20 hàng tháng.
+ Phụ cấp bữa ăn giữa ca
Chi nhánh thực hiện hỗ trợ chi phí bữa trưa trị giá 20.000 đồng/ngày cho toàn bộ nhân lực trong chi nhánh.
+ Phụ cấp công việc
Phụ cấp điện thoại được áp dụng cho nhân viên kinh doanh và các lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng trở lên trong chi nhánh. Cụ thể như sau:
Phụ cấp điện thoại cho nhân viên kinh doanh mức 200.000 đồng/tháng. Phụ cấp điện thoại cho trưởng, phó phòng ban mức 300.000 đồng/tháng. Phụ cấp điện thoại cho giám đốc, phó giám đốc chi nhánh mức 500.000 đồng/tháng.
+ Phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp trách nhiệm chỉ áp dụng cho lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng trong