1.2.1. Trung Quốc
Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới, bằng những chính sách và biện pháp thích hợp, Trung Quốc đã thu được những thành tựu lớn trong việc thu hút và thực hiện dự án, giải ngân vốn FDI, nhất là sau khi gia nhập WTO [18, tr.23]. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách về thu hút và hỗ trợ thực hiện dự án FDI của Trung Quốc thời gian qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam.
Để đạt được những thành tựu trên, chính phủ Trung Quốc đã liên tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách về ĐTNN, kết hợp cả chính sách thu hút và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân vốn FDI.
Hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp, ngoài ba hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu là DNLD, doanh nghiệp hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp sở hữu nước ngoài, Trung Quốc còn ban hành một số hình thức khác, có tính đặc thù cho từng lĩnh vực, như: (i) hình thức hợp tác phát triển áp dụng trong khai thác dầu khí và mỏ tự nhiên; (ii) hình thức BOT áp dụng trong phát triển cơ sở hạ tầng; (iii) công ty đầu tư, nhằm khuyến khích các tập đoàn lớn của nước ngoài phát triển các dự án đầu tư; hiện đây là hình thức được nhiều nhà ĐTNN quan tâm; (iv) công ty cổ phần đầu tư nước ngoài, đây là công ty được thành lập mới, hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa [18, tr.28].
Trung Quốc thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư, trong đó Trung Quốc đã cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần. Hơn nữa, hình thức M&A đã được Trung Quốc nghiên cứu áp dụng trong thời gian
qua. Với chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc lại các dự án FDI trong quá trình thực hiện.
So với Việt Nam, sự hấp dẫn hơn trong các hình thức FDI của Trung Quốc ở chỗ (i) ba hình thức cơ bản của Trung Quốc đều là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, trong khi hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam chưa được phép thành lập pháp nhân mới1
. Đây là quy định mà rất nhiều nhà ĐTNN mong muốn Việt Nam sửa đổi, vì hạn chế khả năng khuyếch trương uy tín của họ trên thị trường Việt Nam, do phải mượn tư cách pháp nhân của đối tác Việt Nam; (ii) Trung Quốc đã nhanh chóng ban hành hình thức công ty cổ phần đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập mới, hoặc các công ty TNHH chuyển thành công ty cổ phần đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, ở Việt nam, sau hơn 20 năm thu hút FDI, mới đang cho thí điểm cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn FDI. Vì vậy, thời gian qua, có rất nhiều dự án FDI gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện muốn thay đổi chủ đầu tư, tái cơ cấu vốn…nhưng không thể thực hiện được, hoặc phải qua các thủ tục phiền hà.
Trung Quốc thực hiện giá cả dịch vụ không phân biệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tiếp đến, từ tháng 1 năm 1998, Trung Quốc bãi bỏ thuế nhập khẩu và thuế VAT, khi nhà đầu tư cung ứng thiết bị máy móc cho các công trình có vốn ĐTNN. Tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực khá nhạy cảm, như tài chính, bảo hiểm, viễn thông, du lịch và ngoại thương. Với quy định này đã góp phần thu hút một lượng vốn FDI đáng kể vào phát triển các ngành dịch vụ, đồng thời là cơ sở gia tăng tỷ lệ giải ngân ở Trung Quốc [18, tr.37].
Trung Quốc thực hiện cải cách chính sách thuế theo hướng khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp có vốn FDI ở Trung Quốc phải chịu các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập từ đất, thuế tài nguyên, thuế bất
1
Provisions on the Establishment of Investment Companies with Foreign Investment (13th Feb, 2004) of the People’s Republic of China
động sản. Ví dụ, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Trung Quốc thực hiện 3 mức thuế khác nhau, thuế suất thấp nhất 15% đối với các dự án đầu tư vào các đặc khu kinh tế, các khu công nghệ cao, và đầu tư vào các ngành thuộc diện “khuyến khích đầu tư”; 24% đối với ác dự án ở vùng kinh tế mở duyên hải và các thành phố của các địa phương, còn mức thuế suất bình quân là 33% [21,tr.37]. Như vậy, so với các quy định trước đây và hiện nay của Việt Nam thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam vẫn thấp hơn mức 28%. Ngoài ra, Trung Quốc còn khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo ngành, theo vùng. Trung Quốc áp dụng phương châm “2 miễn 3 giảm” đối với các dự án bình thường. Đối với các dự án đầu tư vào miền Trung và miền Tây, hoặc các dự án đầu tư vào các ngành công nghệ cao, Trung Quốc có thể thực hiện miễn thuế 5 năm và giảm tiếp 50% từ 3 đến 6 năm tiếp theo. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thực hiện miễn giảm thuế nhập khẩu và thuế VAT trong một số trường hợp nhất định.
Đối với doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào thời kỳ mở cửa2
, và có thời hạn liên doanh từ 10 năm trở lên, sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 1 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Đối với các dự án thuộc loại khuyến khích thì được hưởng ưu đãi hơn, tức là miễn 2 năm và giảm 50% cho 3 năm tiếp theo. Ngoài chế độ miễn thuế nhập khẩu đối với những thiết bị vật tư đưa vào thực hiện dự án đầu tư, chính phủ Trung Quốc còn cho phép giảm từ 5% đến 25% thuế hải quan đối với vật tư nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu. Đối với các dự án đầu tư vào các ngành xây dựng, giao thông, thông tin liên lạc được miễn thuế thu nhập 5 năm và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo.
Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án, giải ngân vốn FDI, chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp khác nhau, cụ thể là:
+ Góp vốn và tái đầu tư: nhà ĐTNN có thể góp vốn bằng những hình thức khác nhau như ngoại tệ mạnh, máy móc, thiết bị, quyền sở hữu công nghiệp, công nghệ độc quyền với giá xác định. Hơn nữa, nhà ĐTNN có thể sử dụng lợi nhuận bằng đồng nhân dân tệ của tất cả các doanh nghiệp có vốn FDI kinh doanh trên lãnh thổ
Trung Quốc để tái đầu tư. Các nhà ĐTNN không chỉ sử dụng lợi nhuận của bản thân doanh nghiệp mình để tái đầu tư, mà còn có thể sử dụng lợi nhuận của các doanh nghiệp khác, miễn là thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Trung Quốc.
+ Sử dụng đất: Trung Quốc coi đất đai là sở hữu của nhà nước. Vì vậy, các nhà ĐTNN có thể nhận các quyền sử dụng đất, nhưng không phải là quyền sở hữu đối với đất đai. Đối với các doanh nghiệp trong nước, quyền sử dụng đất được xác định thông qua 3 cách thức là cấp đất, thuê đất và thậm chí có thể mua đất. Đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, quyền sử dụng đất được xác lập thông qua 2 cách, hoặc là bên Trung Quốc góp và thuê đất; hoặc là qua chuyển nhượng doanh nghiệp, chứ không được phép mua bán. Các doanh nghiệp có vốn FDI có quyền được sử dụng đất trong thời hạn tối thiểu 40 năm và tối đa 70 năm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất cho dự án. Các nhà ĐTNN có quyền thế chấp đất tại các tổ chức tín dụng để huy động vốn nhưng phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kí hợp đồng thế chấp.
+ Tuyển chọn và sử dụng lao động: nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Trung Quốc buộc các doanh nghiệp FDI phải chấp hành nghiêm chỉnh bộ luật lao động của nước chủ nhà. Nhất thiết các doanh nghiệp FDI phải ký hợp đồng lao động với công nhân trong một thời gian nhất định sau ngày được tuyển dụng. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh, các nhà ĐTNN ở Trung Quốc có thể tự quyết thời gian, quy mô, điều kiện và phương thức tuyển dụng; có quyền tuyển lao động trực tiếp mà không phải tuyển qua cơ quan quản lý lao động của địa phương, bởi vậy họ có thể chủ động trong tuyển dụng lao động. Chỉ trong trường hợp tuyển dụng lao động là người nước ngoài, các nhà ĐTNN phải nộp đơn xin phép lên cơ quan quản lý Lao động và An ninh xã hội của địa phương. Giấy phép tuyển dụng đối với lao động nước ngoài là bắt buộc.
+ Quyền hạn của các dự án FDI: doanh nghiệp FDI có toàn quyền quyết định về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các nhà ĐTNN áp dụng các biện pháp quản lý khoa học tiên tiến trên
thế giới. Trong phạm vi kinh doanh được phê duyệt, các nhà ĐTNN có quyền tự quyết định về lập kế hoạch kinh doanh, tăng huy động và sử dụng vốn, mua nguyên liệu sản xuất, thành lập văn phòng và số lượng lao động. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các nhà ĐTNN chủ động trong việc tái cơ cấu và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp khi cần thiết, kể từ khi triển khai cho đến khi vận hành dự án FDI.
+ Quản lý ngoại hối: các doanh nghiệp có vốn FDI có thể tiếp nhận các dịch vụ bảo đảm cung ứng tiền mặt, các khoản vay bằng nhân dân tệ theo một số điều kiện nhất định theo quy định. Ngoài ra, để bảo đảm chủ động ngoại tệ trong kinh doanh, doanh nghiệp có vốn FDI còn được vay nước ngoài, phát hành trái phiếu ngoại tệ và các công cụ nợ khác, nhưng phải đăng ký. Quy định này đã cho phép các nhà ĐTNN chủ động trong việc huy động vốn để thực hiện dự án.
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể sử dụng ngoại tệ để tái đầu tư, hoặc chuyển lợi nhuận và các khoản chi phí khác bằng ngoại tệ về nước, nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý ngoại hối. Đối với Việt Nam, cũng cho phép các nhà ĐTNN mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, nhưng vẫn chỉ là tài khoản vốn vay, chứ không phục vụ mục đích giao dịch kinh doanh. Đây chính là điểm thông thoáng trong Luật ĐTNN của Trung Quốc so với Việt Nam. Để quản lý chặt chẽ sự di chuyển của nguồn ngoại tệ, Trung Quốc quy định khi chuyển nhượng vốn cần có sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước về quản lý ngoại hối.
Nhìn chung, Trung Quốc đã tạo ra một MTĐT khá thuận lợi và ổn định cho các nhà ĐTNN, tạo cho họ có lòng tin đầu tư dài hạn tại Trung Quốc. Nhờ có các quy định thông thoáng trong quá trình thực hiện dự án, nên Trung Quốc đã thu hút được lượng vốn lớn, với các hình thức đa dạng và nhiều đối tác mạnh, tiềm năng.
1.2.2. Thái Lan
Thái Lan là một trong những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Thái Lan đã đạt được tốc độ phát triển nhanh trong khu vực. Trong sự phát triển đó có sự đóng góp của nguồn vốn FDI. Chính phủ Thái Lan đã kết hợp hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI với chiến lược công nghiệp hóa theo từng thời kỳ.
Để có thể triển khai các dự án FDI nhanh, thuận lợi và có chất lượng, Thái Lan luôn có những chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn đầu tư trong nước cùng tham gia đầu tư với các dự án FDI.
Chính sách thu hút FDI của Thái Lan được đánh giá là một trong những nước có chính sách khá thông thoáng và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Thái Lan đã kí hiệp định Bảo hộ đầu tư với 21 quốc gia và kí Hiệp định tránh đánh thuế trùng với hơn 40 nước, đã có tác động khuyến khích các nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư lâu dài tại Thái Lan.
Ở Thái Lan, mọi quyết định đầu tư phải qua UB Đầu tư Thái Lan - BOI, với một quy trình xét duyệt và thu hút FDI rõ ràng, áp dụng cho cả nước. Thái Lan chia ra ba khu vực thu hút FDI, trong đó nhà đầu tư muốn tham gia các dự án ở Băng Cốc chỉ được hưởng ít khuyến khích và chính sách thuế cao hơn, trong khi các khu vực ngoài Băng Cốc sẽ được hưởng nhiều khuyến khích hơn. Họ đưa ra quy tắc thống nhất, mỗi tỉnh không thể áp dụng một chính sách thuế riêng rẽ, hoặc đưa ra ưu đãi, trợ cấp nhất định để thu hút FDI.
Hình thức đầu tư: Chính phủ Thái Lan bán dần các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân, đây là một yếu tố góp phần đa dạng hóa các hình thức FDI tại Thái Lan. Hình thức FDI phổ biến nhất ở Thái Lan là hình thức liên doanh. Chính phủ khuyến khích các công ty của người Thái, người Thái gốc Hoa liên doanh với các công ty của Mỹ, Nhật Bản, và nước khác để triển khai thực hiện đầu tư ở Thái Lan. Ngoài ra, hình thức sở hữu 100% vốn FDI được Thái Lan chấp nhận. Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Thái Lan cũng áp dụng hình thức BOT. Việc đa dạng hóa hình thức đầu tư cũng là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của MTĐT ở Thái Lan [45, tr.1].
Đất đai: về nguyên tắc người nước ngoài không được phép sở hữu về đất đai. Tuy nhiên, vẫn tồn tại ngoại lệ cho người nước ngoài được phép mua bán bất động sản, trong đó có đất. Như vậy, khác với các nước khác, ở Thái Lan ngoài việc thuê đất, bên Thái Lan góp vốn bằng đất, các nhà ĐTNN mua đất để thành lập doanh nghiệp có vốn FDI. Với quy định này cho phép các nhà ĐTNN yên tâm bỏ vốn đầu tư lâu dài tại Thái Lan.
Lao động: tuy Thái Lan cho phép các dự án FDI có quyền tuyển dụng lao động trực tiếp, nhưng do chính phủ chưa có chiến lược dài hạn về đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, nên hầu hết các vị trí điều hành chủ chốt vẫn do người nước ngoài đảm nhận. Nhiều nhà ĐTNN cho rằng: vì chưa có đủ các nhà quản lý Thái Lan hội đủ năng lực đảm trách chức vụ cao. Các nhà ĐTNN phải tốn kém trong việc đào tạo và đào tạo lại. Một trong những hạn chế quan trọng nhất mà Thái Lan gặp phải là tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lực lưỡng kỹ sư và công nhân lành nghề trong nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do Thái Lan chỉ tập trung vào đào tạo tiểu học và đại học, chưa quan tâm thích đáng đến chất lượng giáo dục phổ thông và trung học dạy nghề. Ngoài số học sinh học lên đại học, số học sinh không được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao.
Thủ tục tuyển dụng lao động: Thái Lan không có quy định riêng về thủ tục tuyển dụng lao động. Các dự án FDI có thể tự quyết định thời hạn, các điều khoản, điều kiện và phương thức, cũng như số lượng tuyển dụng. Nếu một doanh nghiệp tuyển trên 10 lao động, thì phải lập nội quy lao động bằng tiếng Thái. Đối với tất cả lao động là người nước ngoài phải xin giấp phép lao động tại Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội. Thủ tục cấp phép cho lao động nước ngoài rất phức tạp. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, các nhà ĐTNN có thể thuê “trung tâm dịch vụ một cửa” để xin cấp phép lao động.
Quản lý ngoại hối: mọi giao dịch liên quan đến ngoại hối như việc chuyển tiền vào để góp vốn đều phải được tiến hành thông qua các tổ chức tài chính tín dụng