Thực trạng cơ sở vật chất ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch ở Việt Nam (Trang 55 - 59)

3.1. Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch và nhu cầu thu hút FDI trong

3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất ngành du lịch

3.1.2.1. Cơ sở lưu trú

Trong kinh doanh du lịch, cơ sở lƣu trú là một phần quan trọng. Đó là những khách sạn, motel, bungalow, làng du lịch hoặc những biệt thự nhỏ. Bộ phận quan trọng nhất trong cơ sở lƣu trú là khách sạn. Từ năm 1996-1997, số lƣợng khách sạn trong cả nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ khủng hoảng thừa. Tuy lƣợng buồng phòng tăng mạnh nhƣng nhìn chung hệ thống khách sạn Việt Nam còn bị phân tán, không đồng bộ, mang tính chất nhỏ. Chỉ có khoảng 2% số khách sạn có qui mô trên 100 phòng, còn lại số khách sạn có qui mô dƣới 20 phòng chiếm 70%. Vì vậy, không chỉ gặp khó khăn khi đón tiếp và phục vụ các phái đoàn khách lớn, ngành khách sạn còn rất hạn chế trong việc bổ sung, khai thác các dịch vụ cũng nhƣ nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Với tổng số 3.267 cơ sở lƣu trú trong phạm vi cả nƣớc thì chỉ có 850 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên với tổng số khoảng 20.000 phòng chiếm tỉ lệ 30% tổng số phòng khách sạn trong cả nƣớc, trong đó chủ yếu là khách sạn 1 - 2 sao.

Số khách sạn có trang thiết bị nội thất khá, vệ sinh đảm bảo chỉ chiếm 30%, lƣợng phòng trong từng khách sạn nhỏ (dƣới 10 phòng) lại thiếu các dịch vụ bổ sung nên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng. Số khách sạn này chủ yếu của tƣ nhân và phân bố đều trong cả nƣớc.

Còn lại khoảng 34% tổng số buồng phòng khách sạn đã xuống cấp, thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh, trang thiết bị thiếu đồng bộ. Loại khách sạn này chủ yếu thuộc các nhà nghỉ hoặc khách sạn ở địa phƣơng mà du lịch chƣa phát triển, vị trí không thuận lợi. Số phòng của khách sạn này chủ yếu phục vụ khách nội địa và du lịch “Ba lô” loại khách không có khả năng thanh toán cao. Đứng trƣớc tình hình trên, việc đầu tƣ nâng cao chất lƣợng khách sạn là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay có trên 14.200 cơ sở lƣu trú với 320.000 buồng lƣu trú, trong đó số buồng khách sạn 3-5 sao đạt 21%; trên 1250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa; các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo nâng cấp phục vụ khách du lịch ở hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Đặc biệt, trong năm 2013, 2014 với sự ra đời của hàng loạt cơ sở lƣu trú( khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp 4-5 sao với quy mô lớn nhƣ: Grand Plaza Hà Nội, Novotel, Havana, Intercontinental, The Grand Hồ Tràm Strip, Mƣờng Thanh, Marion, Laguna,.. đã góp phần làm cho diện mạo ngành du lịch Việt Nam thay đổi căn bản với những tín hiệu tích cực.

3.1.2.2. Các cơ sở ăn uống

Cùng với sự gia tăng khách du lịch cũng nhƣ các cơ sở lƣu trú, các cơ sở ăn uống ở Việt Nam cũng phát triển nhanh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có phòng ăn, quầy bar... không chỉ phục vụ khách nghỉ ở khách sạn mà còn cả khách bên ngoài. Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đồ uống đƣợc quan tâm thích đáng. Tuy nhiên, chỉ ở vài khách sạn lớn mới có y tế kiểm tra vệ sinh thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là đồ uống pha chế, còn hầu hết các cơ sở ăn uống khác vấn đề này đang bị buông lỏng.

3.1.2.3. Hệ thống giao thông vận tải

Giao thông vận tải có tầm quan trọng đặc biệt đối với du lịch. Nhƣng trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta chƣa phát triển, nguồn vốn tích luỹ chƣa nhiều nên hệ thống giao thông của nƣớc ta còn nhiều hạn chế.

Hệ thống đƣờng bộ ở nƣớc ta tƣơng đối kém so với khu vực, 47% là đƣờng xấu, chỉ có khoảng 7% chiều dài đƣờng quốc lộ là tƣơng đối tốt. Mật độ đƣờng sắt của chúng ta cao hơn các nƣớc Đông Á nhƣng chủ yếu phát triển ở miền Bắc, chất lƣợng đƣờng xấu. Giao thông đƣờng hàng không còn

chƣa phát triển, giá cả còn cao. Đối với giao thông đƣờng thuỷ, các cảng biển phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Trung trong khi lƣợng khách chủ yếu lại tập trung ở miền Bắc và miền Nam. Hơn nữa, hàng năm lại thƣờng có lũ đột ngột, hạn hán kéo dài nên khai thác giao thông đƣờng thủy của nƣớc ta đạt hiệu quả chƣa cao.

3.1.2.4. Hệ thống thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc mấy năm gần đây đã có những bƣớc tiến khá dài, thoả mãn một phần yêu cầu của khách du lịch tuy nhiên vẫn còn ở mức độ thấp so với sự phát triển của các nƣớc trong khu vực. Đến nay cả nƣớc có khoảng 6,7 triệu máy điện thoại trong cả nƣớc, bình quân 7 máy/100 dân. Điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay đã đƣợc phủ sóng hầu hết các tỉnh trong cả nƣớc. Bên cạnh dịch vụ điện thoại, những phƣơng tiện thông tin liên lạc hiện đại nhƣ máy fax, liên lạc thông qua mạng internet, thƣ điện tử...liên tục phát triển và ngày càng hiện đại. Đây là những tín hiệu đáng mừng về hệ thống thông tin liên lạc tại Việt Nam. Tuy nhiên chất lƣợng và chi phí sử dụng hệ thống thông tin liên lạc vẫn còn là một vấn đề đáng bàn. Sóng điện thoại ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội nhiều khi vẫn còn yếu khiến cho nhiều cuộc điện thoại di động không thực hiện đƣợc. Giá cả dịch vụ viễn thông thì vẫn còn cao hơn nhiều so với các nƣớc khác trong khu vực. Trong thời gian tới, chúng ta cần đầu tƣ nhiều hơn nữa để nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin liên lạc và hạ giá thành sử dụng sao cho phù hợp với mặt bằng chung của các nƣớc trong khu vực.

3.1.2.5. Hệ thống cung cấp điện nước

Hệ thống cung cấp điện ở Việt Nam không ổn định, và cũng không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nguồn nƣớc khai thác chủ yếu là nƣớc mặn nên đa số vùng nƣớc ven biển đều đã bị nhiễm mặn. Tiêu chuẩn ở các đô thị lớn mới đạt bình quân 70-90 lít/ngày/ngƣời và phạm vi cấp mới chỉ khoảng 40%-50% thị dân. Trong khi đó mức tiêu thụ của một khách du lịch là

230 lít nƣớc/ngày. Trong số 463 đô thị có số dân trên 50.000 ngƣời mới có 100 đô thị có hệ thống cấp nƣớc phục vụ khoảng 6 triệu dân (47% dân số đô thị). Số ngƣời còn lại buộc phải dùng nƣớc trong các giếng khoan, nƣớc mƣa hoặc nƣớc giếng. Những khó khăn của việc cấp nƣớc này chủ yếu là do hệ thống nƣớc ngầm ít, trang thiết bị khai thác chƣa hiện đại. Nhìn chung, việc cung cấp điện và nƣớc sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất tại những thành phố lớn gặp rất nhiều khố khăn. Tuy đã có những bƣớc phát triển song đây vẫn là một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng.

3.1.2.6. Các cơ sở vui chơi giải trí

Bên cạnh những dịch vụ, thông tin liên lạc... hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí là một phần không thể thiếu đƣợc trong kinh doanh du lịch. Đây là một hình thức nhằm làm cho khách du lịch sử dụng hết thời gian rỗi trong ngày, tăng cƣờng sức khỏe sau những công việc căng thẳng và cũng là một nguồn thu ngoại tệ lớn. Các hình thức vui chơi giải trí rất đa dạng, khó có thể liệt kê các chủng loại: các hình thức vui chơi giải trí trên mặt nƣớc, trong lòng biển, trên không, và trên mặt đất. Tuy nhiên, các hình thức vui chơi giải trí chỉ đáp ứng đƣợc một phần rất nhỏ nhu cầu tiêu dùng các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí của du khách.

Nhƣ vậy, đây vẫn là một điểm yếu kém của ngành du lịch Việt Nam. Ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh với các khu vui chơi giải trí nhƣ công viên Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên còn có khu du lịch Đại Nam của tỉnh Bình Dƣơng là những khu vui chơi giải trí lớn, thu hút đƣợc nhiều khách du lịch thì các điểm trong khu vui chơi giải trí trong những khu du lịch còn thiếu và đơn điệu. Ở một số điểm, các khu vui chơi giải trí tập trung ngay trong khách sạn vì vậy hạn chế thời gian lƣu trú của khách cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh du lịch. Các vũ trƣờng tuy phát triển ở nhiều nơi song do vé vào cửa còn quá cao,

chỉ đáp ứng nhu cầu cho một phần thanh thiếu niên và những khách du lịch trẻ tuổi.

Các hình thức vui chơi giải trí khác nhau mang tính chất đại chúng hầu nhƣ không có. Các cơ sở dịch vụ xông hơi, massage... đã có ở nhiều nơi nhƣng chất lƣợng chƣa bảo đảm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của du khách.

Việc xây dựng, đầu tƣ vào những khu vui chơi giải trí lớn là điều cần thiết. Nó góp phần quan trọng trong việc thu hút khách đến, kéo dài thời gian lƣu trú của khách, tăng thêm thu nhập cho ngành du lịch nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch ở Việt Nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)