3.1. Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch và nhu cầu thu hút FDI trong
3.1.1. Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch
3.1.1.1. Về tài nguyên du lịch
Có thể nhận định, Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và khá hấp dẫn. Với diện tích phần đất liền của Việt Nam trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến bắc- nam với ¾ đồi núi, địa hình, khí hậu đa dạng tạo nên diện mạo hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú thể hiện qua những danh lam thắng cảnh nhƣ Hạ Long, Sapa, Phong Nha- Kẻ Bàng, Vân Phong… là những kỳ quan của thời đại có sức hút du lịch mạnh mẽ. Có thể nói, Việt Nam đƣợc xếp vào danh mục các quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, giàu tài nguyên thiên nhiên là điều kiện tốt để phát triển du lịch.
Việt Nam là quốc gia có bờ biển đứng thứ 27 trong 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nƣớc ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Đƣờng bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260 km với 125 bãi biển có các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghĩ dƣỡng, tắm biển và vui chơi giải trí, trong đó có nhiều bãi biển hấp dẫn nhƣ Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Phan Thiết, Long Hải, Vũng Tàu,… Đặc điểm hình thái địa hình vùng ven biển tạo ra nhiều vịnh đẹp có tiềm năng phát triển du lịch lớn nhƣ vịnh Hạ Long, vịnh Văn Phong, vịnh Cam Ranh,… Trong đó, vịnh Hạ Long đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Trong tổng số hơn 2.700 đảo lớn nhỏ ven bờ, nhiều đảo nhƣ Cái Bầu, Cát Bà, Tuần Châu, Côn Đảo, Phú Quốc,... với các hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp, là nơi có điều kiện hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn.
Với khoảng 50.000 km2 địa hình karst, Việt Nam đƣợc xem là nƣớc có tiềm năng du lịch hang động, thác, ghềnh to lớn, trong đó có hơn 200 hang động đã đƣợc phát hiện, điểm hình là động Phong Nha với chiều dài gần 8 km, đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Với trên 4000 năm lịch sử và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh sống trải dài từ bắc chí nam; nền văn hóa lúa nƣớc với bản sắc đậm đà thể hiện qua lối sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là các di sản Văn hóa nhƣ Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Cồng chiêng Tây Nguyên, Đền tháp Mỹ Sơn… là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn.
3.1.1.2. Tình hình phát triển du lịch nói chung
Trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, số lƣợng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam tăng trƣởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS 2003( -8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009( - 11%). Nếu lấy dấu mốc lần đầu tiên phát động Năm du lịch Việt Nam 1990 (khởi đầu thời kỳ đổi mới) với 250.000 lƣợt khách quốc tế thì đến nay với 7,57 triệu lƣợt năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trên 30 lần trong 23 năm và tăng gấp 2 lần sau 4 năm phục hồi khủng hoảng năm 2009. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua, từ 1 triệu lƣợt năm 1990 đến 2013 đạt con số 35 triệu lƣợt. Sự tăng trƣởng không ngừng về khách đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực.
Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng tăng lên. Từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á, 1,7% thị phần khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng và 0,2% thị phần toàn cầu vào năm 1995 đến 2013 Du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% thị phần khu vực ASEAN; 2,4% khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng và 0,68% thị phần toàn cầu. Vị trí của Du lịch Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể trên bản đồ du lịch
thế giới. Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút mạnh dòng khách du lịch.
Trong cơ cấu thị trƣờng nguồn của du lịch Việt Nam, 72% đến từ khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng, tiếp theo là Châu Âu (14%) và Bắc Mỹ (7%) . Các thị trƣờng nguồn lớn nhất của Việt Nam thuộc các nƣớc có GDP lớn nhất thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga), thuộc các nƣớc có dân số lớn nhất thế giới( Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản), thuộc các nƣớc có tổng chi tiêu du lịch ra nƣớc ngoài nhiều nhất thế giới (Trung Quốc, Đức, Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Nhật, Úc). Cơ cấu nguồn khách trên cho thấy điểm đến du lịch Việt Nam đã đƣợc các thị trƣờng lớn quan tâm và đang trong quá trình tìm chỗ đứng và khẳng định vị trí tại các thị trƣờng quan trọng này.
Sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế nƣớc ta giai đoạn vừa qua rất đáng khích lệ. Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2013 đạt 200 nghìn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 9,7 tỷ USD), chiếm khoảng 6% GDP. Tăng trƣởng về tổng thu từ du lịch nhanh hơn tăng trƣởng về số lƣợng khách, tăng trung bình hơn 2 con số (đạt bình quân 18,7%/ năm ).
Theo tính toán của tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và hội đồng Lữ hành Du lịch Thế Giới( WTTC) tiếp cận theo tài khoản vệ tinh du lịch thì năm 2012 tổng thể ngành du lịch Việt Nam đóng góp vào nền kinh tế 12 tỷ USD chiếm khoảng 9,4% GDP gồm: đóng góp trực tiếp, đóng góp gián tiếp và đóng góp phát sinh (bao gồm cả đầu tƣ và chi tiêu của Chính phủ cho du lịch; khấu trừ nhập khẩu và du lịch ra nƣớc ngoài). Hoạt động kinh tế du lịch trực tiếp đƣợc tính đến qua việc cung cấp dịch vụ ăn, ở, đi lại, tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng,.. trực tiếp phục vụ khách du lịch. Các hoạt động kinh tế gián tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng đƣợc tính toán trong đóng góp của du lịch trong nền kinh tế. Ở khía cạnh này, ngành du lịch liên quan và có hiệu ứng lan tỏa đến tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân.
Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của ngành du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nƣớc, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ “ xuất khẩu”, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận tải, bƣu chính viễn thông và dịch vụ tài chính. So sánh với xuất khẩu hàng hóa, doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu dầu thô, dệt may, giầy dép và thủy sản. Thêm nữa, với tƣ cách là hoạt động “ Xuất khẩu tại chỗ”, du lịch lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội mà hiện nay chƣa tính toán hết đƣợc. Kim ngạch xuất khẩu du lịch đạt 5.620 triệu USD năm 2011 tăng trƣởng 26,3% so vớ 2010.
Sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các khu du lịch, tổ hợp dịch vụ đã hình thành và khẳng định quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ của ngành du lịch. Đặc biệt là vai trò của các doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp cổ phần và liên doanh đã tạo ra sức năng động của ngành du lịch. Đặc biệt là vai trò của các doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp cổ phần và liên doanh đã tạo ra sức năng động của ngành du lịch.
Bảng 3.1: Khách nội địa Việt Nam từ năm 2007 đến 2013
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Khách nội địa (nghìn lƣợt khách) 19.200 20.500 25.000 28.000 30.000 32.500 35.000 Tốc độ tăng trƣởng (%) 9,7 6,8 22 12 7,1 8,3 7,7 (Nguồn: Tổng cục du lịch)
Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trƣởng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhƣng chƣa ổn định, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng( 7.874.312 lƣợt năm 2014, tăng 4% so với năm 2013); tỷ trọng khách du lịch
thuần túy chi trả cao và nghỉ dƣỡng dài ngày còn thấp. Khách du lịch nội địa tăng lên nhanh chóng (35 triệu lƣợt năm 2013); khách du lịch ra nƣớc ngoài đang có xu hƣớng tăng trƣởng rõ rệt. Thu nhập du lịch ngành càng cao (200 nghìn tỷ đồng năm 2013, tăng 25% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô phát triển thì thu nhập du lịch chƣa cân xứng, thể hiện hiệu quả kinh doanh thấp, hàm lƣợng giá trị gia tăng còn thấp (5,40% GDP năm 2013).
Bảng 3. 2: Tổng thu từ khách du lịch từ năm 2007 đến năm 2013.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) 56 60 68 96 130 160 200 Tốc độ tăng trƣởng (%) 9,8 7,1 13,3 41,2 35,4 23,1 25 (Nguồn: Tổng cục du lịch)
Về đầu tƣ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng đã đƣợc cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đƣờng không, thủy, bộ,… liên tục đƣợc đầu tƣ mở rộng, nâng cấp; hệ thống hạ tầng năng lƣợng, thông tin, viễn thông và hạ tầng kinh tế- xã hội khác đổi mới căn bản, phục vụ đắc lực cho du lịch tăng trƣởng. Đến nay cả nƣớc có 8 cảng hàng không quốc tế, trong đó sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất với công suất sử dụng cao; hệ thống cảng biển nhà ga, bến xe đang từng bƣớc cải thiện nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch.